[Chanhkien.org]
(2) Định hải thần châm
Sau khi đánh bại Hỗn Thế Ma Vương, Thạch Hầu (khỉ đá, hay Tôn Ngộ Không) hưởng những ngày vui vẻ khoái lạc tại Hoa Quả Sơn, có điều Thạch Hầu căn cơ rất cao, phát hiện thấy đao thương dùng không tốt, vì vậy đã tới Long Cung kiếm “định hải thần châm” (gậy Như Ý).
Định hải thần châm này không phải là tầm thường, trước hết hãy giải thích về chữ “định”. Người tu luyện Phật gia và Đạo gia, đều nhấn mạnh vào chữ “định”. Gọi là “định năng sinh huệ”, hay là “từ định có thể sinh huệ”. Kỳ thực, chúng ta ngày nay thường dùng cụm từ “nhất định”, “nhất định có thể…” trong đời sống hàng ngày, nguyên do là vì người tu luyện thì phải có thể nhập định. Đao thương thì cũng tương tự như công phu ngoại gia, không thể giải quyết vấn đề căn bản.
Thạch Hầu kiếm báu vật ở Long Cung, thực ra là giải quyết vấn đề căn bản về mặt phương pháp, kết quả tìm được Pháp bảo là “định”. Trong tĩnh công của khí công, thì chính là đả tọa, nhập định, “định hải thần châm” này sau là vũ khí chủ yếu để hàng yêu phục ma, cũng chính là lấy “định” để ức chế các chủng can nhiễu trong tu luyện.
Rèn luyện thể dục hiện nay, là rèn luyện trong vận động, khí chạy dưới da, chỉ có thể đạt được cường tráng ở bề mặt, mà không thể giải quyết vấn đề căn bản của người ta. Khí công là tu luyện trong tĩnh, khí nhập đan điền, chỉ có vậy mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Những kỳ tích như “trường sinh bất lão”, “cải lão hoàn đồng”, đều là thông qua “tĩnh” mà sản sinh ra vậy.
Nhân đây lại nói, khi bàn về Thần, Phật, người ta cần phải có tâm kính trọng. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính trọng đối với chư Phật. Tuy nhiên hiện tại có xu hướng cũng giống như thời Mao, chính là con đường nhầm lẫn, phỉ báng Phật, phỉ báng Đạo.
Không sợ Thần, cũng không tin nhân quả luân báo, dám làm điều xấu. Phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự kính trọng tối đa.
Đúng vậy, hiện tại có người coi Thần cũng đồng như người, viện lý do “nhân tính hóa, hiện thực hóa”. Cũng giống như thời Mao, vậy thì nói gì đến kính Thần đây? Thần có thể nào giống như người không? Thần là cao hơn hẳn nhân tính, nếu không thì chính là phỉ báng Thần. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ đó.
Nếu như Thần là cao hơn hẳn người như vậy, thì có dùng quan niệm con người nào đi nữa cũng đều không thể tưởng tượng ra Thần được. Phật Pháp ở cao tầng thì con người không dễ lý giải và tiếp thu, con người ta chỉ dễ dàng tiếp thu đạo lý ở tầng thấp mà thôi.
Ôm giữ nhận thức sai lầm mà bái Phật, thì Phật có thể trông nom người đó không? Đây thực ra là sự việc hết sức nghiêm túc. Nhìn thấy rất nhiều người như vậy đến chùa thắp hương bái Phật, tôi cảm thấy họ thực sự đáng thương, thực ra chính họ cũng không biết là mình đang làm gì nữa.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/17/47798.html
Ngày đăng: 09-12-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
Nguồn: Chánh Kiến
Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Cáo tinh giả mạo Bồ Tát, cuối cùng bị diệt
- Khám phá “Tây Du Ký” (1): Thạch Hầu
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!