Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời: Chết chưa hết tội

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời: Chết chưa hết tội
Giang Trạch Dân tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 08/11/2012. (Ảnh: Feng Li / Getty Images)

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cựu lãnh đạo nước này Giang Trạch Dân qua đời ngày 30/11, thọ 96 tuổi. Giang là người đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.

Giang Trạch Dân chết vào giữa trưa

Theo truyền thông Trung Quốc, Giang Trạch Dân chết lúc 12h13 phút (11h13 phút giờ Hà Nội), ngày 30/11/2022 tại thành phố Thượng Hải. Báo chí Trung Quốc đưa tin, Giang bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng.

Truyền thông Trung Quốc viết: “Vào trưa nay theo giờ địa phương, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng ở thành phố Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi.”

Trước đó, việc ông Giang vắng mặt tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 vào tháng 10, cũng như lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng vào năm ngoái, cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sức khỏe yếu. Ông Giang được nhìn thấy lần cuối trước công chúng vào ngày 1/10/2019, theo SCMP.

Video: Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời

Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến 2002, giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003.

Theo BBC, Giang lên nắm quyền sau cuộc đàn áp đẫm máu năm 1989 đối với những người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, khiến Trung Quốc bị quốc tế tẩy chay.

truoc khi giang trach dan chet ong ta tung la tong bi thu dcstq sau cuoc tham sat thien an mon nam 1989
Trước khi Giang Trạch Dân chết, ông ta từng là Tổng Bí thư ĐCSTQ sau cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989 (Ảnh: NTD Television chụp màn hình)

Con đường chính trị của Giang từ Thiên An Môn

Giang Trạch Dân sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926 tại Dương Châu thuộc tỉnh ven biển phía đông Chiết Giang, thuộc khu vực phía tây bắc của trung tâm tài chính Thượng Hải.

Theo tiểu sử đăng trên Nhân dân Nhật báo, Giang gia nhập ĐCSTQ vào năm 1946 khi đang theo học tại Đại học Giao thông Thượng Hải.

Năm 1956, Giang sống ở Nga, làm thực tập sinh tại Nhà máy ô tô Stalin, theo Nhân dân Nhật báo. Ông trở thành thị trưởng Thượng Hải và phó bí thư Thành ủy Thượng Hải năm 1985, và gia nhập Bộ Chính trị vào năm 1987.

Giang Trạch Dân lên nắm quyền vào năm 1989, ngay sau khi lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình đưa xe tăng và quân đội đàn áp những sinh viên biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Chỉ vài tuần sau vụ thảm sát trên, Giang được thăng chức làm tổng bí thư ĐCSTQ, thay thế Triệu Tử Dương, người có thiện cảm với những người biểu tình sinh viên.

Nhiều người bất ngờ với việc Giang đột ngột được thăng chức khi sắp nghỉ hưu với tư cách Bí thư Thành ủy Thượng Hải vào năm 1989. Giới phân tích cho rằng Giang đã hưởng lợi nhiều nhất từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, giết chết khoảng 10.000 người biểu tình không vũ trang.

Năm 1990, Giang nắm quyền lãnh đạo quân đội sau khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố từ chức. Ba năm sau, Giang được bổ sung thêm chức danh nguyên thủ quốc gia.

Trong nhiệm kỳ, Giang thường ca ngợi những thành tựu của mình, bao gồm việc đưa Hồng Kông trở lại Trung Quốc vào năm 1997 và đưa nước này vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Tuy nhiên chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã khiến Giang trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên phải đối mặt với các vụ kiện khi còn đang nắm quyền. Năm 2009, Giang và bốn quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã bị truy tố tội diệt chủng và tra tấn Pháp Luân Công tại tòa án quốc gia Tây Ban Nha.

cuu lanh dao dcstq giang trach dan phai tham du phien khai mac dai hoi dang 18 vao ngay 8 thang 11 nam 2012 o bac kinh trung quoc
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (phải) tham dự phiên khai mạc Đại hội Đảng 18 vào ngày 8/11/2012 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li / Getty Images). Giang Trạch Dân chết vào ngày cuối tháng 11 năm 2022.

Đàn áp Pháp Luân Công

Trước khi Giang Trạch Dân chết, truyền thông nhà nước Trung Quốc thường ca ngợi những ‘thành tựu’ của ông ta. Nhưng di sản của Giang Trạch Dân lại là một trong những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử, chịu trách nhiệm trong việc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, theo The Epoch Times.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn cùng với các bài tập thiền định hàng ngày. Kể từ khi được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992, môn tập này đã trở nên phổ biến, ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người theo tập ở Trung Quốc.

Giang đã phát động cuộc đàn áp vì lo sợ sự nổi tiếng của môn này, cảm thấy rằng các nguyên lý đạo đức sẽ đe dọa quy tắc tư tưởng của ĐCSTQ.

Vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô toàn quốc. Một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bỏ tù, tra tấn hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa và gia đình của họ bị phá hủy.

Giang tuyên bố rằng ông ta sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng bằng cách nhắm vào danh tiếng của các học viên, tịch thu tài sản của họ và tấn công thể xác họ. Các học viên bị sát hại sẽ được tuyên bố rằng họ tự sát và hỏa táng ngay lập tức, không có giấy tờ tùy thân. Chính quyền Trung Quốc đã huy động mọi nguồn lực sẵn có—bao gồm tòa án, ban tuyên truyền, các tổ chức văn hóa và chính trị, và trường học—trong nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công.

Các phương tiện truyền thông nhà nước ở mọi cấp độ đã phục vụ ĐCSTQ để sản xuất tin tức giả mạo vu khống các bài giảng của Pháp Luân Công, bôi nhọ người sáng lập và các học viên. Chiến dịch thù hận đã tạo ra nhiều trò lừa bịp, chẳng hạn như “1.400 cái chết” được vu khống là do tu luyện Pháp Luân Công, vụ tự thiêu dàn dựng tại Thiên An Môn.

ĐCSTQ cũng mở rộng tuyên truyền ra nước ngoài để phỉ báng Pháp Luân Công và chính trị hóa vấn đề này. Nhiều phương tiện truyền thông quốc tế lặp đi lặp lại những lời lẽ do ĐCSTQ dựng lên để vu khống Pháp Luân Công, khiến nhiều người hiểu lầm về môn này.

Chính quyền Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân đã sử dụng bạo lực cực đoan, tuyên truyền liên tục và các chiến thuật tẩy não nhằm buộc các học viên Pháp Luân Công phải lựa chọn giữa đức tin và cuộc sống của họ. Trong suốt cuộc đàn áp, hàng triệu người đã bị cầm tù hoặc giam giữ trong các trại lao động, trung tâm giam giữ, nhà thương điên, cơ sở cai nghiện ma túy hoặc “nhà tù đen” không chính thức vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình.

Các nhóm nhân quyền đã ghi lại hơn 100 phương pháp tra tấn mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để bức hại Pháp Luân Công, cũng như việc sử dụng các chất độc hại, gây tổn hại thần kinh. Nhiều học viên đã chết, bị thương tật hoặc phát điên vì sự ngược đãi này.

cac phuong thuc tra tan hoc vien phap luan cong ben trong nha tu o trung quoc
Các phương thức tra tấn học viên Pháp Luân Công bên trong nhà tù ở Trung Quốc. (Ảnh: minghui.org). Giang Trạch Dân chết vào ngày 30/11/2022

Giang Trạch Dân bị kiện ra tòa quốc tế

Các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý trong các cuộc biểu tình trong những năm qua, và đệ đơn kiện Giang Trạch Dân tại hơn 20 quốc gia.

Kết quả điều tra mới được công bố hôm 22/6 của ba nhân sĩ tiên phong trong nỗ lực phơi bày tội ác diệt chủng tại Trung Quốc, bao gồm cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, nhà báo điều tra Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền David Matas cho biết có khoảng 1,5 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc giết để lấy nội tạng, chủ yếu trong số đó là những người tu Pháp Luân Công.

Vào cuối năm 2009, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ra quyết định truy tố các bị can Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính vì các tội tra tấn và diệt chủng đối với người tu Pháp Luân Công.

Theo phán quyết của tòa án cấp cao Tây Ban Nha hôm 19/11/2013, cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng cùng 3 cựu quan chức cấp cao khác có thể bị bắt giữ khi du lịch đến Tây Ban Nha hoặc các nước ký hiệp ước thừa nhận phán quyết của tòa án Tây Ban Nha.

Theo Minh Huệ Net, kể từ tháng 5 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã tiến hành kiện Giang Trạch Dân vì vi phạm nhân quyền lên Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc. Họ đã đệ đơn truy tố tội ác của Giang Trạch Dân lên Tòa án tối cao, yêu cầu công khai các tội ác và đưa ông ta ra trước công lý.

Từ cuối tháng 5/2015 đến tháng 10/2016, Minh Huệ Net đã nhận được khoảng 210.000 bản sao đơn kiện do các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ đệ trình lên Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc và tòa án, với tổng số 177.482 vụ kiện.

cac hoc vien phap luan cong tuan hanh de keu goi cham dut cuoc buc hai o trung quoc hinh anh chup tai washington
Các học viên Pháp Luân Công tuần hành để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc, hình ảnh chụp tại Washington vào ngày 16/7/2015. Biểu ngữ trong ảnh là “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý” (Bring Jiang Zemin to Justice). (Edward Dye / Epoch Times).

Hiện nay, cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn, với hàng triệu học viên đã bị giam giữ ở Trung Quốc kể từ đó, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Vô số người đã chết vì bị tra tấn hoặc tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Video: Giang Trạch Dân và Cuộc Diệt Chủng Đẫm Máu Chống Lại Pháp Luân Công

Phim Ngắn: Giang Trạch Dân và Cuộc Diệt Chủng Đẫm Máu Chống Lại Pháp Luân Công

Mổ cướp nội tạng người đang sống

Năm 2006, một phụ nữ đến từ đông bắc Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ đã trở thành nhân chứng đầu tiên lên tiếng về nạn thu hoạch nội tạng, khi cô làm chứng rằng chồng cũ của mình đã mổ lấy giác mạc của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công kể từ đầu những năm 2000.

Kể từ đó, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) và các nhà nghiên cứu độc lập khác đã tiến hành các cuộc điều tra kỹ lưỡng và xác minh các cáo buộc mổ cướp nội tạng. Một điều tra viên gọi đó là một tội ác “chưa từng thấy trên hành tinh này.”

Năm 2016, các nhà điều tra David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann đã cùng xuất bản một báo cáo dài 700 trang về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Họ ước tính rằng các bệnh viện Trung Quốc đã thực hiện 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép hàng năm và nguồn hiến tặng chính là các học viên Pháp Luân Công.

ong ethan gutmann phat bieu tai mot dien dan o vancouver canada
Ông Ethan Gutmann phát biểu tại một diễn đàn ở Vancouver, Canada, ngày 25/10/2014. Ông là nhà phân tích và điều tra về nhân quyền tại Trung Quốc, tác giả của cuốn sách “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem” (Thu hoạch đẫm máu: Giết người hàng loạt, mổ cướp nội tạng và giải pháp bí mật của Trung Quốc cho vấn đề bất đồng chính kiến). (Ảnh: Sheng Yu / The Epoch Times)

Vào ngày 27/8/2013, The Epoch Times có được một đoạn băng ghi âm độc quyền tiết lộ một sự việc chấn động. Đoạn băng cho biết, vào ngày 13/9/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Bạc Hy Lai và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm nước Đức, trong đó chính Bạc Hy Lai thừa nhận rằng “Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công”.

Trong bản ghi âm, nhân viên Đại sứ quán hỏi về việc “mổ sống lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công”, “Đó là lệnh của ông hay lệnh của Giang Trạch Dân?”. Bạc Hy Lai đáp: “Chủ tịch Giang!”.

giang trach dan tung gay ra toi ac phan nhan loai khi ra lenh mo noi tang cua nguoi dang song
Giang Trạch Dân từng gây ra tội ác phản nhân loại khi ra lệnh mổ nội tạng của người đang sống. Giang Trạch Dân chết tại Thượng Hải vào ngày 30/11/2022. (Ảnh: Tổng hợp)

Giang Trạch Dân bị tố cáo tại Liên Hợp Quốc

Tại cuộc họp Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc lần thứ 24 vào năm 2013, Ông Carlos Iglésias luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha đã buộc tội Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về tội ác diệt chủng hàng vạn người tham gia môn Pháp Luân Công.

Trong phiên họp, đại biểu Trung Quốc đã thô bạo ngăn cản vị luật sư này 2 lần, nhưng đều không thành công, ngược lại còn bị đại diện nhiều quốc gia chỉ trích, lên án. Trong cuộc họp hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, Luật sư nhân quyền người Tây Ba Nha Carlos chỉ ra: Vào tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát biểu trong cuộc họp của cục chính trị, ra ba chỉ thị: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và huỷ hoại thân thể.”

Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu bắt giữ hàng nghìn hàng vạn người dân vô tội. Họ bị nhốt vào trại cải tạo lao động, bị tra tấn và mưu sát.” Đồng thời ông dẫn chứng: Ngài David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada và ngài David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng thế giới, trong báo cáo điều tra độc lập về nạn mổ cắp nội tạng của mình, đã cung cấp những manh mối và chứng cớ xác thực về tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Liên Hợp Quốc tập trung vào việc Giang Trạch Dân mổ cướp nội tạng

Ảnh hưởng chính trị kéo dài

Năm 2002, Giang Trạch Dân chuyển chức danh bí thư Đảng cho Hồ Cẩm Đào, và nguyên thủ quốc gia một năm sau đó. Nhưng Giang vẫn giữ chức vụ đứng đầu Quân ủy Trung ương của Đảng, giám sát quân đội của chế độ cho đến năm 2004.

Ngay cả sau khi đã từ bỏ mọi chức tước, Giang vẫn tiếp tục sử dụng ảnh hưởng chính trị từ phía sau hậu trường thông qua những người trung thành với mình.

Nhiều đồng minh của Giang, được gọi là “Băng đảng Thượng Hải,” vẫn còn trong quân đội, tư pháp, bộ máy an ninh và chính quyền địa phương khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hiện tại của chế độ, lên nắm quyền vào năm 2012.

Trong số đó có Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Ban Thường vụ Chính trị ĐCSTQ và cựu lãnh đạo bộ máy an ninh nội bộ của chế độ.

Để ủng hộ người bảo trợ của mình là Giang, Chu Vĩnh Khang đã trung thành thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chu đã thưởng tiền cho những người cai tù và trại lao động vì đã tích cực tra tấn học viên Pháp Luân Công, theo Minh Huệ Net. Chu Vĩnh Khang cũng đóng vai trò lãnh đạo trong việc tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng người.

Năm 2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, lạm quyền, tiết lộ bí mật quốc gia, cùng nhiều tội danh khác. Bản án của Chu được truyền thông nhà nước Trung Quốc miêu tả như một chiến thắng trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình.

Trước khi Giang Trạch Dân chết, ảnh hưởng chính trị của ông ta giảm dần sau khi nhiều nhân vật cấp cao cùng phe, như cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Tôn Lập Quân, đã bị giam giữ và kết án trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình.

Giang Trạch Dân
Sau khi Giang Trạch Dân chết, Trung Quốc sẽ ra sao? (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nhiều quan chức cao cấp phe Giang Trạch Dân bị thanh trừng

Ngày 2/10/2021, Phó Chính Hoa, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ nhiệm Phòng 610 của ĐCSTQ, được thông báo bị cách chức. Ngày 30 tháng 9, Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và Phó Chủ nhiệm Văn phòng 610 của ĐCSTQ, đã bị “khai trừ kép” (khai trừ đảng và cách chức).

Thật trùng hợp, giống như Phó Chính Hoa, Tôn Lực Quân và Bành Ba, những người từng là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng 610 của ĐCSTQ, cũng bị bắt vào tháng 8 năm nay, bị buộc tội vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật.

Ông Dương Quang, một nhà bình luận về Trung Quốc, bình luận trên Vision Times rằng, đây là lời nguyền của Văn phòng 610, một tổ chức khét tiếng bức hại Pháp Luân Công, rằng bất kỳ quan chức cấp cao nào của ĐCSTQ từng phục vụ ở vị trí này sẽ không có kết cục tốt đẹp.

Tài sản của Giang Trạch Dân

Theo một số nguồn, Mỹ đang cùng các nước điều tra khối tài sản 10 nghìn tỷ USD ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, số tiền này có thể được sử dụng để bồi thường cho tổn thất do dịch bệnh gây ra. Và đối tượng đầu tiên bị “sờ gáy” là gia tộc của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, với tổng tài sản ước tính hơn 1.000 tỷ USD.

tu trai sang phai lan luot la cac ty phu trung quoc va be do cha ong trong dcstq
Từ trái sang phải lần lượt là các tỷ phú Trung Quốc và bệ đỡ cha ông trong ĐCSTQ, gồm: Ôn Vân Tùng (con trai ông Ôn Gia Bảo), Giang Chí Thành (cháu trai ông Giang Trạch Dân), Hạ Cẩm Lôi (con trai ông Hạ Quốc Cường), Lưu Lạc Phi (con trai ông Lưu Vân Sơn). (Ảnh: Aboluowang). Sau khi Giang Trạch Dân chết, phe Giang sẽ ra sao?

Doanh nhân Viên Cung Di tại Hong Kong nói rằng trong số tài sản khoảng 10 nghìn tỷ USD, phần lớn nhất thuộc sở hữu của gia tộc cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, chiếm khoảng 1.000 tỷ USD.

Ông bình luận: “Bạn thử nghĩ xem, nhà họ Giang đã thực sự kiểm soát Trung Quốc trong 30 năm. Bắt đầu từ sự kiện Lục Tứ 1989 (Thảm sát Thiên An Môn) thì Trung Quốc đã nằm trong tay họ Giang rồi. Đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997, mọi quyền lực đều giao cho ông ta. Không ngừng đoạt quyền, thế lực của nhà họ Giang không ngừng mạnh lên, không những ở Thượng Hải, mà là trên toàn bộ Trung Quốc, (bao gồm) ba công ty viễn thông tốt nhất và dễ kiếm tiền nhất, cùng nhiều ngân hàng ở Thượng Hải”.

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x