Giáo dục hạnh phúc (3): Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 2)

Giáo dục hạnh phúc (2): Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 1)
Giáo dục hạnh phúc: Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Ảnh: Internet)

Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 1: Hậu đức tải vật

Mục 1: Sự vĩ đại của đức tính người mẹ

1. Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 2)

Cổ nhân giảng rằng: Bách thiện hiếu vi tiên, chữ “hiếu” này là căn bản nhất của tất cả các đức hạnh, cũng chính là, các thầy cô dạy chữ hiếu này cho trẻ nhỏ thì cần dạy trẻ yêu thương người khác, cần dạy trẻ có lòng biết ơn. Vì sao phải biết ơn? Bởi vì chúng ta ngồi ở đây có những người vợ, có những cô gái và rất nhiều người chưa kết hôn, nếu như trước khi bạn trở thành một người vợ, bạn hiểu được đạo lý làm thế nào để kiếp nhân sinh được tốt đẹp thì đây mới là phúc phận thực sự, chúng tôi chính là tặng phúc phận cho mọi người.

Chúng ta nói “bách thiện hiếu vi tiên”, cổ ngữ Trung Quốc có câu rằng “có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, mọi người hiểu ý nghĩa của câu này là gì không? Chính là nói, những gì trước ba tuổi thì chúng ta không nhớ nổi, mà chỉ nhớ được những chuyện lúc sau năm tuổi. Cũng chính là nói, trước lúc ta ba tuổi, cha mẹ đối xử với chúng ta thế nào thì chúng ta không hề có ấn tượng. Đương nhiên cũng sẽ nhìn thấy những bậc cha mẹ khác chăm sóc con cái của họ rất vất vả. Nhưng chỉ khi bạn có con rồi, bạn mới có thể thực sự cảm nhận được sự vất vả đó. Đầu tiên là mang thai, chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau ấy thân người mẹ phải gồng gánh hai người. Ngoài ra người mẹ còn có phản ứng thời kỳ đầu mang thai như buồn nôn, nôn mửa, đây là một loại thống khổ, thống khổ nhưng rất hạnh phúc. Mặt khác người mẹ còn bị phù chân, chóng mặt, vì sao thế? Bởi vì trong thời gian mang thai, một người ăn phải cung cấp dinh dưỡng cho hai người, hơn nữa dinh dưỡng ưu tiên cung cấp cho thai nhi, cho nên 10 tháng mang thai của người mẹ rất không dễ dàng.

Mọi người biết rằng mỗi một lần chuyển dạ sinh con đều vô cùng thống khổ và đau đớn. Vậy người mẹ chịu thống khổ như vậy là vì điều gì? Chính là đứa con. Đương nhiên bản thân người mẹ rất hạnh phúc, nhưng trong quá trình này người mẹ rất thống khổ. Trong quá khứ có người khi đến sinh nhật của mình thì nhịn ăn một ngày, người đó cho rằng sinh nhật của mình chính là ngày gặp nạn của mẹ. Nhìn lại những đứa trẻ ngày nay mỗi khi đến sinh nhật thì cần phải có bánh kem, hoặc món quà nào đó. Chúng ta thân là những thầy cô nên nói cho trẻ biết, đến ngày sinh nhật thì đầu tiên nên phải biết ơn, cảm ơn mẹ của mình đã đưa mình đến thế giới này. Hơn nữa các thầy cô giáo chúng ta thường ngày cũng nhất định phải giáo dục lòng biết ơn cho trẻ, dạy trẻ nên cảm ơn ai, cảm ơn cha mẹ, ông bà của mình,…

Khi bạn dạy trẻ cảm ơn cha mẹ, trẻ sẽ biết được đạo lý này, bạn nói xem đứa trẻ có biết cảm ơn bạn không? Nhất định là có! Cha mẹ cho đứa trẻ sinh mệnh, chăm sóc từ miếng ăn đến cái mặc cho trẻ, rất vất vả, vậy thầy cô là người dạy tri thức cho đứa trẻ, thầy cô có vất vả không? Khẳng định là vất vả. Nhưng thầy cô không thể nói rằng mình rất vất vả, bạn nói bố mẹ đứa trẻ vất vả, như vậy là tốt nhất. Vậy thì cha mẹ đứa trẻ cũng như vậy, họ không nói rằng mình rất vất vả, họ nói thế nào đây? Họ nhất định sẽ nói: “Đến trường con phải nghe lời thầy cô, làm thầy cô cũng không dễ dàng gì, bất kể người khác không tốt thế nào, con phải nghe lời thầy cô”. Làm cha mẹ, họ khiến con mình nghe lời thầy cô cũng được xem như biết dạy dỗ.

Cho nên thầy cô cũng không cần phải nói mình vất vả như thế nào, bạn nói rằng cha mẹ rất vất vả, đứa trẻ này sẽ có lòng biết ơn. Có lòng biết ơn rồi, đứa trẻ này sẽ có thể dùng lòng biết ơn ở chỗ này mà không dùng ở chỗ kia không? Không thể, cho nên chúng ta cần nhấn mạnh cái tâm này, đứa trẻ biết rằng người mẹ đã vì nó mà phó xuất thật không dễ dàng, vậy đứa trẻ sẽ biết thầy cô dạy cho chúng tri thức cũng không dễ dàng, nó đã có được lòng biết ơn này rồi. Cho nên các thầy cô chúng ta dạy đứa trẻ cảm ơn cha mẹ, khi bạn cứ luôn dạy trẻ như vậy, cha mẹ đứa trẻ sẽ tin tưởng bạn, cũng sẽ cảm ơn bạn, và sẽ nói với đứa trẻ rằng: “Con cần phải nghe lời thầy cô”. Bởi vì bạn nói cho đứa trẻ điều tốt nhất, cho nên nhất định phải dạy trẻ lòng biết ơn.

Có thông báo tuyển dụng của công ty nước ngoài, có một sinh viên đến ứng tuyển, sau khi trải qua vòng đầu, trải qua vòng thứ hai là vòng thi viết, đến vòng thi cuối cùng cần tổng giám đốc phỏng vấn trực tiếp. Anh ta chuẩn bị một tệp tài liệu dày, nào là kế hoạch doanh nghiệp, nào là vị trí công việc cần phải làm thế nào, làm rất nhiều chuẩn bị. Kết quả, vị giám đốc chỉ hỏi một vấn đề: “Cậu đã từng rửa chân cho mẹ mình chưa?” Điều anh ta chuẩn bị đều là những thứ chuyên môn, ông chủ lại không hỏi anh ta kiến thức chuyên môn, lại đi hỏi cậu đã từng rửa chân cho mẹ mình chưa. Ai trong chúng ta đã giúp mẹ mình rửa chân? Giơ tay xem nào! Rất nhiều, hãy cho họ một tràng vỗ tay! Chưa từng rửa cũng không sao, chúng ta nói về đạo lý này, trong lòng bạn phải có mẹ, phải có tấm lòng biết ơn. Đương nhiên bây giờ người mẹ vẫn còn trẻ, đợi họ cao tuổi rồi, chúng ta rửa cũng chưa muộn, quan trọng là chúng ta phải có nhận thức này, phải có cái tâm này.

Lý do ông chủ hỏi như vậy, mọi người có biết được là ý gì không? Bởi vì sinh viên này xác thực chưa từng rửa chân cho mẹ, lại không thể nói dối, làm thế nào đây? Tất nhiên sinh viên này rất thông minh, lúc đó anh ta nói: “Ngày mai tôi quay lại được không?” Sau đó anh ta về nhà, anh ta nhất quyết đòi rửa chân cho mẹ, mẹ anh ta cảm thấy kỳ lạ không hiểu tại sao, nên không cho cậu rửa. Nhà của họ ở thành phố, cha mất sớm, còn mẹ cậu lại không có công việc ổn định, đành phải làm công việc gấp hộp giấy trong một xưởng sản xuất nhỏ, hàng ngày về nhà rất muộn. Bởi vì cha mất sớm, áp lực cuộc sống rất lớn, nhưng người mẹ nói con không cần làm gì hết, con chỉ cần học giỏi là được, vậy là người mẹ đã gánh vác toàn bộ gánh nặng cuộc sống, tất cả việc nhà con trai không cần bận tâm, cho dù là cọ nồi rửa bát hay là giặt giũ, nấu cơm, hết thảy đều không cần làm.

Cứ như vậy người mẹ đã chu cấp cho anh đến khi tốt nghiệp đại học, tất nhiên anh ta chưa từng rửa chân cho mẹ, khi anh này sờ vào đôi chân thô ráp của mẹ mình, nước mắt anh đã tuôn rơi: “Nhiều năm như vậy, thật không dễ dàng với mẹ”. Khi con người sống trong điều kiện thoải mái thì anh ta không cảm thấy hạnh phúc, anh không ngờ được rằng cuộc sống an nhàn thoải mái của mình là nhờ sự hy sinh to lớn của người mẹ mà đổi lấy, trong giây phút rửa chân đó, lòng biết ơn của anh đã xuất ra. Ông chủ này không kiểm tra năng lực chuyên môn của anh, mọi người nghĩ xem có thể tốt nghiệp đại học, thậm chí là một sinh viên đại học tài năng, năng lực và tay nghề không có vấn đề gì. Nhưng một người có kiến thức, có chuyên môn mà không có lòng biết ơn, một khi trả ít tiền, thì qua vài ngày là nghỉ việc rồi, thậm chí còn mang theo bí mật của công ty rời đi, người như vậy không có uy tín, một người không có lòng biết ơn không có uy tín thì sẽ không có sự tín nhiệm. Nếu anh ấy có lòng biết ơn, anh sẽ biết cảm ơn ông chủ. Khi anh ấy có thể cảm ơn mẹ, thì anh mới có thể cảm ơn ông chủ của mình, mọi người nói xem có phải đạo lý này không?

Hãy nói về trường mẫu giáo, hiệu trưởng mở một trường học thật không dễ dàng gì. Một đứa trẻ nhìn thấy thầy cô chúng ta lên lớp cảm thấy rất dễ dàng, nhưng thực ra chúng ta tự biết rằng, thầy cô lên lớp phải chuẩn bị bài, chuẩn bị dụng cụ dạy học, phải chuẩn bị rất nhiều thứ, không hề dễ dàng, nhưng đứa trẻ nghe giảng lại không cảm thấy sự vất vả đó. Nói về dụng cụ dạy học, bạn lấy một quả táo và đưa lên, bọn trẻ chỉ nhìn thấy một hành động đơn giản như thế khi lên lớp, nhưng có phải mất rất nhiều thời gian để vẽ quả táo này không? Sự hy sinh của thầy cô có lúc đứa trẻ không biết được, vậy thì sự hy sinh, vất vả của ông chủ, liệu chúng ta có biết không? Có lúc chúng ta cũng không biết. Liệu một người bình thường có thể cho ta nhiều thứ giống như những thứ mà một người mẹ cho đứa con không? Nếu như một người ngay cả đối với mẹ còn không biết ơn, vậy thì có thể biết ơn người khác không? Không có lòng biết ơn, sẽ không biết đủ, không biết đủ thì có thể hạnh phúc không? Cho nên như vậy đứa trẻ sẽ không hạnh phúc. Nó không những không biết đủ mà còn oán trách người khác.

Bên trên nói rằng có nuôi con mới biết lòng cha mẹ, còn có thống khổ của 10 tháng hoài thai cùng với nuôi dưỡng ở giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, thật không dễ dàng, nhất là khi đứa trẻ từ 1 – 2 tuổi cần phải bú sữa mẹ, khi này đã cảm nhận được sự bảo hộ của cha mẹ đối với đứa trẻ, đây chính là chữ “hiếu”, cũng là một loại đức. Đương nhiên hiện nay nếu có ông bà nội, ông bà ngoại giúp đỡ chăm sóc đứa trẻ thì người mẹ sẽ thoải mái hơn nhiều, sẽ không trải nghiệm được phần thống khổ đó.

Nói về việc tự mình chăm sóc con cái nhé, đến buổi tối bạn vừa nói muốn đi ngủ, đứa trẻ ở đó khóc lên, bạn phải vội vàng đứng dậy, chứ không thể nói tôi ngủ một lát rồi mới trông trẻ, đúng không? Bạn nói đứa trẻ có đi tiểu đúng giờ không? Nó không tiểu đúng giờ, bao gồm cả ăn cơm cũng không đúng giờ, nó muốn ăn, muốn đi tiểu, đại tiện bất cứ lúc nào, một khi nó đại tiện sẽ khóc, bạn không ngủ được, bạn phải dậy chăm sóc nó. “Đệ Tử Quy” của chúng ta tại sao lại giảng “cha mẹ gọi, trả lời ngay”? Chính là nói lúc nhỏ bạn đại tiện, bạn khóc, đương nhiên bạn lúc đó không biết gọi mẹ, một khi bạn khóc cũng đồng nghĩa với gọi mẹ rồi. Mẹ sẽ vội vàng chạy tới giúp bạn, mẹ không thể nói đợi mẹ xem xong cuốn tiểu thuyết này rồi giúp cho con. Bãi phân cứ để đó, có thể không? Mẹ phải vội vàng giúp cho bạn.

Chính là nói rằng mẹ giống như người phục vụ vậy, bất cứ lúc nào gọi liền có mặt, đứa trẻ này sẽ vô cùng hạnh phúc. Có đứa trẻ tã lót chưa bao giờ bị ướt, vậy thì người mẹ đó phải kịp thời biết nhường nào, đứa trẻ hễ tiểu ra, mẹ lập tức đến ngay. Hễ đi tiểu là có người thay, hễ khát là có nước uống, hễ đói thì liền có sữa, thứ hạnh phúc đó, những thứ đạt được đó của đứa trẻ có được gọi là hạnh phúc không? Nếu như đứa trẻ đói và khóc, nửa giờ sau mới được ăn, đó có thể gọi là hạnh phúc không? Như vậy không phải hạnh phúc. Cho nên nói hạnh phúc của đứa trẻ và những thứ đứa trẻ có được là nhờ sự mất mát của cha mẹ mà đổi lấy.

Mọi người xem văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đi đôi với điều đắc được của người này sẽ là sự mất mát của người khác. Hạnh phúc thoải mái của đứa trẻ là những đêm mất ngủ của mẹ, bởi vì mẹ cần phải chăm sóc đứa trẻ bất cứ lúc nào, đứa trẻ hễ có động tĩnh mẹ liền dậy, bởi vì người mẹ lo lắng cho đứa trẻ, tại sao lại “thủ hiếu đễ”? Khi đứa trẻ còn nhỏ, người mẹ đã “hiếu” với nó trước rồi, cho nên trong Hồng Lâu Mộng nói rằng: “Xưa nay cha mẹ thực khờ thay, hiếu thuận con cháu ai thấy đây?” Còn nói rằng: “Con đi ngàn dặm mẹ lo lắng, mẹ đi ngàn dặm con không buồn”. Ở đây trật tự bị đảo ngược, mẹ đặt con ở vị trí số một, không thể để cho con cái chịu một chút ủy khuất nào, đây chẳng phải là “con trai gọi, trả lời ngay”, hoặc là “con gái gọi, liền đến ngay”?

Cho nên nói rằng những thứ đứa trẻ có được là sự mất mát của người mẹ, nhưng sự mất mát này, mọi người có biết là gì không? Loại mất mát này gọi là “đức”, mọi người chú ý chữ “đắc” (得) và chữ “đức”( 德) này, nó cùng âm đọc nhưng chữ viết khác nhau, đương nhiên ý nghĩa cũng không giống nhau. Sau này có người chủ trương cải biến chữ viết Trung Quốc thành chữ Bính âm, nếu đổi thành chữ Bính âm thì liệu hai chữ này còn có thể nhìn ra điểm khác biệt không? Điều đó là không thể. Người xưa Trung Quốc nói rằng “đức giả đắc dã”, trên thực tế chính là có “đức” rồi mới có thể “đắc”, không có “đức” này thì cái gì cũng đừng mong “đắc” được, vì vậy mới nói rằng chúng ta nên trọng đức.

Vậy thì làm thế nào có thể “đắc” được “đức” đây? Chính là phải mất đi, bạn mất vật chất, bạn phó xuất vất vả, bao gồm bị người khác làm tổn thương, bạn thống khổ mà không so đo với người khác đều có thể đắc được “đức”. Chúng ta đều thích cảm giác của gia đình, nếu như bạn đến một thành phố mới, mỗi người đều có thể giống như cha mẹ đối đãi với chúng ta sao? Mọi người đều ân cần với bạn sao? Cho nên những thứ nhận được khi chúng ta còn nhỏ là sự hy sinh, mất mát của cha mẹ, loại mất mát này chính là “đức”. Ví dụ, chúng ta đi xe buýt, mọi người có nhường chỗ ngồi cho người già không? Vậy thì khi chúng ta nhường chỗ, bạn không có chỗ ngồi, bạn thấy mệt không? Rất nhiều người lương thiện trong chúng ta đều có cảm giác này: Bạn nhường chỗ cho người khác, trong tâm không những không cảm thấy lo, ngược lại cảm thấy rất hạnh phúc, trong tâm có cảm giác rất thoải mái và vui vẻ, đây chính là “đức”.

Vậy thì người có đức dày có phải vô cùng thống khổ không? Không phải. Giống như cảm giác khi bạn nhường chỗ vậy. Khi tan làm, bạn nghe được phụ huynh nói: “Cô giáo hôm nay dạy dỗ nhiều trẻ như vậy rất vất vả, rất cảm ơn cô giáo nhé!” Cảm giác trong tâm chúng ta không phải là mệt mỏi, mà là cảm giác rất thoải mái. Tại sao người ta muốn cảm ơn bạn? Là vì chúng ta đã mất đi, nói cách khác là vì chúng ta đã phó xuất, đúng không? Bạn phó xuất rồi, bạn dụng tâm chăm sóc cho con cái của họ, cho nên họ cảm ơn bạn. Họ cảm ơn bạn chính là “đức” của bạn. Ngoảnh đầu nhìn lại, khi bạn còn nhỏ tất cả những gì thoải mái đều là cha mẹ ban cho, khi chúng ta không có lòng biết ơn mà còn ở đó so sánh: “Hầy, cha tôi kiếm được ít tiền, cha nhà người ta có thể kiếm được nhiều tiền”; “Cha nhà người ta có công việc tốt, còn cha tôi ngốc nghếch, phải ở nhà làm ruộng”. Loại người này thiếu lòng biết ơn nghiêm trọng, cha bạn ở nhà nếu ngay cả trồng trọt cũng không biết, vậy làm sao nuôi bạn lớn đến thế này? Cho nên khi bạn có lòng biết ơn, bạn sẽ cảm thấy cha mẹ làm ruộng nuôi bạn lớn thế này thật rất rất không dễ dàng.

Văn hóa Trung Quốc rất có ý nghĩa, “đắc” (得) chính là “thất” (失), “thất” này chính là phó xuất, khi bạn phó xuất chính là bạn đang đắc, bạn đắc được gì? Đắc được “đức”. Tối nay có thầy cô đi gặp bạn bè, có thầy cô xem phim truyền hình, còn có thầy cô ở nhà chuẩn bị bài lên lớp, thầy cô này viết giáo án cũng được, suy nghĩ cách dạy học cũng vậy hoặc là làm dụng cụ dạy học nào đó, hành động này có thể gọi là phó xuất không? Người ta xem phim hoặc chơi game, còn người này suy xét xem cách dạy học, đây chính là phó xuất, chính là “thất”. Ngày mai trạng thái lên lớp của hai người giáo viên này, có thể học sinh không cảm giác được, bởi vì bạn chuẩn bị năm phương pháp, mà lên lớp chỉ có thể dùng một phương pháp, nhưng phương pháp mà bạn dùng nhất định là tốt nhất.

Loại phó xuất này tuy rằng không dễ được người khác cảm nhận, nhưng quá khứ người già giảng rằng: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, “người đang làm trời đang nhìn”. Loại phó xuất này của bạn có thể thể hiện ra không? Có thể thể hiện ra, vậy thì sẽ có người nói: “A, vị thầy cô này vì sao dạy tốt như vậy?”, như vậy chứng minh rằng sự phó xuất của người này ở phía sau rất nhiều, người này đã chuẩn bị bài rất kỹ. Khi còn trẻ, các bạn nghĩ ra một số phương pháp, hôm nay nghĩ vài cái, ngày mai nghĩ vài cái, đợi đến khi bạn 30 tuổi, bạn đã tích lũy được rất nhiều rồi, vậy thì bạn giảng cái gì cũng đều rất dễ dàng. Nếu khi còn trẻ bạn lười nhác, vậy thì bạn sẽ luôn đối mặt với câu hỏi “cái này nên làm thế nào?”, luôn không giải quyết tốt một số vấn đề, trong khi người khác dễ dàng nghĩ ra biện pháp, đây cũng là một loại quan hệ giữa mất và được.

Cho nên văn hóa truyền thống Trung Quốc có nội hàm vô cùng sâu sắc. Nó khai sáng cho chúng ta, bạn có đức chính là cho người khác nhiều hơn, phó xuất của bạn chính là những gì người khác nhận được, chính là hạnh phúc của người đó. Lấy những cái bàn này làm ví dụ, chúng ta ngồi ở đây, vậy có phải có người xếp bàn cho chúng ta, nếu chúng ta đi rồi, không có ai dọn dẹp chỗ bàn này, chẳng phải là hỗn loạn sao? Nếu mỗi người chúng ta đều tiện tay xếp gọn gàng bàn ghế, phải chăng rất nhanh có thể xếp xong, nếu như để một người xếp có thể cần phải mất hơn 10 phút, mỗi người chúng ta thuận tay một cái, có phải rất nhanh là xong rồi? Vậy thì khi chúng ta giáo dục con trẻ thì phải dạy như thế này: “Con nhẹ nhàng đặt chiếc ghế nhỏ ở đây, chỉ mất của con 10 giây, nhưng người dọn phòng sẽ tiết kiệm được 10 giây, hành động nhỏ này của con chính là đức”.

Khi chúng ta dạy trẻ, chính là dạy cái này, khiến cho đứa trẻ trước khi làm bất cứ việc gì thì việc đầu tiên là nghĩ đến người khác, đây chính là đức, đây là hành động của thánh nhân. Khi đứa trẻ hình thành được thói quen như vậy, bạn nói xem thân làm thầy cô có thoải mái không? Hay là, khi đứa trẻ tan học, bạn còn phải gọi từng đứa trẻ một, có lúc đứa trẻ không nghe lời, ai cũng về rồi, khi bạn chồng từng cái ghế lên sẽ biết được thật không dễ dàng. Bạn đừng coi đây là chuyện nhỏ, mỗi lớp có nhiều trẻ như thế, nó rất dễ dưỡng thành những thói quen tốt, mọi người nghĩ xem, nếu lớp học của chúng ta có 40 đứa trẻ, mỗi người đều được dưỡng thành thói quen tốt như vậy, thầy cô chúng ta có thể không thoải mái sao?

Chúng ta nói làm thế nào giảm nhẹ gánh nặng cho các thầy cô, chính là lấy điều ấy để giảm. Trẻ nhỏ rất dễ nghe lời, như vậy sẽ khiến chúng hình thành thói quen tốt, thầy cô chúng ta có thể nhẹ nhõm hơn một chút, như vậy bạn sẽ càng có nhiều sức lực để nghiên cứu việc dạy học. Có vị thầy cô chuẩn bị bài học rất tốt, có thể bạn chuẩn bị 18 phương pháp, chuẩn bị được rất tốt, nhưng hễ lên lớp thì đứa này chạy một chỗ, đứa kia chạy một chỗ, bạn còn phải đuổi theo chúng, bạn nói xem tiết học này dạy làm sao? 18 phương pháp có dùng được không? Không dùng được! Có phải đạo lý này không?

Cho nên thói quen hành vi và phẩm chất đạo đức của đứa trẻ là vô cùng trọng yếu, tại sao chúng ta giảng “đức giáo vi tiên”, tại sao trong “Đệ Tử Quy” giảng “thủ hiếu đễ”? Khi đứa trẻ có lòng biết ơn, nó biết được người mẹ rất vất vả, thầy cô chúng ta cũng rất vất vả, cho nên chúng biết xếp bàn ghế gọn gàng một chút. Khi mỗi đứa trẻ đều nghĩ như vậy, bạn chính là người hạnh phúc nhất, cho nên trước tiên bạn phải dạy cho chúng hiểu được hạnh phúc. Cho nên chúng ta thân là một người con gái, khi chúng ta biết được làm thế nào để làm một người con gái tốt, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để giáo dục đứa trẻ cho tốt.

Nguồn: Chánh Kiến


Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x