Sự hình thành của lịch âm và lịch dương

Gregorianscher Kalender Petersdom
Chi tiết về lăng mộ của Giáo hoàng Grêgôriô XIII kỷ niệm sự ra đời của lịch Gregorian. (Ảnh: Public Domain)

Lịch âm và lịch dương là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Nhờ có lịch mới có thể tổ chức được thời gian cho các hoạt động tôn giáo, xã hội, kinh tế và hành chính.

Thật thú vị khi hai bộ lịch thông dụng nhất, lịch âm (lịch mặt trăng) và lịch dương (lịch mặt trời) đều được phát minh bởi người Ai Cập cổ đại.

Bộ lịch âm sử dụng chủ yếu cho tổ chức các lễ hội tôn giáo, và bộ lịch dương sử dụng cho các hoạt động hành chính và trong cuộc sống hàng ngày của người Ai Cập cổ đại. Lịch dương của người Ai Cập cổ đại là bộ lịch đầu tiên có 365 ngày trong một năm, do đó nó là tiền thân của lịch Gregorian được sử dụng ngày nay.

Lịch mặt trăng đầu tiên

Mặc dù chưa thể khẳng định nhưng các chuyên gia phỏng đoán lịch Ai Cập cổ đại đã được sử dụng khoảng 5000 năm trước. Đây là bộ lịch âm lịch (lịch mặt trăng) được sử dụng trong tất cả các hoạt động cho đến khi phát minh ra lịch dương (lịch mặt trời). Bộ lịch âm này chia năm thành 12 tháng, độ dài của mỗi tháng phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng (thường là 29 hoặc 30 ngày).

Mỗi tháng bắt đầu khi mặt trăng bắt đầu xuất hiện và được đặt tên theo lễ hội lớn được tổ chức trong tháng đó. Vì lịch âm ngắn hơn lịch dương 10 hoặc 11 ngày, nên cứ vài năm sẽ có thêm tháng thứ 13, gọi là tháng nhuận, và như vậy lịch khớp với mùa nông nghiệp và các lễ hội tôn giáo.

lịch dương, lịch âm, ai cập cổ đại
Nut, nữ thần bầu trời Ai Cập trong lăng mộ của Ramíp VI. (Hans Bernhard / CC BY SA 3.0)

Chia mùa và thêm ngày trong một năm để tôn vinh các vị Thần

Lịch mặt trời được sử dụng vào khoảng thời gian cuối Ai Cập cổ đại. Lịch này chia năm thành ba mùa xoay quanh chu kỳ nông nghiệp – Mùa lũ, Mùa gieo hạt và Mùa hè. Mỗi mùa có bốn tháng.

Các tháng của Ai Cập được chia thành ba khoảng thời gian, mỗi khoảng là 10 ngày, được gọi là thập kỷ (tương ứng với tuần bảy ngày mà chúng ta sử dụng ngày nay). Hai ngày cuối cùng của mỗi thập kỷ được coi là ngày lễ (như cuối tuần của chúng ta ngày nay) và người Ai Cập không phải đi làm việc. Do đó, tổng cộng là 360 ngày trong một năm.

lịch dương, lịch âm, ai cập cổ đại
Lịch trong đền thờ Kom Ombo. (Ad Meskens / CC BY SA 3.0)

Năm ngày được thêm vào cuối mỗi năm, như vậy là 365 ngày trong một năm, gần giống như lịch Gregorian được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới ngày nay. Năm ngày được thêm vào là để kỷ niệm ngày sinh của năm vị thần theo thứ tự: Osiris, Horus, Seth, Isis và Nephthys, trong những ngày này người Ai Cập không phải đi làm việc.

Vì Năm ngày này được thêm vào nên lịch mặt trời và năm thiên văn trở nên giống nhau. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng lịch mặt trời để có được phân chia chính xác hơn cho các hoạt động hành chính.

Không có ngày nhuận trong lịch Ai Cập cổ đại

Tuy nhiên, có vẻ như người Ai Cập cổ đại không có khái niệm về một ngày nhuận như chúng ta có ngày nay. Điều này có nghĩa là lịch mặt trời của Ai Cập cổ đại đã thiếu một phần tư mỗi ngày, khiến nó dần dần không còn phù hợp. Do đó, 1461 năm mặt trời của Ai Cập (được gọi là chu kỳ Sothic) là thời điểm lịch bắt đầu từ đầu. Đã có những nỗ lực nhằm khắc phục vấn đề này trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Trong Nghị định Canopus năm 239 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy, Ptolemy III, đã thêm một ngày thứ sáu vào cuối năm mặt trời. Ngày này được dự định để tôn vinh pharaoh và vợ của ông như những vị thần. Kế hoạch đã sớm bị bác bỏ do sự không đồng tình của thầy tế Ai Cập bảo thủ. Tuy nhiên, một ngày nhuận đã được thêm vào sau cuộc chinh phục Ai Cập của người La Mã vào năm 30 trước Công nguyên.

Lịch Gregorian và thiếu 11 ngày ở Anh

Có thể nói lịch mặt trời của Ai Cập cổ đại là một đóng góp rất quan trọng đối với nhân loại, vì nó là tiền thân của lịch Gregorian hiện là lịch được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù một số đặc điểm của bộ lịch này vẫn còn và có thể dễ dàng nhận ra ngày nay, tuy nhiên đã có một số thay đổi qua hàng thiên niên kỷ trước khi trở thành bộ lịch đang được sử dụng ngày này.

Lịch Gregorian, hay còn gọi là lịch phương Tây hoặc lịch Kitô giáo, được đặt theo tên của Giáo hoàng Grêgôriô XIII. Giáo hoàng đã giới thiệu bộ lịch này vào năm 1582. Nó đã thay thế lịch La Mã Julian.

Các quốc gia dưới thời đạo Tin lành ban đầu từ chối lịch Gregorian do mối quan hệ với giáo hoàng, và họ coi đây là một âm mưu để đưa họ trở lại Giáo hội Công giáo La Mã. Tương tự như vậy, các quốc gia thuộc Giáo hội Chính thống Đông phương cũng không dễ dàng chấp nhận lịch Gregorian.

Khi Vương quốc Anh và các vùng lãnh thổ của nó chuyển từ lịch Julian sang lịch Gregorian vào năm 1752, thì lịch được sử dụng ở Anh cần phải phù hợp với các quốc gia khác thuộc Châu Âu và đã quyết định sau ngày ngày 2 tháng 9 năm 1752 (Thứ Tư) sẽ là ngày 14 tháng 9 năm 1752 (Thứ năm), dẫn đến mất 11 ngày.

Sự thay đổi này dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội và bạo loạn ở Anh; tuy nhiên hầu hết các nhà sử học ngày nay tin rằng những cuộc bạo loạn này hoàn toàn không xảy ra hoặc chúng đã được phóng đại quá mức.

Theo Ancient Origin

Tác giả: Wu Mingren

Nội Nhiên biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x