Nghiêu Thuấn Vũ – Chương 7: Khai sáng Hoa Hạ tân kỷ nguyên

Chân dung Nghiêu Thuấn Vũ
Chân dung Nghiêu Thuấn Vũ

Nhân vật anh hùng thiên cổ – Nghiêu Thuấn Vũ

Chương 7: Khai sáng Hoa Hạ tân kỷ nguyên

1. Hồng phạm cửu trù

Sau khi Đế Thuấn hồi thiên, sau ba năm để tang, Vũ đã để lại đế vị cho con trai của Thuấn là Thương Quân, lui về ở ẩn ở Dương Thành. Nhưng chư hầu trong thiên hạ đều không đến triều bái Thương Quân, mà đến triều bái Vũ. Vũ kế vị Thiên tử, lấy quốc hiệu là Hạ.

Sau khi kế vị, đầu tiên Vũ tế tự Thiên địa Thần linh. Đại Vũ dập đầu cầu Trời, Trời ban cho Vũ “Hồng phạm cửu trù”.

Một hôm, Đại Vũ đến núi Hùng Nhĩ, là nơi đầu nguồn của sông Lạc, thì Thần Quy xuất hiện, đi thẳng đến phía trước Vũ, trên lưng có đồ hình và văn tự, Vũ dùng bút vẽ theo mẫu hình trên đồ hình. Một bên là số, từ 1 đến 9, sắp xếp có trật tự, tính tóan ngang dọc, kết quả nào cũng là con số tròn. Một bên là văn tự, là: Ngũ hành, làm 5 việc quan trọng, thực thi 8 chính sách nông nghiệp, sử dụng phối hợp 5 phép ghi thời gian, đặt phép tắc tối cao, dùng 3 đức hạnh để cai quản, sáng suốt dùng xem bói giải nỗi nghi hoặc, nghiên cứu tỉ mỉ các dấu hiệu thời tiết dự tính tương lai, dùng ngũ phúc (5 thiện báo) cổ vũ dân chúng hướng thiện, dùng lục cực (6 ác báo) khuyên dân chúng bỏ điều ác.

Thần quy mang sách
Thần quy mang sách (Phạm vi công cộng)

Khi nhàn hạ, Vũ thường đem Lạc Thư này ra nghiên cứu, đem nó xếp lại theo trật tự, phân thành 9 loại, và giải thích thêm cho hoàn thiện, chính là “Hồng phạm cửu trù.”

“Hồng phạm cửu trù”, là chín trách nhiệm của Thiên tử, cũng là chín thượng sách trị vì thiên hạ. Cụ thể: Thứ nhất là ngũ hành, thứ hai là năm điều tôn nghiêm, thứ ba là tám chính sách nông nghiệp, thứ tư là sử dụng phối hợp 5 phép ghi thời gian, thứ năm là đặt phép tắc tối cao, thứ sáu là dùng tam đức để cai trị, thứ bảy là sáng suốt dùng xem bói giải nỗi nghi hoặc, thứ tám nghiên cứu tỉ mỉ các dấu hiệu thời tiết dự tính tương lai, thứ chín là ngũ phúc (5 thiện báo) cổ vũ dân chúng hướng thiện, dùng lục cực (6 ác báo) khuyên dân chúng bỏ điều ác.

Hồng phạm cửu trù
Hình vẽ “Hồng phạm cửu trù” (Phạm vi công cộng)

2. Đúc Cửu đỉnh thống nhất Hoa Hạ

Sau khi Vũ lên ngôi, chư hầu trong thiên hạ tụ họp về Đồ Sơn. Để kỷ niệm lần thịnh hội này, Đại Vũ quyết định đem đồng thanh từ các nơi cống nạp đúc thành Cửu đỉnh (9 vạc lớn). Đồng cống nạp của châu nào, thì đem đúc thành một đỉnh của châu đó, và khắc lên bề mặt hình thế núi sông của châu đó, ngoài ra còn khắc lên đỉnh những đồ vật và cầm thú kỳ lạ gặp được lúc trị thủy trước đây, mỗi đỉnh biểu tượng cho một châu, Cửu đỉnh biểu tượng cho Cửu châu. Trong đó, đỉnh của Dự châu làm đỉnh lớn ở trung tâm. Cửu đỉnh được đặt ở đô thành triều Hạ, biểu tượng Đại Vũ chính là chủ nhân của Cửu Châu, thiên hạ từ đây thống nhất. Sau đó Cửu đỉnh trở thành biểu tượng của “Thiên mệnh”, là bảo vật trấn quốc, tượng trưng cho quyền lực do Thần ban cho Hoàng đế. Nhà Hạ diệt vong, Cửu đỉnh chuyển cho nhà Thương, nhà Thương diệt vong, Cửu đỉnh chuyển sang nhà Chu, được truyền thừa trong ba triều đại.

Tại đại hội ở Đồ Sơn, Vũ đã giết Phòng Phong là kẻ kiêu ngạo, không chịu thần phục, khiến chư hầu bội phục.

Đại Vũ đi tuần về phía nam, đến tế sông Giang, đến giữa dòng thì có hai con rồng vàng cõng thuyền lên, mọi người trên thuyền thảy đều kinh sợ. Vũ cười nói: “Ta nhận mệnh trời ban, dùng sức mạnh để phụng dưỡng nhân dân. Sinh là tính, tử là mệnh. Cớ sao lo sợ rồng vậy!” Thế rồi rồng vẫy đuôi rồi biến mất.

Bản đồ núi sông Cửu Châu
Bản đồ núi sông Cửu Châu trong “Vũ Cống” (Phạm vi công cộng)

3. Hình thức quản lý thống nhất thiên hạ

Thời kỳ trước Hạ Vũ, bao gồm cả thời kỳ Nghiêu – Thuấn, thuộc vào thời kỳ liên minh các bộ lạc, là một khối thống nhất lỏng lẻo, các tù trưởng của thị tộc và bộ lạc do các thị tộc tự chọn ra, tự quyết định việc của họ. Sau khi triều Hạ kiến lập, vì để thống nhất quản lý chính trị, ổn định trật tự xã hội, tránh xâm phạm lẫn nhau, đã đưa ra rất nhiều biện pháp. 

1. Phân các châu để trị. Sự vận hành của các thị tộc và bộ lạc trước đây đều là thị tộc tự quản lý, giữa các thị tộc bộ lạc không có quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo, chỉ có quan hệ thông hôn, liên minh. Từ thời Hoàng Đế cho đến vua Nghiêu, cái gọi là “Chủ chung của Thiên hạ”, không có nghĩa vụ và quan hệ lệ thuộc mạnh mẽ. Sau khi triều Hạ thành lập, từ hình thức thị tộc biến thành hình thức địa khu. Người đứng đầu các châu được gọi hoặc là quốc quân phong quốc, hoặc là quốc quân phương quốc, tất cả đều do Hạ Vũ đích thân bổ nhiệm, chịu sự lãnh đạo và quản lý của triều đình.

2. Năm quy định cống nạp phải phục tùng. Trước đây, các vật phẩm do các thị tộc, bộ lạc cống nạp cho “Chủ chung của Liên minh” đều mang tính chất dâng biếu, báo đáp và kết nối, không có tính nghĩa vụ và pháp định. Sau khi triều Hạ kiến lập, căn cứ vào tình huống sản vật của các châu, mà xác định số lượng và chủng loại vật phẩm cần cống nạp của mỗi châu, đến cả thời gian và tuyến đường đi cống nạp cũng đều có quy định. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ mà các phong quốc phải hoàn tất, là một loại quy định mang tính chất pháp luật, không thể thương lượng.

“Thượng Thư – Vũ Cống” ghi lại rằng, Vũ đưa ra luật “Ngũ phục cống phú”. Việc thu thuế, triều đình cưỡng chế… Việc cống nạp, các chư hầu tự giác cống nạp lên triều đình.

“Vũ cống” quy định rằng 500 dặm bên ngoài quốc đô gọi là Điện Phục, tức là địa khu…, trong vòng 100 dặm gần vương thành phải nộp thuế tất cả các loại hoa màu liền thân, từ 100 dặm đến 200 dặm phải nộp thuế bông lúa, từ 200 đến 300 dặm phải nộp thuế ngũ cốc, từ 300 đến 400 dặm phải nộp thuế gạo thô, từ 400 đến 500 dặm phải nộp thuế gạo tinh.

Khu vực ngoài Điện Phục 500 dặm là Hầu Phục, tức là địa khu mà quốc gia và Thiên tử phục sai dịch. Khu vực gần Điện Phục 100 dặm là đất của đại khanh, tiếp đó cho đến phạm vi 200 dặm là tiểu phong quốc, lại tiếp đó đến phạm vi 300 dặm là đất phong của chư hầu. Khu vực 100 dặm gần Điện Phục nhất thế thiên tử phục sai dịch, khu vực 200 dặm đảm nhận sai dịch của quốc gia, khu vực 300 dặm đảm nhận công tác trinh sát.

Khu vực bên ngoài Hầu Phục 500 dặm là Tùy Phục, tức là địa khu chịu sự trấn an và phổ biến giáo hóa của Thiên tử. Khu vực gần Hầu Phục nội trong 300 dặm cân nhắc phổ biến chuẩn mực lễ nhạc, giáo dục,vv ; tiếp đến phạm vi cách Hầu Phục 200 dặm phải tuân thủ các các điều ước của Vương pháp.

Khu vực bên ngoài Tùy Phục 500 dặm là Yếu Phục, tức là địa khu chịu sự ước thúc của Thiên tử, tuân lệnh Thiên tử. Khu vực tiếp cận Tùy Phục 300 dặm phải tuân thủ giáo hóa, chung sống hòa bình; khu vực nội trong 200 dặm tiếp phải tuân thủ các điều ước của Vương pháp.

Khu vực bên ngoài Yếu Phục 500 dặm là Hoang Phục, tức là địa khu hoang vắng xa xôi mà Thiên tử bảo vệ. Khu vực tiếp cận Yếu Phục trong vòng 300 dặm, duy trì quan hệ lệ thuộc; khu vực nội trong 200 dặm tiếp theo, việc tiến cống hay không có sự linh hoạt không cố định.

Bản đồ ngũ phúc
Bản đồ ngũ phục (Phạm vi công cộng)

3. Thống nhất lịch pháp. Lịch pháp bắt nguồn từ việc quan trắc thiên văn, thiên tượng, từ thời Phục Hy cho đến Nghiêu-Thuấn-Vũ, đều ưu tiên hàng đầu việc quan trắc thiên tượng, nắm vững quy luật vận hành của trời đất nhật nguyệt tinh tú, điều hòa âm dương bốn mùa. Cách ghi ngày, tháng, năm theo can chi của truyền thống Trung Hoa đã bắt nguồn từ rất sớm, cho đến thời kỳ Nghiêu-Thuấn, lịch pháp đã được đổi mới và thống nhất Thời cổ đại mỗi một triều hưng khởi thì cần phải sửa lại ngày đầu tiên của năm, thống nhất lịch pháp. Sau khi triều Hạ thành lập, lịch của nhà Hạ được ban hành cho tất cả các nước, chính là “Hạ Tiểu Chính”. Căn cứ theo phương vị mà chuôi sao Bắc đẩu chỉ khi xoay chuyển mà xác định tháng, lấy vị trí chuôi sao Bắc Đẩu chỉ về hướng đông nghiêng về phương bắc để đánh dấu tháng “Kiến Dần”, tức tháng giêng, mỗi 12 tháng tính là một năm. Lịch của triều Hạ dựa theo trình tự 12 tháng, mô tả riêng về tinh tượng, khí tượng, vật tượng cùng nông sự và chính sự nên làm của mỗi tháng, để thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Cứ 3 năm, lại có thêm một tháng nhuận, năm đó còn gọi là năm nhuận, năm nhuận có 13 tháng, để cân đối quan hệ giữa lịch theo chu kỳ mặt trời và chu kỳ thiên văn. Lịch của triều Hạ về cơ bản vẫn được dùng cho đến hiện nay.

Hạ Tiêu Chí
“Hạ Tiểu Chính” phiên bản thời nhà Thanh (Phạm vi công cộng)

4. Xây thành thiết hào. Vào thời cổ đại, thành chính là quốc gia. Thành quách thời Hạ đã có hệ thống nhất định, cổng thành, đường ngõ, phòng xá, đều có bố cục nhất định.

5. Chế định Vũ hình. Theo ghi chép, hệ thống pháp luật của triều Hạ chủ yếu bao gồm hình pháp và quân pháp. Người đời sau nghiên cứu thuật lại rằng, vào triều Hạ đã có 3000 điều hình pháp.

4. Công thành viên mãn, Đại Vũ hồi Thiên

Đại Vũ cai trị Cửu Châu, bình ổn thủy thổ, sáng lập mảnh đất Thần Châu, đúc Cửu đỉnh thống nhất Hoa Hạ. Xác lập chế độ cống nạp, kiến lập và hoàn thiện thể chế quản lý, vương đạo đầy đủ. Đại Vũ đối với việc tu đạo cũng rất có tâm đắc, ông đã viết ba bộ sách: “Chân linh bảo yếu tập”, “Thiên quan bảo thư” và “Linh bảo trường sinh pháp”.

Vẫn còn một số việc chưa hoàn thành, đó là trong quá trình trị thủy Vũ đã có được rất nhiều bảo vật, có cái cần trả về chỗ cũ, có cái cần phong kín cất giấu lại, không thể phân tán trên thế gian. Cuối cùng Đại Vũ quyết định, ngoài cuốn bảo thư do Tây Thành Vương Quân năm đó tặng sẽ trả về chỗ cũ là sơn động Vương Ốc ra, thì các bảo vật khác, bao gồm cả ba bộ sách mà ông viết, tất cả đều đem đi cất giấu trong núi ở các nơi, để chờ đợi người có duyên.

Sau khi Đế Vũ kết vị làm Thiên tử, chọn Cao Đào làm người kế vị, tiến cử ông với Thượng Thiên, và truyền thụ lại việc quốc chính cho ông, nhưng Cao Đào đã là nguyên lão của ba triều đại, tuổi tác so với Vũ còn lớn hơn, chưa kịp kế vị thì đã chết, Vũ lại chọn Ích, Ích có công phò tá Vũ trị thủy, nhưng không có kinh nghiệm cai quản bá quan.

Sau bảy năm, Vũ Đế đến phương đông thị sát, đến Cối Kê. Tại đó, Thượng Thiên phái một vị Thiên thần cưỡi rồng nghênh đón Đại Vũ hồi thiên.

Sau ba năm để tang, Ích cũng như Vũ và Nghiêu, muốn đem ngôi vị để lại cho con của Vũ là Khải, tự mình tới phía nam núi Ky ẩn cư. Khải – con trai của Vũ, là người hiền đức, lòng người trong thiên hạ đều quy hướng về ông. Tuy rằng Vũ truyền ngôi cho Ích, nhưng Ích chỉ phò tá Vũ trong thời gian ngắn, cho nên, chư hầu đều rời khỏi Ích mà đi triều bái Khải, nói rằng: “Đây là con trai của Vũ Đế, bậc quân vương của chúng tôi.” Thế nên Khải đã kế thừa ngôi vị Thiên tử, đó chính là Hạ Đế Khải.

Chân dung Hạ Khải
Chân dung Hạ Khải (Phạm vi công cộng)

* * *

Những điều mà ba vị Thánh quân Nghiêu – Thuấn – Vũ cùng nhau diễn dịch là cảnh tượng mỹ hảo có thể đạt được khi đạo đức cao thượng: Con người kính Thiên trọng đức, thần tích thường triển hiện ở thế gian; đế vương nhường ngôi mà kế vị, người được bổ nhiệm cần có đức, và trải quả nhiều khảo nghiệm, còn phải tiến cử với Trời, khi đạt được hồi đáp điềm lành của Thượng Thiên thì mới long trọng cử hành nghi lễ truyền ngôi kế vị. Con người tu thân dưỡng tính, thường tìm đến các bậc cao nhân đắc đạo để xin thỉnh giáo, thậm chí có thể được các thần tiên trực tiếp chỉ đạo; con người dưới sự bang trợ và chỉ dẫn trực tiếp của thần mà vượt qua quan nạn, và đạt được những kỳ tích mà thậm chí đến ngày nay cũng khó tưởng tượng được….

Vậy nên mọi người biết được một cách xác thực rằng, đây là thời đại con người và Thần cùng tồn tại, Thần Châu thật sự là nơi thân đến và đi, văn hóa Trung Hoa là văn hóa Thần truyền cấp cho con người.

Kết luận

Nghiêu phụng thiên mệnh, lấy nhân từ bác ái gieo tấm lòng son khắp thiên hạ, dùng đức bao bọc chúng sinh trăm họ. Dưới sự lan truyền cảm hứng và giáo hóa của ông, bách tính cửu tộc bao đời nay gắn bó với nhau, bá quan đồng lòng, thành tích trác việt, vạn bang hòa thuận, thiên hạ thái bình. Vạn quốc vạn dân ngưng tụ thành một thể, thiên hạ đồng tâm, cùng nhau hợp thành đại liên minh các bộ lạc Trung Nguyên, đặt nền móng để thống nhất thiên hạ. Nghiêu định ra bốn mùa, sáng lập lịch pháp, khiến cho thiên địa bốn mùa có trật tự, âm dương điều hòa. Hậu Nghệ bắn chín mặt trời, quét sạch yêu ma, tịnh hóa hoàn cảnh sinh tồn của nhân loại. Trời ban Hà Đồ Lạc Thư cho Nghiêu, khai thị sự hưng vong của các triều đại Ngu, Hạ, Ân, Chu, Tần, Hán. Thánh đức cảm động Trời xanh, Trời giáng 10 điềm lành để giúp Nghiêu Đế. Sao Cảnh hiển báo điềm lành, tỏ rõ Nghiêu chính là Thần đến thế gian, khai sáng tân vũ, sáng lập nên văn hóa thần truyền 5000 năm.

Đế Thuấn ở vào thời kỳ quá độ giữa Nghiêu và Vũ, phẩm đức cao thượng, nhân ái hiếu đễ mà ông triển hiện ra, chim hồng tước hiển điềm lành, truyền lại tấm gương cho hậu thế. Luân lý đạo đức do ông khởi xướng và phổ biến, trời thành quy phạm đạo đức và chuẩn tắc hành vi của con người. Văn hóa truyền thống lấy đạo đức làm hạch tâm do ông đặt định, sáng ngời như vầng nhật nguyệt, truyền phúc âm cho muôn đời sau. Ông lập ra chế độ khảo hạch thưởng phạt quan viên, chư hầu, củng cố quan hệ phụ thuộc và liên hệ giữa triều đình và chư hầu, kiến lập một bộ thể hệ hoàn chỉnh về đạo đức, pháp luật, giáo dục, khảo hạch thưởng phạt, xác lập bố cục và cấu trúc của một thiên hạ thống nhất. Phổ biến ngũ điển, công lao sáng lập giáo dục truyền đến vạn đời sau, thiết lập hình pháp phân thành chương mục để dễ dàng chiểu theo. Cuối cùng tu thành chính quả, đắc đạo thăng thiên.

Vũ trị thủy thổ, từ đó bình định Cửu Châu, từ đây thiên địa hợp số, vũ trụ có trật tự, kiến lập trật tự vận hành mới của thiên địa, cuối cùng hoàn tất quá trình sáng lập Thần Châu. Vạn dân trong thiên hạ đều được sống trong thái bình, uy đức giáo hóa vương đến tận biên thuỳ xa xôi, công đức cao như nhật nguyệt. Xác lập chế độ cống nạp, kiến lập thể chế quản lý hoàn chỉnh, Đế Đạo đủ đầy. Vũ bình định Cửu Châu công lao lớn như trời đất, đúc Cửu đỉnh trấn giữ bát phương, đạo làm đế vương hưng khởi khiến tứ hải thần phục, mở ra tân vũ thống nhất vạn bang. Thần Vũ cuối cùng viên mãn hồi thiên.  

Ba vị thánh quân Nghiêu – Thuấn – Vũ kế thừa sự nghiệp của bậc tiền nhân và khai sáng cho thế hệ sau, phụng thiên mệnh giáng xuống thế gian, khai sáng tân vũ. Tu Đạo hợp với vũ trụ tự nhiên, quy chính thiên địa bốn mùa vận hành có trật tự. Bình ổn thủy thổ, điều hòa âm dương, trừ sạch yêu ma, quét sạch hoàn vũ, khai sáng và định ra hoàn cảnh sinh tồn của nhân loại, tịnh hóa không gian sinh tồn của vạn vận, thống nhất Hoa Hạ. Lấy Đạo để đối đãi thiên hạ, ân đức rộng khắp, lấy đại đức làm đế vương của thiên hạ; sáng tạo hệ thống văn hóa thiên địa nhân hòa hợp với tự nhiên, lấy đạo đức làm trung tâm, thiên nhân hợp nhất, cùng nhau hoàn thiện quá trình sáng lập đại vũ đài mảnh đất Thần Châu, quang diệu hoàn vũ.

Sách tham khảo:

  • Nhiêu Tông Di, Tằng Hiến Thông, “Sở Bạch Thư” (gồm nội dung “Trường Sa Tử Đạn Khố Sở Bạch Thư”), do chi nhánh Trung Hoa Thư Cục Hong Kong xuất bản tháng 9 năm 1985.
  • Hoài Nam vương Lưu An và những người hầu của ông, “Hoài Nam Tử”, thờ Tây Hán.
  • “Lộ Sử” của La Bí thời Tống.
  • “Tam Hoàng Bản Kỷ” của Ti Mã Trinh thời Đường.
  • “Tấn Thư” của Phòng Huyền Linh và cộng sự thời Đường
  • “Kỳ Môn Độn Giáp”(“ Hoàng Đế chiến đấu với Xi Vu tại Trác Lộc, mơ thấy có có Thiên Thần ban dạy bùa chú, và sau đó diễn ra kỳ môn, độn giáp này từ đây mà có. Đế Nghiêu lệnh cho Đại Vũ trị thủy, được Huyền Nữ truyền dạy, lại được Lạc quy họa tự Cửu trù, độn giáp cũng có thể có nguồn gốc từ đây.” )
  • “Sử Ký” Tư Mã Thiên thời Tây Hán.
  • “Trúc Thư Kỷ Niên” cúa tác giả thất lạc thời Chiến Quốc.
  • “Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao” thời Hán, là một loại của “Xuân Thu Vĩ”. Sách đã bị mất chỉ còn lại các bức tranh.
  • “Xuân Thu Vĩ” thời Hán.
  • “Thuyết Uyển” của Lưu Hướng thời Tây Hán
  • “Sơn Hải Kinh” của tác giả thất lạc thời Tây Hán. Ấn phẩm dạy con của Lưu Hướng và Lưu Hâm trở thành”Xuất Vu Đường Ngu Chi Tế”
  • “Thượng Thư” của các vị đế vương thời thượng cổ cho đến các triều Hạ, Thương, Tây Chu.
  • “Thế Bản” của tiên Tần sử quan thời tiên Tần.
  • “Dịch Sử” của Mã Túc thời Thanh.
  • “Vĩ Thư Tập Thành” của Trung Thôn Chương Bát an cư ở Hương Sơn, 1964.
  • “Việt Tuyệt Thư” của Ngô Bình thời Đông Hán.
  • “Đại Đái Lễ Ký” của Đái Đức thời Tây Hán.
  • “Bạch Hổ Thông Nghĩa” của Ban Cố thời Hán.
  • “Phong Tục Thông Nghĩa” của Ứng Thiệu thời Hán.
  • “Lã Thị Xuân Thu” của Lã Bất Vi thời Chiến Quốc.
  • “Tống Thư” của Thẩm Ước và cộng sự thời Nam triều nhà Lương.
  • “Thuật Dị Ký” của Nhậm Phưởng thời Nam triều nhà Lương.
  • “Hán Thư” của Ban Bưu và cộng sự thời Đông Hán.
  • “Hồng Thủy Kỷ” sử thi của dân tộc Di, truyền thuyết về lũ lụt hoàn chỉnh nhất được lưu hành ở miền tây Quý Châu, Trung Quốc.
  • “Kinh Thánh”, lời nói và việc làm của Chúa Giê Su và các môn đồ của Ngài. Chúa viết lời của mình qua bàn tay con người.
  • “Thủy Kinh Chú” của Ly Đạo Nguyên thời cuối triều đại Bắc Ngụy.
  • “Nghệ Văn Loại Tụ” của Âu Dương Tuân và hơn 10 người khác, viết năm Vũ Đức thứ 7.
  • “Thái Bình Ngự Lãm” của Lý Phưởng và cộng sự thời Bắc Tống.
  • “Đại Thanh Nhất Thống Chí” của Phan Tích Ân và cộng sự thời Thanh. Bản của triều Gia Khánh.
  • “Ba Ba Vũ Kinh”, “The Popol Vuh” của tác giả ẩn danh vào giữa thế kỷ 16.
  • “Cao Sĩ Truyện” của Hoàng Phủ Mật thời Tây Tấn.
  • “Thụy Pháp” của Tô Tuân thời Tống.
  • “Tuân Tử” của Tuân Huống thời Chu.
  • “Lễ Ký”, học trò của Khổng Tử cho đến học giả Nho học thời Chiến Quốc, thời Chiến Quốc.
  • “Văn Hiến Thông Khảo” của Mã Đoan Lâm thời Nguyên.
  • “Ngô Việt Xuân Thu” của Triệu Diệp thời Đông Hán.
  • “Thập Di Ký” của Vương Gia thời Đông Tấn.
  • “Tương Trung Ký” của La Hàm thời Tân.
  • “Thi Kinh” của nhiều người, giữa những năm đầu Tây Chu cho đến Xuân Thu.
  • “Xuân Thu Tả Thị Truyện” của Tả Khâu Minh thời Xuân Thu.
  • “Đế Vương Thế Kỷ” của Hoàng Phủ Mật thời Tây Tấn.
  • “Thượng Cổ Thần Thoại Diễn Nghĩa” của Chung Dục Long thời Dân Quốc.

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Hết series bài viết về 3 nhân vật anh hùng thiên cổ – Nghiêu Thuấn Vũ.

Mời quý đọc giả đón tiếp series nhân vật anh hùng thiên cổ tiếp theo.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bích Chi
Bích Chi
1 year ago

Kiến thức tuyệt hảo, thâm sâu. Cảm tạ!

Do Yuu
Do Yuu
3 months ago

Đắc Pháp 10 năm, đến 30 tuổi mới đủ tri thức và nhận thức để thấu hiểu những gì mà loạt bài này đề cập. Góc nhìn trong bài là chính diện và có hệ thống, khai mở, giảng rõ về quá trình hình thành rồi phát triển văn minh Thần truyền chân chính. Từng bước, từng bước như thế nào. Cũng đồng thời đặc định tư duy cho người đọc, dần dần có 1 mạch có nguồn cội và hệ thống diễn biến từ đầu đến cuối trong nhìn nhận về văn minh tinh thần chân chính.

Với những bạn đọc ko đủ nhận thức hay lý giải, 1 số đoạn trong những bài viết này họ có thể ko tin, nhưng hãy nghĩ cho thấu đáo ở cái thời nhân loại còn ngu muội ấy, mà có thể sáng tạo ra kiến thức về thiên văn, địa lý, định ra lịch số, thể chế chính trị, đến ngày nay vẫn còn áp dụng được cho toàn Châu Á và thế giới, thì nó vượt xa tầm hiểu biết và tri thức vốn có của phạm trù nhân loại thời kỳ đó rồi. Từ trống không, không có khái niệm gì mà ngay lập tức có thể khai sáng đến có, để có thể tạo ra như vậy thì chỉ có thể là Thần truyền chân chính.

2
0
Bình luậnx
()
x