Tam Tự Kinh: Đọc sách luận bút (1)

Tam Tự Kinh - tập 1 - Nhân chi sơ, tính bản thiện
Tam Tự Kinh – tập 1 – Nhân chi sơ, tính bản thiện

Giới thiệu về Tam Tự Kinh

《Tam Tự Kinh》được đặt ở vị trí cao là kinh thư.

《Tam Tự Kinh》 là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng đã được dùng làm sách giáo khoa trong trường tư thục từ thời nhà Tống, tương đương với sách giáo khoa tiểu học ngày nay, do đại Nho gia Tống triều Vương Ứng Lân tiên sinh soạn. Điều thần kỳ nhất là nó đem nội hàm căn bản của Nho học và văn học, lịch sử, triết học, thiên văn địa lý cô đọng tại đây, như một phiên bản thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được cổ nhân tôn sùng là “kinh” thư. Kinh, là đạo lý bất biến. Đó là khuôn mẫu mà cổ nhân cho rằng đáng để tất cả mọi người noi theo và học tập.

Có một vị sinh viên đại học khoa văn học Trung Quốc đã tò mò mở ra đọc, anh đọc không dừng, chấn động trước sự bác đại tinh thâm, hận gặp quá muộn, mãi thở dài: Nếu tiểu học sinh thời cổ đại đất nước tôi có thể đạt đến mức độ tư tưởng sâu sắc và học thức rộng thế này, khởi điểm thực sự là quá cao. Anh ta chấn động sâu sắc, hối hận vì biết được quá muộn, đã uổng phí thời thanh xuân, anh quyết tâm nghiên cứu học tập quốc học.

Có rất nhiều tác phẩm kinh điển cổ đại Trung Quốc, 《Tam Tự Kinh》 có thể nói là một quyển sách rõ ràng và dễ hiểu nhất, một số học giả so sánh nó với sách 《Luận Ngữ》 (tác phẩm đầu tiên trong tứ thư ngũ kinh, là sách kinh điển chính của Nho gia ghi lại lời nói và việc làm của Khổng Tử và các đệ tử của ông). Văn từ tinh giản, ba chữ một câu, lưu loát sáng sủa, vô cùng hấp dẫn, có thể nhanh chóng khai sáng tâm trí, dẫn dắt mọi người vào con đường đúng đắn, khiến cho người ta ấp ủ chí lớn. Đọc thuộc lòng 《Tam Tự Kinh》, tương đương với việc mở ra cánh cửa lớn học tập truyền thống Trung Quốc, hiểu được lịch sử mấy nghìn năm, còn hiểu được đạo lý làm người. Vì vậy, 《Tam Tự Kinh》 được lưu truyền rộng rãi và trường tồn, cho đến hiện tại vẫn luôn là cuốn sách giáo khoa được chọn lựa đầu tiên cho việc giáo dục và khai sáng trẻ em.

Để trẻ em ngày nay được dạy dỗ bởi nền văn hóa chính thống, và sửa chữa những luận điệu xuyên tạc và sai lầm lâu nay về Nho học, để chúng ta – những người đã quên truyền thống Trung Quốc có thể nhanh chóng và dễ dàng lĩnh ngộ được những điểm cơ bản nhất của Nho học, thụ ích trí tuệ của tổ tiên, bắt đầu từ kỳ này, chúng ta hãy quay ngược thời gian trở lại ngôi trường tư thục truyền thống, với tâm trạng thư thái nhẹ nhàng, vừa đọc vừa lĩnh ngộ việc các nhà đại Nho học ngày trước dùng tâm trạng gì để giáo dục con cái, mục đích ở đâu, có ảnh hưởng ra sao đối với cuộc sống của chúng ta, tại sao giáo dục Nho gia lại coi trọng làm người, tại sao coi trọng học vấn như thế, rốt cuộc học vấn này là chỉ điều gì? Sau khi xem hết 《Tam Tự Kinh》, mọi thứ sẽ được minh bạch. Cũng nên biết rằng, nhiều vấn đề đau đầu trong giáo dục hiện đại bắt nguồn từ sự đảo lộn vị trí giữa giáo dục đạo đức (đức dục) và giáo dục trí thức (trí dục).

Phần dưới sẽ để chúng ta vừa đọc vừa thảo luận. Có thể đọc xong ai cũng cảm thán, hóa ra những điều Nho gia nói đều là về cuộc sống của chúng ta, và đều là điều chúng ta cần nhất, không hề khó chút nào, nếu hiểu rõ rồi thì sẽ không gặp phải những tranh chấp này nọ, không biết cách giải quyết làm sao, cũng không đến mức có một thân tài trí lại buồn bực thất vọng, cuộc đời không tìm được phương hướng.

Bài 1

Tam Tự Kinh - tập 1
Tam Tự Kinh – bài 1

Nguyên văn

人之(1)初(2),性(3)本(4)善(5),
性相(6)近(7),習(8)相遠(9)。
苟(10)不教(11),性乃(12)遷(13),
教之道(14),貴(15)以專(16)。

Bính âm:

人(rén)        之(zhī)           初 (chū),  性(xìng)     本(běn)      善(shàn),
性(xìng)      相(xiāng)       近(jìn),     習(xí)         相(xiāng)    遠(yuǎn)。
苟(gǒu)       不(bú)            教(jiào),   性(xìng)     乃(nǎi)       遷(qiān),
教(jiào)       之(zhī)           道(dào),   貴(guì)       以(yǐ)          專(zhuān)。

Chú âm

人(ㄖㄣˊ)             之(ㄓ)                初(ㄔㄨ),
性(ㄒ一ㄥˋ)         本(ㄅㄣˇ)           善(ㄕㄢˋ),
性(ㄒ一ㄥˋ)         相(ㄒ一ㄤ)        近(ㄐ一ㄣˋ),
習(ㄒ一ˊ)             相(ㄒ一ㄤ)        遠(ㄩㄢˇ)。
苟(ㄍㄡˇ)             不(ㄅㄨˊ)           教(ㄐ一ㄠˋ),
性(ㄒ一ㄥˋ)         乃(ㄋㄞˇ)           遷(ㄑ一ㄢ),
教(ㄐ一ㄠˋ)         之(ㄓ)                道(ㄉㄠˋ),
貴(ㄍㄨㄟˋ)         以(一ˇ)               專(ㄓㄨㄢ)。

Âm Hán Việt

Nhân chi sơ, Tính bản thiện,
Tính tương cận, Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên,
Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên.

Tạm dịch

Người mới sinh ra, bản tính thiện lương,
Tính vốn giống nhau, thói quen dần khác.
Nếu chẳng giáo dục, bản tính sẽ đổi,
Đường lối giáo dục, quý ở chuyên tâm.

Từ vựng

(1)Chi (之):từ dùng để chỉ một quan hệ sở hữu hoặc cái toàn bộ   bao hàm một phần (chỉ đến từ đằng trước)
(2)Sơ (初):lúc đầu, sơ sinh
(3)Tính (性):bản tính, thiên tính
(4)Bản (本):gốc, nguồn gốc, ban đầu
(5)Thiện (善):thiện lương, tốt lành
(6)Tương (相):tương đương
(7)Cận (近):gần
(8)Tập (習):chim đập cánh nhiều lần học bay, học tập, tập quán hậu thiên.
(9)Viễn ( 遠):xa, khác nhau xa, sai khác lớn
(10)Cẩu (苟):nếu như, nếu mà, cẩu thả, ẩu, tùy tiện
(11)Giáo (教):giáo đạo, truyền thụ, dạy dỗ, chỉ bảo
(12)Nãi (乃):có thể, sẽ
(13)Thiên (遷):biến đổi
(14)Đạo (道):con đường, phương pháp, đạo
(15)Quí (貴):chú trọng, coi trọng
(16)Chuyên (專):tập trung, chuyên tâm, chuyên cần

Diễn giải tham khảo

Con người sau khi sinh ra, bản tính đều là thiện lương. Bản tính thiện lương, đại thể đều rất giống nhau, không có khác nhiều. Đến khi lớn lên, vì hoàn cảnh riêng khác nhau, những gì học tập cũng khác nhau; tại hoàn cảnh con người tốt thì sẽ thành tốt, tại hoàn cảnh con người không tốt sẽ dễ dàng học cái xấu, thế là tính tình ban đầu phát sinh sai biệt. Nếu như lúc đó không cho họ sự dạy dỗ thích đáng, mà để họ học các loại thói quen bất lương, bản tính vốn dĩ thiện lương của họ sẽ dần dần trở nên xấu đi. Phương pháp dạy dỗ, trọng yếu nhất là phải chuyên tâm nhất trí, không thể lúc làm lúc ngưng, mới có thể giúp họ có được sự học tập hoàn chỉnh.

Đọc sách luận bút

Mở đầu “Tam Tự Kinh” đã dùng 18 chữ ngắn gọn, đã dùng mục đích cuối cùng của các loại trước tác kinh điển hàng nghìn năm của Nho gia để tiết lộ thiên cơ.

6 chữ “Nhân chi sơ, tính bản thiện” cho thấy rõ nhận thức của Nho gia đối với việc bản tính của con người vốn là Thiện, tiếp đó là 12 chữ “Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên.” đã nói rõ ràng mục đích căn bản của giáo dục Nho gia ngay từ đầu: gốc của giáo dục, chính là gìn giữ và duy hộ bản tính thiện lương của con người thủy chung không thay đổi.

Bởi vì bản tính con người lúc mới sinh ra là thiện lương, người người gần như nhau (tính tương cận), nhưng do hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau, đối diện với con người và sự vật khác nhau, những thứ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng cũng khác biệt quá nhiều, thậm chí rất xa nhau (tập tương viễn). Nếu như không tiếp thụ sự giáo dục (cẩu bất giáo), chịu ảnh hưởng của hậu thiên, dần dần sẽ làm người ta mê mất bản tính, thậm chí đi về hướng tà ác mà không hay biết (tính nãi thiên).

Đương nhiên, 6 chữ cuối cùng nói rằng giáo dục cần phải luôn kiên trì, không thể bỏ nửa chừng, sau khi hiểu rõ mục đích và tính trọng yếu của giáo dục, bài học kế tiếp thì chuyển sang một ví dụ thực tế – điển cố chuyển nhà ba lần của Mạnh mẫu.

Câu chuyện Chu Xứ trừ tam họa

Ngày xưa, vào triều nhà Tấn, tại một làng nhỏ ở Nghĩa Hưng, có một người thanh niên tên gọi là Chu Xứ. Cha mẹ đều qua đời sớm khi cậu còn nhỏ, không có ai dạy dỗ, Trời sinh có tính khí hào hiệp, nhưng thường lấy thân khỏe mạnh để đánh nhau gây chuyện trong làng, không việc ác nào không làm, người trong làng thấy anh ta tựa như là độc xà mãnh thú, luôn tránh xa anh ta.

Một ngày nọ khi anh ta đi tản bộ trên đường, anh ta thấy một đám người đang nói chuyện gì đó, bèn vội vàng tới xem náo nhiệt, nhiều người chợt im lặng và tản đi. Chu Xứ cảm thấy thật kỳ quái, liền túm lấy một cụ già hỏi: “Các người đang nói về điều gì?” Cụ già quá sợ hãi đành thật lòng nói: “Trong làng chúng ta có tam họa, thứ nhất là trong núi Nam Sơn có một con hổ ăn thịt người; thứ hai là ở dưới cầu Trường Kiều có một con giao long; chúng nó hại chết rất nhiều người…” Không đợi cụ già nói xong, Chu Xứ nói lớn “Là hổ hay giao long, có gì phải sợ, để ta sẽ tiêu diệt chúng nó.” Nói rồi liền xoay người chạy đi.

Chuyện kể rằng Chu Xứ chạy lên núi Nam Sơn, sau một ngày tìm kiếm anh ta cũng tìm được con hổ ăn thịt người kia. Đối diện con hổ đang lao đến, anh ta thuận thế tránh né rồi nhảy lên cưỡi trên lưng nó, vung nắm tay đập mạnh tới tấp vào đầu hổ làm hổ chết. Tiếp đó anh ta lại chạy đến dưới cầu Trường Kiều, nhảy xuống sông để giết giao long. Chu Xứ ở dưới nước cùng giao long đánh giết ba ngày ba đêm, cuối cùng giết chết giao long.

Người trong làng thấy Chu Xứ không quay về, cho rằng anh ta bị con hổ hay giao long ăn thịt rồi nên đánh chiêng, đánh trống ăn mừng. Không ngờ Chu Xứ quay về, nghe dân làng nói đã diệt được tam họa, vui vẻ chúc mừng nhau, lúc này anh ta mới nhận ra rằng mình chính là một trong tam họa.

Chu Xứ cảm thấy rất xấu hổ và tội lỗi. Vì những hành vi sai trái thường ngày, nên mọi người đã xem anh ta như một mối họa. Vì vậy, anh quyết tâm sửa đổi, làm một con người mới. Sau này anh bái ngài Lục Vân làm thầy, nỗ lực đèn sách, cuối cùng anh trở thành một vị quan lớn và đã làm được rất nhiều việc thiện cho dân chúng.

Xem ra bản tính con người đều là thiện lương, Chu Xứ chẳng qua là do cha mẹ mất sớm, không có người khai sáng chỉ dạy nên bị sự vật bất hảo của hậu thiên làm ô nhiễm che mờ mà làm cho hư hỏng, một khi tỉnh ngộ, vẫn sẽ thành người tốt, có thể cho chúng ta thấy mức độ quan trọng của giáo dục thuở ban đầu. Một cá nhân có bản lĩnh tài hoa hay không, tựa như một con dao, người dùng khác nhau sẽ cho kết quả thiện ác khác nhau. Một con người với dụng tâm bất chính, thậm chí có thể dùng dao để sát nhân thì vô cùng đáng sợ.

Còn một điểm đáng quan tâm, cũng có người không tôn trọng người khác, bởi vì có tài hoa hay học thức cao rồi tự cho mình là cao nhân bậc nhất, cư xử ngạo mạn, ngông cuồng tự đại, việc thấp kém không làm, lãnh đạo cũng không chịu nổi, kết quả mọi người xa lánh, đều là do không tôn trọng người khác, người có tài nhưng không được mọi người tán thành! Đây là một điểm cần phải chú ý.

Tác giả: Lưu Như

Nguồn ChanhKien.Org

Xem Tam Tự Kinh – Tập 2: Câu chuyện Đâu Yên Sơn dạy con

Video tham khảo: Châu Xứ trừ Tam Quái

Tam Tự Kinh - Tập 1 - Câu chuyện Châu Xứ trừ Tam Quái
Video: Tam Tự Kinh – Câu chuyện Châu Xứ trừ Tam Quái (Nguồn Chánh Kiến)

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4.4 10 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nho học đã dạy quả không sai .
Nho học đã dạy quả không sai .
2 years ago

Tam Tự Kinh dạy đạo làm người nên như thế nào để thành một người hoàn thiện , sách

Nguyễn đức Thịnh
Nguyễn đức Thịnh
2 years ago

Cảm ơn quí vị

2
0
Bình luậnx
()
x