Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, bầu trời lịch sử đã 23 năm, giữ gìn công lý

Thỉnh nguyện ôn hòa
Thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 (Ảnh: Một phần bức tranh của họa sĩ Khổng Hải Yến)

Tưởng niệm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa “25/04/1999”, 23 năm ngày thỉnh nguyện ôn hoà

Ngâm Thơ: “Hy Vọng Vĩnh Hằng” (2021) | Tưởng niệm sự kiện “25/4”, 22 năm ngày thỉnh nguyện ôn hoà
Ngâm Thơ: “Hy Vọng Vĩnh Hằng” (2021) – tưởng niệm sự kiện 25/4 (Nguồn: New Century Films Viet)

Nhân chứng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Mịch Chân là một nhân chứng của cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 đã kể lại.

Cuộc thỉnh nguyện rất quan trọng trong việc gợi nhớ lại nguyên nhân cuộc đàn áp tàn bạo mà Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là người phát động và là thủ phạm chính.

Trước năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu vu khống và đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 17 tháng 6 năm 1996, Báo Quang Minh – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã đăng tải một bài bình luận phỉ báng Pháp Luân Công. Đến ngày 24 tháng 7 năm 1996, Ban quản lý Báo chí và Xuất bản, Bộ Tuyên truyền ra lệnh cấm xuất bản cuốn sách của Pháp Luân Công gồm cuốn Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công.

Đầu năm 1997, Bộ Công an chỉ đạo một cuộc điều tra thu thập cái gọi là bằng chứng tội phạm để vu khống Pháp Luân Công. Ngày 21 tháng 7 năm 1998, Bộ phát hành thông cáo số 555 với nhan đề “Thông báo về việc điều tra Pháp Luân Công”. Bộ Công an vu cáo cho Pháp Luân Công trong thông cáo và đi ngược lại luật pháp bằng cách “Kết án trước, điều tra sau”.

Cảnh sát đã thiết lập việc theo dõi điện thoại và nơi ở của các học viên Pháp Luân Công là điều phối viên, đồng thời sách nhiễu và đến chỗ những người tham gia ở điểm luyện công chung, lục soát và tịch thu tài sản cá nhân.

Ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu, thành viên của Học viện Khoa học Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo với tựa đề “Tôi không ủng hộ những người trẻ luyện tập khí công” trong tại chí Triển lãm Khoa học và Công nghệ Thanh niên của Học viện Giáo dục Thiên Tân. Trong bài báo này, ông ta phỉ báng Pháp Luân Công bằng những thông tin sai lệch.

Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến Học viện Giáo dục Thiên Tân và các ban ngành có liên quan khác để kêu gọi rút lại báo cáo sai sự thật này. Hàng mấy nghìn học viên đã thuật lại những trải nghiệm tích cực của họ trong việc tu luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, Cục cảnh sát Thiên tân đã điều động hơn 300 cảnh sát vũ trang tới đánh đập và giải tán các học viên bằng bạo lực. 45 học viên đã bị bắt giữ, một số bị thương.

Sau đó, ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và những nơi khác đã đến Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa nhằm tìm lại công lý. Văn phòng Kháng cáo này đặt tại Trung Nam Hải, khu phức hợp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Chu Dung Cơ đã gặp mặt các học viên đại diện cho nhóm thỉnh nguyện này. Các học viên đã đưa ra ba đề nghị đơn giản là: lập tức trả tự do cho các học viên bị bắt giữ, đảm bảo môi trường tu luyện ôn hòa cho các học viên, và cho phép các sách của Pháp Luân Công được xuất bản.

Tôi cùng các học viên khác đứng trên vỉa hè từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối ngày hôm đó. Không có băng rôn hay kêu hét, và không có hành động công kích. Một số học viên thậm chí còn quét dọn sạch sẽ rác trên đường. Toàn bộ quá trình thỉnh nguyện đều rất trật tự. Tôi nhớ rất rõ ngày hôm đó.

Học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân được trả tự do vào ngày sau đó. Các học viên thỉnh nguyện ở Bắc Kinh cũng đã lặng lẽ rời đi vào khoảng 9 giờ tối. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa được cộng đồng quốc tế khen ngợi.

Tuy nhiên, sự phát sinh của sự kiện này lại khiến Giang Trạch Dân trở nên đố kỵ. Vì vậy, tối cùng ngày 25 tháng 4 năm 1999, ông ta đã viết thư cho Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị và các quan chức cấp cao khác, trong đó ghi: “Việc này sẽ trở thành một trò cười lớn nếu Đảng Cộng sản không thể đánh bại Pháp Luân Công.”

Bức thư được in và phát cho quan chức các cấp. Ngày 6 tháng 6, Giang đã phát biểu trước cuộc họp Bộ Chính trị và phỉ báng Pháp Luân Công. Bài diễn thuyết của ông ta được in và gửi tới các quan chức trong Đảng.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, lấy sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 làm cớ để vu cho Pháp Luân Công là “bao vây Trung Nam Hải”. Giang và ĐCSTQ đã cấu kết với nhau trong cuộc đàn áp tàn bạo và vô nhân đạo này. Các nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân – Thiện – Nhẫn, trong khi ĐCSTQ lại tuyên dương bạo lực và lừa dối.

Khởi nguồn từ cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, chúng ta có thể nhận thấy bản chất của ĐCSTQ và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này. Tôi hy vọng rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này, với mục đích duy trì lẽ phải và giữ gìn công lý, đã nâng cao nhận thức cho nhiều người hơn nữa.

Hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân đã đệ đơn khởi kiện Giang lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vì tội ác của ông ta trong cuộc bức hại. Hơn một triệu người bên ngoài Trung Quốc đã ký đơn tố cáo tội ác của Giang. Hơn 230 triệu người dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Các bạn giữ trật tự tốt quá!

Một học viên ở New Zealand chia sẻ

Mọi người ngồi ngay ngắn và tĩnh lặng, chừa ra một lối đi rộng rãi không làm cản trở người khác đi lại, cũng không gây cản trở cho các hoạt động thường nhật của Viện giáo dục. Các học viên đều rất bình hòa, lý tính, không có khẩu hiệu cũng không có biểu ngữ nào, không ai lớn tiếng la lối. Họ chỉ yên lặng chờ đợi gặp mặt nói chuyện với ban biên tập tạp chí.

Thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4
Thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 (ảnh Minh Huệ Net)

Vì để giảm bớt việc di chuyển tới lui, rất nhiều học viên đã cố gắng ít ăn uống để hạn chế việc đi vệ sinh nhiều lần. Lúc cần đi vệ sinh, mọi người đều đến nhà vệ sinh công cộng ở bên ngoài Viện giáo dục. Mọi người tự giác xếp hàng ngay ngắn và nhường nhịn cho những người bình thường không tu luyện.

Cách một khoảng thời gian thì lại có học viên cầm túi đựng rác đi nhặt vỏ chai nước, túi thực phẩm, giấy vụn mà người khác quẳng xuống đất v.v. Mặc dù có vài nghìn người ngồi trong khuôn viên trường học nhưng bầu không khí vô cùng yên tĩnh và có trật tự.

Xung quanh Viện giáo dục là các khu dân cư và cửa hiệu. Người dân cảm thấy ngạc nhiên khi thấy có vài nghìn người ra vào Viện giáo dục trong mấy ngày liền, nhưng họ không hề biết đã xảy ra chuyện gì. Cũng có những người thích náo nhiệt đến hỏi thăm xem rốt cuộc là có việc gì. Học viên Pháp Luân Công đã nói cho họ nghe nguyên do và họ cảm khái nói: “Các bạn luyện Pháp Luân Công thật tốt quá. Nhiều người như vậy mà rất có trật tự. Chúng tôi không hề nghe một tiếng ồn nào.”

Thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4
Thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 (ảnh Minh Huệ Net)

Đường Cam Túc phía trước cổng Viện giáo dục là đường giao thông chính ở khu Hòa Bình, người và xe cộ qua lại tấp nập. Trong mấy ngày hôm đó, mỗi ngày đều có học viên Pháp Luân Công làm nhiệm vụ duy trì trật tự để đảm bảo giao thông ở xung quanh Viện giáo dục lúc nào cũng thông thoáng, không bị tắc nghẽn.

Cục quản lý giao thông thành phố Thiên Tân cũng phái nhân viên điều khiển giao thông ở con phố lân cận. Sau khi cảnh sát giao thông đến nơi hiện trường, anh ta khen ngợi các học viên rằng: “Các bạn giữ trật tự tốt quá.

Đại Pháp thù thắng cảm động lòng người

Một học viên ở New Zealand đã rơi lệ khi chứng kiến cảnh tượng thùng thắng

Buổi trưa ngày 23 tháng 4, Viện giáo dục dùng loa công suất lớn tuyên truyền học viên Pháp Luân Công quấy nhiễu các hoạt động thường nhật của trường học để yêu cầu chúng tôi rời khỏi trường, nếu chúng tôi không rời khỏi thì phải tự mình gánh lấy hậu quả. Các học viên có mặt ở khuôn viên trường không hề nao núng, có học viên còn tiếp tục giảng chân tướng cho ban lãnh đạo nhà trường.

Lúc đó tôi đang tĩnh tâm học Pháp, tôi nghe thấy có người nói: ”Chị hãy nhìn xem Pháp Luân kìa!” Tôi ngẩng đầu lên nhìn thấy mặt trời trên không trung chính là một Pháp Luân lớn, liên tục xoay chuyển thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, có thể nhìn thấy rõ chữ Vạn màu vàng kim ở chính giữa.

Cảnh tượng thù thắng
Khổng Hải Yến là tác giả bức tranh đạt giải vàng trong cuộc thi Vẽ tranh Chân dung Quốc tế của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) đã được tổ chức tại New York (Ảnh Minh Huệ Net)

Tôi cúi đầu xuống thì phát hiện trong không khí, trên mặt đất, trên tường, trên thân của các học viên, đâu đâu cũng có Pháp Luân đủ sắc màu với kích thước to nhỏ khác nhau. Nước mắt tôi lập tức tuôn rơi, các đồng tu đứng cạnh tôi không thể kìm nén được sự vui mừng. Chúng tôi không làm ầm lên mà chỉ lặng lẽ song thủ hợp thập. Cảnh tượng này tiếp tục kéo dài gần nửa giờ đồng hồ.

Những người có mặt ở hiện trường đều bị chấn động bởi cảnh tượng thù thắng này. Một cảnh sát đội mũ chạy ra khỏi cổng, vừa chạy vừa la lớn: “Không hay rồi! Không hay rồi! Nhiều Pháp Luân như thế này!” Một số cảnh sát khác bắt đầu thì thầm: “Thật xuất sắc!

Tất cả đều là chân thật. Chúng ta đừng gây chuyện với họ nữa!” Những người dân sinh sống xung quanh Viện giáo dục cũng tận mắt chứng kiến cảnh tượng thần kỳ này. Họ tập trung lại đàm luận với nhau. Có người vừa chỉ tay vừa không ngừng la lên: “Hãy nhanh đến xem này! Có cái màu đỏ! Có cái màu xanh lục! Có cả màu xanh lam nữa!”

Cảm ơn bạn đã nhẫn nại đọc hết bài viết này!

Nguồn bài viết được tập hợp từ 2 bài dưới đây:

https://vn.minghui.org/news/170650-bai-viet-nhan-dip-ky-niem-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4-sap-toi.html

https://vn.minghui.org/news/171208-nhin-lai-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-ngay-25-thang-4-nhan-chung-lich-su-ve-su-kien-canh-sat-thien-tan-bat-giu-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-o-vien-giao-duc-thien-tan.html


Mời quý độc giả ghé thăm trang Minh Huệ Net để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4.9 9 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x