Tư liệu lịch sử về Từ Thứ – cao nhân Tam Quốc tu luyện đắc Đạo

Tư liệu lịch sử về Từ Thứ - cao nhân Tam Quốc tu luyện đắc Đạo
Lúc này, mọi người nhìn thấy một Tiên nhân phi thăng lên không trung. (Tranh Hạ Quỳnh Phần – Epoch Times)

Lúc này, mọi người nhìn thấy một Tiên nhân phi thăng lên không trung và nói với mọi người trong núi rằng: “Ta chính là Từ Thứ thời Tam Quốc, sau khi ẩn cư đã tu luyện hơn 1000 năm. Hôm nay viên mãn rồi, bạch nhật phi thăng rồi. Mọi người hãy truyền tin rộng rãi, để thế nhân đều biết Thần tích này”.

Thời kỳ Tam Quốc, có một mưu sĩ tên là Từ Thứ, tự Nguyên Trực. Ông vốn tên là Từ Phúc, thuở trẻ là người trượng nghĩa, báo thù cho người khác, nên bị bắt. Sau khi được cứu, ông đổi tên thành Từ Thứ. Có lẽ trải qua kiếp nạn sinh tử, Từ Từ từ đó bái sư cầu Đạo, và qua lại thân thiết với các Đạo hữu như Gia Cát Lượng.

Khi Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã, Từ Thứ đến đầu quân, và tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị, ca ngợi tài trí của Gia Cát Lượng cao gấp 10 lần ông, hy vọng Lưu Bị đích thân đi mời Gia Cát Lượng xuất sơn phò tà, thì bá nghiệp sẽ thành. Vì thế mới có câu chuyện Lưu Bị “Tam cố mau lư” mời Gia Cát Lượng xuất sơn.

Khi Từ Thứ đi xuống phương Nam, thì mẫu thân ông bị Tào Tháo bắt được. Để cứu mẹ, Từ Thứ bất đắc dĩ từ biệt Lưu Bị, gia nhập đội quân Tào Tháo. Sau này sự việc này được gia công nghệ thuật thành “Từ Thứ đến trại Tào, không nói một lời”.

Từ Thứ cũng trở thành mẫu mực của hiếu tử, được mọi người ca ngợi. Thời Ngụy Văn Đế Tào Phi, Từ Thứ làm quan đến chức Hữu Trung lang tướng, Ngự sử Trung thừa. Sau đó ông về quy ẩn, đi vân du.

tu luyện đắc Đạo
Chân dung Từ Thứ do người đời Thanh vẽ. (Miền công cộng)

Tương truyền, Từ Thứ từng ẩn cư ở Giao Nam. Ở đỉnh núi Mạo Tử, núi Đại Châu ở địa phương đã từng xây dựng miếu Từ Thứ. Cùng với sự đổi thay của lịch sử, dần dần bắt đầu xuất hiện truyền thuyết Từ Thứ tu Đạo thành Tiên, vân du tứ phương triển hiện Thần tích.

Trong các bút ký của các văn nhân cổ đại đều có ghi chép, truyền thuyết dân gian thì còn nhiều hơn nữa. Dưới đây là trích hai ghi chép trong những năm Khang Hy.

Năm Khang Hy thứ 12 (năm 1673), Ngô Tam Quế phản bội nhà Thanh, loạn Tam Phiên nổ ra. Năm sau, hàng tướng triều Minh là Vương Phụ Thần thừa cơ phản bội triều đình nhà Thanh, bày tỏ muốn theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh.

Năm Khang Hy thứ 14, Khang Hy phái người đến nói với Vương Phụ Thần rằng: “Hy vọng Vương Phủ Thần lầm đường biết quay trở lại, triều đình nhất định không truy cứu tội lỗi cũ”.

Đáng tiếc là Vương Phụ Thần lòng sắt đá, quyết tâm tiếp tục làm phản.

Năm Khang Hy thứ 15, Khang Hy chính thức bổ nhiệm Đồ Hải làm Phủ viễn Đại tướng quân, dẫn quân cấp tốc đến Thiểm Tây chinh phạt quân phản loạn Vương Phủ Thần.

Câu chuyện xảy ra trên đường Đại tướng quân Đồ Hải dẫn quân đi chinh phạt.

Một ngày nọ, đội quân của Đồ Hải gặp phải gió lớn và mưa to sấm sét, trong quân đội có một binh sĩ là tên là Vu Anh, bị rớt đội hình và lạc đường. Một mình Vu Anh ở trong thung lũng, cưỡi ngựa chạy loạn lên, lòng vòng tứ phía, nhưng vẫn không tìm thấy đường ra. Đến đêm khuya, Vu Anh thầm nghĩ: “Đêm nay không ra khỏi khu núi rừng này được rồi, đành đợi sáng mai vậy”. Thế là anh xuống ngựa, dựa gốc cây đại thụ nghỉ ngơi.

Một lát sau, Vu Anh thấy một chiếc đèn lồng đỏ, chiếc đèn lồng này chậm rã tiến gần đến chỗ anh. Vu Anh nhìn kỹ, thì ra là một lão ông có bộ râu trắng, lông mày trắng, tay cầm chiếc đèn lồng đang bước tới. Dung mạo lão ông giống như những ông lão trường thọ trong các bức tranh cổ, y phục mũ mão đều là kiểu dáng cổ xưa của triều đại trước, không giống với người triều Thanh cạo tóc mặc y phục đơn giản.

Lão ông hòa nhã hỏi Vu Anh: “Anh bị lạc đường à?”

Vu Anh nói: “Vâng, xin cụ chỉ đường cho con”.

Lão ông nói: “Núi này rất hoang vắng, mãnh thú hổ báo rất nhiều. Từ đây đến đường lớn còn năm, sáu mươi dặm nữa. Hãy mau đi theo ta, ta dẫn anh đến đường lớn”.

Thế là lão ông đi trước dẫn đường, Vu Anh cưỡi ngựa theo sau. Lão ông đi như bay, đi xuyên qua núi rừng, bãi đá, bụi cỏ giữa đêm, tốc độ rất nhanh, Vu Anh cưỡi ngựa khó khăn lắm mới theo kịp.

Đi rất lâu mới đến một nơi rộng rãi bằng phẳng. Lúc này, lão ông dừng chân, đưa đèn lồng cho Vu Anh, chỉ tay và nói: “Phía trước chính là đường lớn”.

Vu Anh nhìn chiếc đèn lồng đỏ, chất liệu nửa lụa nửa giấy, nhưng bên trong lại không có nến. Cả chiếc đèn lồng đỏ từ trong ra ngoài là một thể đồng nhất, trong suốt, sáng rực, hiện ra màu đỏ như pha lê. Nó vừa đỏ vừa tròn lại vừa sáng, không biết là vật gì.

Trong tâm Vu Anh cảm thấy rất kỳ lạ, biết là đã gặp được Thần nhân rồi, liền cung kính tạ ơn, và hỏi họ tên lão ông. Lão ông cười và nói: “Ta là Từ Thứ thời Tam Quốc”.

Vu Anh nghe xong thì kinh ngạc vô cùng, đang định quỳ xuống bái tạ thì lão ông đã biến mất rồi.

Theo hướng lão ông chỉ, Vu Anh cưỡi ngựa đi vài dặm đường, quả nhiên là đến đường lớn. Lúc này phương đông đã dần sáng, mặt trời bắt đầu nhô lên, chiếc đèn lồng đỏ trong tay anh cũng đã tắt rồi. Nhìn kỹ, Vu Anh thấy chiếc đèn lồng đã biến thành một quả hồng hạnh to bằng cái bát.

Đi theo đường lớn, Vu Anh đã tìm lại được đội hình. Vu Anh kể lại chi tiết chuyện lạ mà anh đã gặp. Mọi người nói, bây giờ đang là đông hàn, không thể nào có quả hạnh được, hơn nữa lại lớn như thế này. Mọi người đều cho rằng, Vu Anh thực sự đã gặp Từ Thứ – người ẩn cư tu hành thành Tiên.

Nhân tiện nói một chút về kết cục của Vương Phụ Thần. Đại quân dẹp loạn của Đồ Hải đến, Vương Phủ Thần địch không nổi, không có đường chạy thoát thân, đành phải một lần nữa đầu hàng.

Hoàng đế Khang Hy khoan hồng đại lượng đã bổ nhiệm Vương Phụ Thần làm Đề đốc Bình Lương, và gia phong làm Thái tử Thái phó để vỗ về. Nhưng Vương Phụ Thần vẫn cứ lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, nghi ngại mình phản loạn thì tội trạng quá lớn, sự khoan dung từ bi của Khang Hy là giả, là dấu hiệu sau này thanh toán. Thế là Vương Phụ Thần uống rượu độc tự tử.

Khang Hy nghe tin Vương Phụ Thần chết, im lặng trầm ngâm rất lâu. Sau này, Khang Hy cũng không tiêu diệt người nhà và thuộc hạ của Vương Phụ Thần, thực sự là Thanh Thánh Tổ vô lượng từ bi.

Ngoài ra, theo ghi chép trong “Kiến văn tùy bút”, năm Khang Hy thứ 35 (năm 1696), trong núi Ngũ Chỉ ở Quảng Đông, vào ngày nọ xuất hiện Tiên hạc, tường vân, hơn nữa “hương khí bao quanh”. Lúc này, mọi người nhìn thấy một Tiên nhân phi thăng lên không trung và nói với mọi người trong núi rằng: “Ta chính là Từ Thứ thời Tam Quốc, sau khi ẩn cư đã tu luyện hơn 1000 năm. Hôm nay viên mãn rồi, bạch nhật phi thăng rồi. Mọi người hãy truyền tin rộng rãi, để thế nhân đều biết Thần tích này”.

Câu chuyện: Tu luyện đắc Đạo.

(Nguồn: “Nhĩ thực lục nhị thiên”, “Kiến văn tùy bút”)

Đức Huệ – Epoch Times (chuyển tải từ zhengjian)
Trung Hòa biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x