Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.28): Trước sau thọ địch

anh hung thien co tuong gioi thach minh chan tuong 8
Nhân vật thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Epoch Times)

Vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc

Trước khi Hồng quân chuyển đến bắc Thiểm Tây, lực lượng chủ lực của Hồng quân Trung ương đã giảm từ hơn 80,000 xuống còn 6,000, mạng sống của họ đã chỉ còn ngàn cân treo sợi tóc. Theo ước tính của Bành Đức Hoài, toàn bộ lực lượng của Hồng quân chỉ có thể đối phó với hai trung đoàn của Quân đội Quốc gia. (Dương Khuê Tùng, “Khám phá mới về sự cố Tây An”).

Tưởng giới Thạch
Tống Mỹ Linh may vá quân phục cho binh lính. (Ảnh: Tài sản công)

Cuối năm 1936, đích thân Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh trấn áp thổ phỉ Tây Bắc, đến Tây An triển khai tiêu diệt ĐCSTQ nhằm toàn lực chống Nhật. Tuy nhiên, ai có thể lường trước được chuyện gì có thể xảy ra, Sự kiện Tây An đã phá hỏng sự sắp xếp của Tưởng Giới Thạch. Sau này, Tưởng Giới Thạch ghi trong nhật ký rằng: “Hàn Thanh đã phá hỏng một ván cờ hay của tôi!”

ĐCSTQ cũng xóa sổ hoàn toàn công sức chiến đấu và trí tuệ chiến lược trong nhiều năm kháng Nhật của Tưởng Giới Thạch và chính phủ Quốc dân đảng, đồng thời ngụy tạo lời dối trá rằng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành (Trương-Dương) đã phát động sự kiện Tây An để buộc Tưởng kháng Nhật.

Ví dụ, ngày 01/09/1936, Ban Chấp hành Trung ương Trung Cộng ra “Chỉ thị về vấn đề buộc Tưởng phải kháng Nhật” cho toàn đảng, nêu rõ chủ trương chung của đảng là “Ép Tưởng kháng Nhật.” Sự kiện Tây An do Trương Dương khởi xướng vào ngày 12/12/1936 là do Tưởng Giới Thạch không chống lại quân Nhật, vì vậy Trương-Dương muốn bắt ông phải chống lại quân Nhật. Sự kiện Tây An được coi là một hình phạt nghiêm khắc đối với ông (Tưởng Giới Thạch) vì đã đi ngược lại xu hướng của lịch sử.

Việc Tưởng Giới Thạch kháng Nhật không phải do ai ép buộc, mà lúc đó ĐCSTQ là họa trong nước, Nhật Bản là giặc ngoại bang, quốc lực Trung Quốc còn kém và yếu. Giữa những khó khăn chồng chất cả trong và ngoài nước, trước những lời chỉ trích vì không biết sự thật, ông đã giấu tài, âm thầm thể hiện đại trí đại huệ.

Trước sau thọ địch

Sau “Sự cố ngày 18 tháng 9” năm 1931, để đối phó với cuộc xâm lược của Nhật Bản, quốc gia buộc phải đình chỉ việc bao vây và trấn áp ĐCSTQ ở khu vực Liên Xô. Bốn tháng sau, Nhật Bản gây hấn ở Thượng Hải, khơi mào cho “Cuộc kháng chiến Tùng Hộ ngày 28/01/1932.” Vào ngày 30/01/1932, ngày thứ ba sau khi sự việc nổ ra, ĐCSTQ đã ra tuyên bố:

“(Kêu gọi binh sĩ của Quân đội Quốc gia) giết các sĩ quan của họ và gia nhập Hồng quân.” “Hồng quân bành trướng ở các khu vực Xô Viết ở Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy và những nơi khác, có thời điểm suýt chiếm được Cống Châu (Giang Tây), khiến Chính phủ Quốc gia phải vừa đánh thù trong vừa lo giặc ngoài.

tuong gioi thach minh chan tuong 3 1
Trong Sự cố ngày 28 tháng Một, Nhà xuất bản Thương mại ở Thượng Hải và Thư viện Phương Đông (thư viện tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc với bộ sưu tập hơn 300,000 cuốn) đã bị đánh bom. Hình ảnh cho thấy Nhà xuất bản Thương mại Thượng Hải sau vụ đánh bom. (Ảnh: Tài sản công)

Sau sự kiện Tây An, Tưởng Giới Thạch bắt đầu đàm phán với ĐCSTQ. Sau “Biến cố ngày 7 tháng Bảy” năm 1937, chính phủ quốc gia tuyên bố toàn diện kháng chiến chống Nhật. Vào ngày 22/07/1937, ĐCSTQ đã ban hành “Tuyên bố cùng nhau cứu nguy đất nước,” tuyên bố sẵn sàng đấu tranh để thực hiện Chủ nghĩa Tam dân; từ bỏ bạo loạn lật đổ chính quyền; ngừng tịch thu ruộng đất của địa chủ; bãi bỏ chế độ Xô Viết; “Hồng quân” trở thành “Quân đội cách mạng Quốc Dân,” thuộc quyền của Chính phủ Quốc gia kháng Nhật dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tưởng.

Tuyên bố đầu hàng này của Trung Cộng là vô cùng dối trá. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Thống nhất, sự tàn phá của Trung Cộng chưa bao giờ dừng lại.

Tưởng Giới Thạch nhìn thấy rõ điều này. Ngày 25/10/1937, ông viết trong nhật ký của mình: “Chủ nghĩa cơ hội của Đảng Cộng sản cần phải được chú ý cẩn thận. Thế hệ này là những kẻ không có đức tin, cũng không đáng để lo ngại, chúng ta sẽ lấy chính trị tà, lấy sự vụng về làm cách ứng phó thông minh.”

tuong gioi thach minh chan tuong 2 1
Tưởng Giới Thạch đã có bài phát biểu “vào phút cuối” ở Lộc Sơn, tuyên bố bắt đầu cuộc Kháng chiến chống Nhật. (Ảnh: Tài sản công)

Sau Hội nghị La Xuyên, Mao Trạch Đông ra lệnh cho Sư đoàn 115 của Lâm Bưu luồn vào dãy Sơn Tây-Sát Cáp Nhĩ-Hà Bắc, Sư đoàn 120 của Hạ Long lẻn vào dãy núi Tây Bắc Sơn Tây, và Sư đoàn 129 của Lưu Bá Thừa phát triển về phía đồng bằng Sơn Đông-Hà Bắc.

Mục đích của họ là vòng ra sau lưng địch với âm mưu bành trướng. Bởi vì Mao Trạch Đông đã nhiều lần chỉ thị rằng “Bát Lộ Quân nên tránh đối đầu trực tiếp với quân Nhật, tránh chỗ mạnh mà tìm chỗ sơ hở, rồi vòng ra hậu phương quân Nhật đánh du kích. Nhiệm vụ chính là mở rộng sức mạnh của Bát Lộ Quân và thiết lập một khu căn cứ chống Nhật do Trung Cộng lãnh đạo ở hậu phương của quân địch.” (Trương Quốc Đào, “Hồi ức của tôi,” Tập 3, “Chương 21: Kháng chiến chống Nhật”).

Ở phía trước, quân Nhật đối kháng với quân Quốc gia và chiếm nhiều vùng đất, ĐCS đi phía sau lấy danh nghĩa kháng Nhật để mở rộng căn cứ địa của bản thân mình. Cái gọi là “Để Nhật Bản chiếm nhiều ruộng đất mới là yêu nước,” thực chất là “Để Nhật bản chiếm nhiều ruộng đất mới là yêu Đảng.”

Về chính sách cơ bản của công cuộc cải chính năm 1940, Tổng tư lệnh của Lực lượng Viễn chinh Trung Quốc của Nhật Bản Yasuji Okamura đã cảm thán rằng: “Sức mạnh của quân đội cộng sản đang dần tăng lên, trong giai đoạn thứ ba, nó đã bắt đầu nuốt chửng quân đội Trùng Khánh và các đội quân hỗn tạp khác.

Sức mạnh của nó đã phát triển nhanh chóng và không thể coi thường. Nếu không sớm có biện pháp đối phó kịp thời thì Hoa Bắc Trung Quốc sẽ trở thành thiên hạ của Trung Cộng. Vì thế, trọng điểm thảo phạt của Phương Diện Quân nhất định phải tập trung hoàn toàn vào Quân đội Cộng sản.”

Để trấn áp sự bành trướng của ĐCSTQ, quân đội Nhật Bản bắt đầu tiến đánh ĐCSTQ. Trung Cộng kháng Nhật chỉ là để tự vệ, không phải để chống lại sự xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Quân đội Trung Cộng cố gắng tránh hết mức việc đối đầu với quân đội Nhật Bản.

Chỉ có hai “trận chiến huy hoàng” trong “Lịch sử Chiến tranh Chống Nhật” của ĐCSTQ. “Trận Bình Hình Quan” năm 1937 là một trận đánh ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Diêm Tích Sơn, Tư lệnh chiến khu hai của Quân đội Quốc gia. Lâm Bưu chỉ huy Sư đoàn 115 của Bát Lộ Quân, phối hợp với lực lượng chủ lực của Quân đội Quốc gia tấn công đội vận chuyển quân nhu của quân đội Nhật Bản.

Trong cuộc chiến Thái Nguyên kéo dài hai tháng, “Trận Bình Hình Quan” chỉ kéo dài một ngày, hoàn toàn không thể gọi là “chiến dịch.” Năm 1940, “Cuộc chiến Trăm Trung đoàn” do Bành Đức Hoài chỉ huy là một cuộc chiến tranh du kích nhằm phá hủy các hầm mỏ và đường sắt trong các khu vực quân Nhật chiếm đóng.

Từ trước đến nay, ĐCSTQ đều tuyên truyền rằng Tưởng Giới Thạch “không kháng cự,” tại “Sự kiện Tây An” Đảng Cộng sản “buộc Tưởng phải kháng Nhật,” “Chiến thắng Bình Hình Quan” là chiến thắng đầu tiên của cuộc kháng chiến, và Đảng Cộng sản là “trụ cột” của kháng chiến, lãnh đạo nhân dân đánh du kích và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến kéo dài tám năm; Quốc Dân Đảng bỏ trốn và ẩn náu ở núi Nga Mi, và chỉ ra mặt “hái đào” sau khi Đảng Cộng sản tiêu diệt được người Nhật.

Theo Biên bản “Hội nghị Lộc Sơn,” ngày 31/07/1959, tại cuộc họp Lư Sơn, Lâm Bưu kiểm điểm lại trận Bình Hình Quan, nói rằng ông đã “bị thua thiệt” và “quá nóng vội,” hơn nữa còn thoái thác trách nhiệm của mình và nói, “Chỉ là quyết định đưa ra trong lúc thiếu sự hỗ trợ.” Tiếp đó, Mao Trạch Đông nói: “Một số đồng chí cho rằng Nhật Bản chiếm càng ít đất càng tốt, sau này họ mới thống nhất một nhận thức là: Để Nhật chiếm nhiều đất hơn, thì mới là yêu nước. Còn không thì sẽ trở thành yêu đất nước của Tưởng Giới Thạch rồi. Trong nước có Tam Quốc Chí, đó là Tưởng, Nhật Bản và Tôi.”

Bành Đức Hoài ngay lập tức kiểm điểm “Trận chiến Trăm Trung đoàn” là một sai lầm, nói: “Trận chiến này là có lợi cho Tưởng Giới Thạch….. Hội nghị Hoa Bắc đã phê bình tôi, sau này tôi sẽ chú ý tuân thủ kỷ luật hơn.” Mao Trạch Đông chỉ trích Bành rằng: “Đồng chí Bành Đức Hoài làm như vậy không phải yêu nước, trận chiến Trăm Trung đoàn là giúp Quốc Dân Đảng chống lại quân Nhật, đó là yêu đất nước của Tưởng Giới Thạch,” “Trận chiến Trăm Trung đoàn đã làm bại lộ lực lượng của chúng ta quá sớm, gây ra sự chú ý của quân Nhật đối với lực lượng của chúng ta; đồng thời khiến cho Tưởng Giới Thạch tăng cường cảnh giác đối với chúng ta.” (Lý Duệ, “Biên bản Hội nghị ở Lộc Sơn,” Nhà xuất bản Nhân dân Hà Nam, ấn bản năm 1996).

Vladimirov, sĩ quan liên lạc của Quốc tế Cộng sản ở Diên An và là phóng viên quân sự của hãng thông tấn TASS, đã viết trong “Nhật ký Diên An” của mình rằng: “Vào ngày 09/07/1942, Yuren và Aleyev đã trở về sau khi tuần sát tiền tuyến.

Họ thất thần vì những gì đã thấy. Đội ngũ của Bát Lộ Quân (và tất nhiên còn có Tân Tứ Quân) sớm đã ngừng chủ động xuất kích và phản kích đánh quân xâm lược. Nhật Bản vẫn đe dọa xâm lược Liên Xô cho dù quân đội Nhật Bản đang tổ chức tấn công dữ dội ở vùng đông nam Trung Quốc, và tình hình này vẫn không thay đổi cho đến hôm nay.

Quân đội ĐCSTQ đã không chống lại việc Nhật Bản hiện đang càn quét các khu vực mà họ đã chiếm đóng, họ rút lui lên núi hoặc vượt qua sông Hoàng Hà. Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ coi Quốc Dân Đảng là kẻ thù chính, không tiếc công sức chiếm đoạt lãnh thổ do chính quyền trung ương kiểm soát và sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt được mục tiêu của họ.

Những hoạt động ly khai rõ ràng này đã gây nguy hiểm cho phong trào giải phóng của nhân dân Trung Quốc chống lại kẻ xâm lược, làm gia tăng sự hy sinh của nhân dân Trung Quốc, và gây ra xung đột quân sự với Quốc Dân Đảng.”

tuong gioi thach minh chan tuong 1 1
Năm 1945, Bát Lộ Quân giương cao cờ Trung Hoa Dân Quốc, nhưng lại lá mặt lá trái, phá hoại cuộc kháng chiến chống Nhật. (Ảnh: Tài sản công)

Bề ngoài, ĐCSTQ cúi đầu xưng thần trước Tưởng Công, nhưng thực chất là luôn kiểm soát Bát Lộ Quân và Tân Tứ Quân như đội quân riêng, lá mặt lá trái, thậm chí tấn công cả quân đội Quốc gia, phá hoại kháng chiến.

Trong đó “Sự cố Hoàng Kiều” là sự kiện nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 10 năm 1940. Trần Nghị dẫn đầu phân đội một của Tân Tứ Quân đột kích Cầu Vàng ở phía bắc Giang Tô, khiến quân đội quốc gia thương vong hơn 10,000 người, Tân Tứ Quân kiểm soát một phần tỉnh Giang Tô.

Tân Tứ Quân đã trở thành một đội quân nổi dậy. Nghiêm trọng hơn, chủ lực của quân đội Nhật Bản đứng ngoài quan sát, chỉ cách trận địa Hoàng Kiều mười lăm dặm, đợi sau khi quân đội quốc gia đại bại, họ mới rút về Thái Hưng. Sự thông đồng giữa ĐCSTQ và phía Nhật Bản là rất rõ ràng.

Trong số tám “vở kịch kiểu mẫu” của Cách mạng Văn hóa, có một đoạn lời hát trong vở kinh kịch “Shajiabang”: “Ngày 13 tháng Tám, quân Nhật xâm lược Thượng Hải, lãnh thổ Giang Nam (phía nam của hạ lưu Trường Giang) bị tiêu diệt, xác chất như núi, máu đổ thành sông… Tân Tứ Quân của Đảng Cộng sản đã đến đánh địch, Đông tiến Giang Nam, tiến sâu vào phía sau chiến tuyến của địch, giải phóng các thị trấn và thôn trang. Khi cờ đỏ được kéo lên và tiếng hát vang lên, dân chúng mới có thể nhìn thấy ánh mặt trời.”

Đây là bằng chứng về việc ĐCSTQ lợi dụng các hình thức văn học và nghệ thuật để xuyên tạc lịch sử.

(Còn tiếp)

Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.

Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x