Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.27): Bình định nội loạn

anh hung thien co tuong gioi thach minh chan tuong 4
Nhân vật thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Epoch Times)

Bình định nội loạn

Vào tháng 1 năm 1929, ngay sau khi cuộc viễn chinh phương Bắc kết thúc, Tưởng Giới Thạch đã lập một kế hoạch giải giáp, giảm một nửa quân số 1.6 triệu quân. Nhưng tất cả các phe phái trong Quốc Dân Đảng đều muốn bảo toàn sức mạnh của mình nên không thể đạt được sự đồng thuận.

Năm 1929, Lý Tông Nhân là người dẫn đầu khởi binh chống lại Trung ương và bị Tưởng Giới Thạch đánh bại. Sau đó là Phùng Ngọc Tường, Trương Phát Khuê, Đường Sinh Trí, Thạch Hữu Tam và các Quân Phiệt khác cũng lần lượt phát động các cuộc tấn công, nhưng đều không thành công. Vào tháng 3/1930, Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường và Lý Tông Nhân cùng nhau phát động cuộc Chiến tranh Trung Nguyên chống lại Trung ương.

Tưởng Giới Thạch hạ lệnh đánh dẹp nhóm phản nghịch, và phải mất năm tháng mới đánh dẹp được quân nổi dậy. Vào tháng 9/1930, Trương Học Lương tăng cường vận động ủng hộ Chính Phủ Trung ương, khi đó cuộc nội chiến mới chấm dứt. Đại chiến Trung Nguyên kéo dài nửa năm, với hơn 300,000 người thương vong cho cả hai bên. Quân đội Chính phủ Trung ương mệt mỏi trong cuộc nội chiến kéo dài, trong khi Trung Cộng có thể phát triển lớn mạnh.

Đất nước bị chia cắt

Sau cuộc thanh lọc Đảng “ngày 12 tháng 4,” “Cuộc nổi dậy Nam Xương” và “Cuộc nổi dậy vụ gặt mùa Thu” do ĐCSTQ phát động đã bị dẹp tan. Đám tàn quân chạy trốn đến dãy núi Tỉnh Cương, và dưới sự kiểm soát của Liên Xô, tiếp tục chia cắt Trung Quốc.

Sau khi Sự cố Đường sắt Trung Đông nổ ra năm 1929, Liên Xô đã xâm chiếm vùng Đông Bắc trên quy mô lớn, đốt phá, giết chóc, đập phá, “bảo vệ” các tuyến đường sắt và các đặc quyền khác do nước Nga Sa Hoàng để lại. Không hề quan tâm đến chủ quyền quốc gia, ĐCSTQ thực sự đã hô khẩu hiệu “Vũ trang để bảo vệ Liên Xô.” Ngay cả người sáng lập ĐCSTQ, Trần Độc Tú, cũng không chấp nhận được điều đó và lên tiếng phản đối, nhưng đã bị khai trừ khỏi đảng.

Tưởng Giới Thạch
Hồng quân Liên Xô chiếm được lá cờ của Quân đội Đông Bắc trong sự cố Đường sắt Trung Đông. (Ảnh: Tài sản công)

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của ĐCS Liên Xô, ĐCSTQ đã bạo loạn ở Giang Tây. Tưởng Giới Thạch nhớ lại lịch sử và nói: “Vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 16, Neumann, người lãnh đạo ‘Hội nghị 87’ của ĐCSTQ,… là một chuyên gia về bạo loạn của nước Nga Xô Viết.

Trong cuộc Bạo loạn Nam Xương, bạo loạn Sán Đầu và bạo loạn Quảng Châu vào thời điểm đó, ĐCSTQ đều đã áp dụng thực hiện các lý thuyết và phương pháp bạo loạn của ông ta.” “Nhiệm vụ của cái gọi là ‘Hồng quân’ của ĐCSTQ thổ phỉ là giết chóc, phóng hỏa, đòi tiền chuộc, gây quỹ và kích động quần chúng. Chương trình chính trị của nó là giết địa chủ, chia đất, vũ trang cho quần chúng và thành lập chế độ Xô Viết.” (“Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”).

Tưởng Giới Thạch
T-18 do Quân đội Liên Xô đầu tư trong Sự cố Đường sắt Trung Đông. (Ảnh: Tài sản công)
Tưởng Giới Thạch
Quân đội Trung Quốc khai triển trong chiến hào tại sự cố Đường sắt Trung Đông. (Ảnh: Tài sản công)

Ngày 22 tháng 8 năm 1930, Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố trong báo cáo chiến sự của mình trước Ủy ban Trung ương Quốc Dân Đảng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc, một lũ súc sinh, đang lợi dụng lúc đất nước chúng ta gặp khó khăn, cấu kết bừa bãi làm càn, mỗi ngày một lan rộng và trở thành đám cháy trên đồng cỏ.” Tưởng Giới Thạch biết rằng ĐCSTQ phải bị tiêu diệt càng sớm càng tốt để tránh những rắc rối trong tương lai.

Vào tháng 11 năm 1930, ngay sau khi Chiến tranh Trung Nguyên kết thúc, Tưởng Giới Thạch đã khai triển quân đội của mình để bắt đầu chiến dịch trấn áp thổ phỉ đầu tiên ở khu vực Giang Tây Xô Viết, nhưng không tiêu diệt được Hồng quân. Năm 1931, cuộc chiến thứ hai và thứ ba tiêu diệt thổ phỉ lần lượt được phát động, nhưng cũng bị bỏ dở giữa chừng do cuộc nội chiến của Quốc Dân Đảng và “Biến cố ngày 18 tháng 9.”

ĐCSTQ cùng đường tuyệt vọng, kích động sinh viên thỉnh nguyện để gây rối. Mâu thuẫn trong Quốc Dân Đảng ngày càng sâu sắc, nhóm người Hồ Hàn Dân, Uông Tinh Vệ, Tôn Khoa đã thành lập một liên minh chống Tưởng. Để cứu vãn tình thế Ninh-Việt chia rẽ trong nội bộ đảng, vào tháng 12/1931, Tưởng Giới Thạch đã từ chức Chủ tịch kiêm Trưởng Ban điều hành của Chính phủ Quốc dân.

Đầu năm 1932, “Sự kiện ngày 28/01” bùng nổ, quân Nhật xâm lược Thượng Hải, Nam Kinh lâm nguy. Ngày 29/01/1932, Quốc Dân Đảng họp Ủy ban Trung ương lâm thời, khẩn cầu mời Tưởng Giới Thạch trở lại Ủy ban Trung ương để chủ trì việc quân sự.

Tưởng Giới Thạch,
Quân đội Cách mạng Quốc dân đã anh dũng chiến đấu chống lại quân địch. (Ảnh: Tài sản công)

ĐCSTQ đã chia rẽ đất nước và ngày càng trở nên kiêu ngạo. Vào tháng 12 năm 1931, trong “Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa,” ĐCSTQ đã tuyên bố: “Từ nay trở đi, sẽ có hai quốc gia khác nhau trong lãnh thổ của Trung Quốc, một là Trung Hoa Dân Quốc, là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc, và một là Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa.” (Theo Văn khố tỉnh Giang Tây, “Tư liệu lịch sử chọn lọc từ các khu căn cứ địa cách mạng trung ương”). ĐCSTQ đã công khai sử dụng cờ hiệu của “hai Trung Quốc.”

Đầu tháng 3 năm 1932, Tưởng Giới Thạch lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quân ủy. Tháng 6/1932, ông chủ trì hội nghị chống thổ phỉ ở năm tỉnh, “xác định kế hoạch bao vây và trấn áp lần thứ tư, và quyết định khởi động việc tiêu diệt quân thổ phỉ ở ba tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và An Huy.” (Theo “Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”).

Chiến dịch bao vây và trấn áp lần thứ tư phát động vào tháng 2 năm 1933 cũng thất bại, nhưng quyết tâm trấn áp thổ phỉ của Tưởng Giới Thạch vẫn không thay đổi. Ông nói: “Cổ nhân nói muốn chống ngoại xâm thì trước hết phải dẹp yên bên trong, nghĩa là phải dẹp được nội loạn thì mới có thể chống được ngoại xâm”. “Người Nhật bản là ngoại xâm, như vết lở loét trên da thịt dần dần khỏi, thổ phỉ làm loạn từ bên trong, như nội tạng có bệnh, đây thật sự là nỗi phiền muộn trong tâm; Vì bệnh bên trong này không được tiêu trừ thì bệnh bên ngoài cũng không thể chữa khỏi.” (Tưởng Giới Thạch, “Trách nhiệm của Quân đội Cách mạng là Bảo vệ an ninh trong nước và Chống giặc ngoại xâm”).

Năm 1933, Tưởng Giới Thạch tổ chức Quân đoàn huấn luyện sĩ quan Lộc Sơn để đào tạo lực lượng cốt cán tiêu diệt Đảng Cộng sản. Việc chính quyền bao vây và trấn áp “khu căn cứ” của Đảng Cộng sản ở Giang Tây đã dần có nhiều tiến triển.

Tiêu diệt Trung Cộng cứu người

Trong bài phát biểu khai giảng Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Lư Sơn khóa thứ hai vào năm 1933, Tưởng Giới Thạch nói rằng Đảng Cộng sản đã phá hủy đạo lý làm người do các bậc hiền triết Trung Quốc khởi xướng trong suốt năm nghìn năm qua, khiến người dân Trung Quốc trở nên bất trung, bất hiếu, vô lễ và bất nghĩa giống như cầm thú! Diệt trừ Đảng Cộng sản là để cứu giúp nhân dân, giúp họ một lần nữa quay trở lại làm người.

“Bây giờ chúng ta hãy làm rõ: Thế nào mới được xem là một con người? Và thế nào gọi là cầm thú? Mọi người đều biết, Trung Quốc chúng ta có một câu ngạn ngữ rằng ‘Mặt người dạ thú,’ tức là có khuôn mặt của con người, nhưng lại ẩn chứa dã tâm của cầm thú, tâm tư, tinh thần và mọi hành động đều hoàn toàn giống với dã thú.” “Bởi vì bọn thổ phỉ không chỉ giết người phóng hỏa, hãm hiếp, cướp bóc ở một nơi, khiến người dân không thể an cư lạc nghiệp, mà còn khiến họ bất kính với tổ tông, bất hiếu với cha mẹ, không yêu thương anh em, coi thường đất nước, dân tộc, coi thường lễ nghĩa liêm sỉ, hủy hoại đạo đức luân thường và lịch sử vốn có của Trung Quốc!”.

“Đảng Cộng sản muốn dạy người Trung Quốc chúng ta trở thành loài cầm thú bất trung, bất hiếu, vô lễ và bất nghĩa! Chính là không cho chúng ta làm người! Nó muốn người Trung Quốc hành xử như loài cầm thú! Không cho chúng ta được sống cuộc sống của con người và làm sự việc của con người! Vì vậy, ‘Phỉ đỏ’ chính là dã thú, chúng ta tiêu trừ thổ phỉ chính là để tiêu diệt ác thú này, chúng ta phải cứu hết thảy người dân trong vùng thổ phỉ để họ trở lại làm người, để họ không bị mắc kẹt trong khu vực của thổ phỉ và trở thành cầm thú! Vì vậy, chúng ta tiêu trừ thổ phỉ chính là đánh dã thú!

Mục đích của việc đánh dã thú, một mặt là để tiêu diệt ác thú, mặt khác là để giải cứu nhân dân ta, để họ không còn bị thú dữ áp bức, từng bước biến thành dã thú, để họ có thể nhanh chóng thấy được một con đường tươi sáng và trở lại làm người! Đây chính là mục đích trấn áp thổ phỉ cũng như tôn chỉ và tinh thần của quân đoàn sĩ quan chúng ta!”

Tưởng Giới Thạch,
Hồ Bắc và An Huy. (Ảnh: Tài sản công)

Trong Lời giáo huấn có tựa đề “Ý nghĩa của việc trấn áp thổ phỉ và đạo lý làm người,” Tưởng Giới Thạch đã nói rằng: “Hết thảy mọi thứ mà chúng ta làm đều vì mục đích trở thành ‘con người’ đường đường chính chính, và chúng ta làm điều đó một cách oanh liệt để trở thành một ‘con người.’ Vì sự nghiệp đất nước, vì dân tộc, vì ông bà tổ tiên, chúng ta sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng! Nay chúng ta muốn tiêu diệt Phỉ đỏ, thống nhất đất nước, chống lại hải tặc Nhật Bản, cũng là vì điều này.”

Tưởng Giới Thạch nói về đạo lý làm người, cũng chỉ ra rằng nếu bản thân không biết các đạo lý làm người, thì sẽ không thể tiêu diệt Đảng Cộng sản. ĐCSTQ khiến người ta giết cha mẹ, bán tổ tông, dạy người ta bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, biến người ta thành cầm thú.

“Hiện tại thổ phỉ là thứ mặt người dạ thú. Tuy khuôn mặt là mặt người nhưng suy nghĩ và hành vi của hắn đều là suy nghĩ và hành vi của dã thú! Làm sao chúng ta biết được? Bởi vì người Trung Quốc chúng ta đã có lịch sử năm nghìn năm, các bậc hiền triết của các triều đại chúng ta đã giảng Tám chữ về đạo lý làm người, đó chính là “trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hòa bình.” 

Nhất định phải làm được hoàn mỹ Tám chữ này thì mới có thể được coi là một con người, mới hoàn toàn chân chính là một người Trung Quốc! Điều này có nghĩa là đối với quốc gia, đối với bằng hữu, đối với người trên, đối với người dưới, chúng ta đều phải trung thực; đối với tổ tông, đối với cha mẹ, nhất định phải hiếu kính; đối với đồng bào phải nhân từ; đối với tất cả bằng hữu, thậm chí với cả nhân loại, chúng ta phải có tín nghĩa; trong mọi mối quan hệ giữa người với người, chúng ta đều phải điều chỉnh, hài hòa, công bằng và hợp lý, cuối cùng là thực hiện tiến trình hòa bình chung của toàn nhân loại!”

“Còn Đảng Cộng sản bây giờ thì sao? Tôi vừa nói: Thổ phỉ không chỉ bất trung với Trung Hoa Dân Quốc và dân tộc Trung Hoa của chúng, mà còn bất trung với cấp trên của chúng, bất trung với cấp dưới của chúng. Bất kể là có tội hay vô tội, chúng sẽ lập tức chém giết họ, tùy tiện đánh đập hoặc thi hành đủ loại tra tấn cực hình, vô cùng tà ác, hoàn toàn không có một chút tín nghĩa nào! Còn có những tên phỉ đỏ không những không cần cha mẹ, mà còn thường xuyên đánh đập và giết hại cha mẹ của chính mình! Phản bội bán rẻ tổ tông, thờ cúng tổ tiên ngoại quốc!

Đi thờ cúng tổ tiên ngoại quốc như Lênin, Marx và người ngoại quốc khác! Loại hành vi thổ phỉ này thật sự là bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa giống như cầm thú, còn có thể xem là người sao? Còn có thể xem là một người Trung Quốc sao?”

Đảng Cộng sản sẽ chớp lấy cơ hội để mưu lợi, nhưng Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy vận mệnh cuối cùng của Đảng Cộng sản: “Trong thiên hạ không có ai nói rằng kính bái tổ tông ngoại quốc, bất hiếu với cha mẹ, không yêu tổ quốc của mình lại có thể thành công! Trong lịch sử từ xưa đến nay cũng không có loại thổ phỉ giết người phóng hỏa bán nước vong ân nào lại có thể thành công!”

Tưởng Giới Thạch cũng đã thấy trước được mối họa lớn của Đảng Cộng sản: “Nếu không diệt được thổ phỉ này, chẳng những mọi người chúng ta sống không có đất dung thân, chết không nơi chôn thây, mà mồ mả của tổ tiên cũng không thể bảo tồn! Hơn nữa, con cháu chúng ta sau này đều phải làm kẻ nô tài mất nước, làm nô lệ trâu ngựa cho người khác!” Lời này của Tưởng Công đã trở thành một lời tiên tri.

Tưởng Giới Thạch nói: “Tháng Mười năm đó, tôi lại triệu tập hội nghị trấn áp thổ phỉ ở Nam Xương để vạch ra kế hoạch tiêu diệt thổ phỉ lần thứ năm. Đối với khu vực thổ phỉ Giang Tây, áp dụng chính sách ‘ba phần quân sự, bảy phần chính trị,’ một mặt vừa cấm vận tiếp tế, vừa phong tỏa kinh tế, xây lô cốt, cắt đứt giao thông; một mặt mở mang đường sá, thận trọng từng bước tiêu diệt thổ phỉ.” “Đến mùa hè năm thứ 23 (năm 1934), vùng thổ phỉ ở năm tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy bị thủ nhỏ lại như vùng núi phía nam Giang Tây, diện tích chỉ 4,000 dặm vuông, so sánh khách quan với 21 năm qua thì tỷ lệ gần như 50/1.” (“Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”)

Vào tháng 10 năm 1934, Cuộc chiến trấn áp thổ phỉ lần thứ năm trải qua một năm, Hồng quân cuối cùng đã hết đạn dược và lương thực, phải tháo chạy về phía Tây Nam, để đánh lừa mọi người nên nói là “lên Bắc kháng Nhật.” Trên thực tế, Hồng quân không tiến lên phía Bắc cũng như không đánh Nhật.

Sau khi bao vây và trấn áp thành công, Tưởng Giới Thạch đã rảnh tay để đối phó với sự xâm lược của quân Nhật.

Nhật Bản luôn chống Cộng mạnh mẽ, và đối với việc Tưởng Giới Thạch tiêu trừ Đảng Cộng sản, mặc dù Nhật Bản đứng ngoài việc này, nhưng họ cũng lạc quan về thành công của mình. Tận dụng các nguồn lực của quốc gia, cũng như sự thay đổi về tương quan lực lượng của Nhật Bản và ĐCSTQ, đây là mấu chốt để kiểm soát tình hình hiện tại, Tưởng Giới Thạch đã sớm có chủ trương về phương diện này.

Tưởng Giới Thạch viết trong nhật ký ngày 17 tháng 8 năm 1933: “Trước khi cuộc chiến nổ ra, cần phải chuẩn bị yểm trợ như thế nào để kẻ địch lơ là chú ý, chỉ tập trung quản lý Tây Bắc và Tứ Xuyên.” Ngày 29 tháng 12 năm 1934, ông nói tiếp: “Nếu lập kế hoạch đối phó với người Oa (Nhật Bản) thì cần vận dụng nguyên tắc lấy việc tiêu diệt thổ phỉ làm vỏ bọc kháng Nhật, phòng ngừa nội chiến, để người Nhật không lợi dụng được bất kỳ sơ hở nào của chúng ta đồng thời còn giành được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Chính là dựa trên cơ sở đích thân trấn áp lực lượng tàn dư của thổ phỉ ở Tứ Xuyên và Quý Châu, đồng thời củng cố quyền kiểm soát đối với khu vực Tây Nam.” Việc Tưởng Giới Thạch truy kích Hồng quân vào thời điểm đó đã làm trì hoãn tốc độ xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc, đồng thời củng cố quyền kiểm soát đối với khu vực Tây Nam.

Tưởng Kinh Quốc đã tiết lộ trong cuốn tự truyện của mình: “Vào thời điểm đó, cũng có thuyết nói là [chung stooi] bao vây không thành công và bị ĐCSTQ phá vòng vây, nhưng nói chúng tôi đã mở cho chúng một đường thoát thì đúng hơn… Xét về hoàn cảnh lúc đó, đây là một thành công rất lớn về Chiến lược chính trị. Chúng tôi theo quân đội Trung Cộng tiến vào Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, để Trung Quốc có thể đạt được sự thống nhất thực sự.”

(Còn tiếp)

Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.

Xem thêm Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch”.

Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x