Cuộc đối thoại giữa hai nhà sư

Cuộc đối thoại giữa hai nhà sư
Bức tranh “Tinh Loan Tiêu Tự Đồ” của danh họa Lý Thành. Tranh cuộn treo được vẽ bằng mực trên lụa, với kích thước 44×22 inch (khoảng 111 cm x 55 cm). Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, thành phố Kansas, tiểu bang Missouri. (Ảnh: Tài sản công)

“Trong ngôi chùa nhỏ bé này chỉ có hai nhà sư — là con và sư phụ,” một tiểu hòa thượng bộc bạch với một vị lão hòa thượng. “Mỗi lần xuống núi khất thực và hóa duyên, con lại bị người ta nói lời ác ý sau lưng,” tiểu hòa thượng buồn bã nói tiếp. “Họ bảo con là đồ hòa thượng đến từ chùa hoang vu.”

Tiểu hòa thượng ngồi trong ngôi chùa nhỏ cũ nát trong lòng đầy nghi hoặc hỏi lão hòa thượng: “Khách hành hương đến viếng thăm chùa thậm chí còn không để lại cho chúng ta đủ tiền hương khói. Thưa sư phụ, vậy làm thế nào để ngôi chùa của chúng ta trở thành một đại tự, với những hồi chuông ngân không ngớt như thầy đã từng nói ạ?”

Vị lão hòa thượng trầm ngâm lắng nghe với đôi mắt nhắm khẽ, nhưng không nói lời nào, còn tiểu hòa thượng ngồi cạnh vẫn huyên thuyên không ngớt. Rốt cuộc, lão hòa thượng cũng khẽ mở mắt và cất lời hỏi: “Ngoài trời gió đông bắc đang thổi mạnh, còn có cả tuyết rơi, tiết trời giá buốt. Con có cảm thấy lạnh không?”

“Thưa sư phụ, chân con đã lạnh và tê cóng cả rồi,” tiểu hòa thượng run rẩy trả lời. Tối hôm đó, lão hòa thượng đề nghị hai thầy trò đi nghỉ sớm.

Sau khi nằm được một lúc, lão hòa thượng hỏi: “Bây giờ con thấy ấm chưa?”

“Thưa, có ạ. Con thấy ấm áp như đang nằm dưới ánh mặt trời vậy,” cậu trả lời.

“Chiếc chăn bông trên giường kia luôn lạnh, nhưng nếu có người đắp vào, nó sẽ trở nên ấm áp,” lão hòa thượng nói. “Con hãy ngẫm xem: Là chiếc chăn giúp con thấy ấm, hay là do con làm cho chiếc chăn trở nên ấm áp đây?”

“Làm sao chiếc chăn này có thể mang hơi ấm cho ta được ạ?” tiểu hòa thượng nói. “Rõ ràng là chúng ta đã truyền hơi ấm vào trong chiếc chăn này chứ ạ.”

“Nếu chiếc chăn này không mang lại sự ấm áp, mà trái lại chúng ta phải làm cho chăn ấm lên, vậy thì tại sao ngay từ đầu chúng ta lại cần đến chăn bông nhỉ?” lão hòa thượng lại hỏi tiếp vị tiểu đệ tử.

Sau một hồi ngẫm nghĩ, tiểu hòa thượng thốt lên: “Thưa sư phụ, chiếc chăn này không thể mang lại sự ấm áp cho chúng ta, nhưng lại có thể giữ ấm cho chúng ta ạ!”

Cuộc đối thoại giữa hai nhà sư
Bức tranh “Tinh Loan Tiêu Tự Đồ” của danh họa Lý Thành. Tranh cuộn treo được vẽ bằng mực trên lụa, với kích thước 44×22 inch (khoảng 111 cm x 55 cm). Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, thành phố Kansas, tiểu bang Missouri. (Ảnh: Tài sản công)

Nghe vậy, lão hòa thượng mỉm cười và hỏi tiểu đệ tử của mình: “Vậy những hòa thượng tụng kinh mỗi ngày như chúng ta chẳng phải giống như người nằm trong chiếc chăn dày, còn chúng sinh thì giống như chiếc chăn phải không con?”

“Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chúng ta có thể sưởi ấm những chiếc chăn lạnh giá kia. Khi đó, tất cả chúng sinh, tựa như chiếc chăn bông dày này, cũng sẽ biết giữ ấm cho chúng ta,” vị lão hòa thượng thuyết giảng. “Chúng ta được bao bọc trong chiếc chăn bông như vậy chẳng phải sẽ rất ấm áp sao con? Vậy thì ngôi chùa lớn với những tiếng chuông vang không ngớt vẫn chỉ là giấc mơ thôi sao con?”

Tiểu hòa thượng giật mình tỉnh ngộ. Từ đó về sau, sáng nào cậu cũng xuống núi sớm để đi khất thực hóa duyên. Dù cậu vẫn gặp phải những người nói lời ác ý, nhưng tiểu hòa thượng đối đãi với họ bằng một tâm thái tường hòa, thản đãng.

Mười năm sau, ngôi chùa Bồ Đề của họ đã trở thành một ngôi đại tự, với rất nhiều nhà sư và khách hành hương đến thắp hương lễ bái. Chuông chùa Bồ Đề ngân vang liên hồi. Khi ấy, vị tiểu hòa thượng năm nào nay đã trở thành trụ trì của ngôi chùa.

Thục Nhã biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x