Hiếu nữ cảm động thần tiên – Tấm lòng hiếu thảo chân thành xuyên thời không được che chở

Hiếu nữ cảm động thần tiên – Tấm lòng hiếu thảo chân thành xuyên thời không được che chở
Bản vẽ trong “Hiếu Kinh – Thứ nhân chương” của Thư Mã Hòa thời Tống Cao Tông vẽ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Vào thời Minh – Thanh, bên ngoài cửa gia tộc Sùng Văn ở Bắc Kinh Sùng có một chợ hoa, người sinh sống đến mấy ngàn hộ đều lấy cỏ thông phỏng chế thành hoa làm nghề kiếm sống. Trong đó có một hộ, người cha mang theo một đứa con gái nhỏ, hai người sống nương tựa lẫn nhau.

Người cha trên thân mang bệnh tật thở hổn hển, tuổi càng già triệu chứng càng thêm nặng. Năm đó người cha ngã bệnh nằm trên giường, há miệng thở dốc, tiếng thở như rống, thầy thuốc đến xem qua đều nói không có thuốc nào chữa trị được.

Đứa con gái hiếu thảo  hầu hạ cha, trên mặt luôn luôn mang theo khuôn mặt tươi cười trấn an, để tâm tình của ông được chút thư thái, trong lòng lại sầu muộn, không biết như thế nào mới có thể giúp cha khỏi bệnh.

Trong lúc vô tình, cô bé gặp bà lão hàng xóm, tụ tập một nhóm phụ nữ muốn đi núi Nha Kế dâng hương. Cô tự mình nghe ngóng xem dâng hương có điểm nào tốt. Bà lão nói với cô, có người bởi vì có bệnh, có người bởi vì không có con nối dõi… đều có các tâm nguyện cầu thần linh phù hộ, mà trên đỉnh núi Nha Kế có vị nữ thần, đặc biệt linh nghiệm.

Cô bé hỏi lộ trình đi núi Nha Kế, biết được xa hơn một trăm dặm, lại hỏi một dặm đường phải đi ba trăm sáu mươi bước. Cô nhớ kỹ trong lòng. Đêm hôm ấy, sau khi cha yên giấc, cô bé liền nhẹ nhàng lặng lẽ đi đến trong viện, đốt lên một nén nhang, sau đó đi vòng quanh viện, vừa đi vừa quỳ xuống đất bái không ngừng, trong lòng khấn thầm nói:

“Tiểu nữ thân đơn sức yếu, cha lại bệnh nặng trên giường, trong nhà không còn một người nhưng để chăm sóc cho cha, cho nên không thể tự thân lên núi dâng hương, lễ bái nương nương. Con không thể làm gì khác hơn là theo như lộ trình từ nơi này đến trong miếu, một bước trong viện sẽ dập đầu vái một cái, giống như con thật sự đến núi Nha Kế, tự mình chiêm ngưỡng, bái lạy Phật như bình thường.

Cầu nguyện nương nương phù hộ cho cha con, bệnh nặng mau mau được chữa khỏi, thân thể khôi phục, sống lâu trăm tuổi. Con nguyện thành tâm thêu tượng Phật, cả đời ăn chay niệm Phật, một đời đảnh lễ bái lạy”.

Cứ như vậy, đứa con gái hiếu thảo chỉ muốn một bước đi liền một dập đầu bái lạy, thoáng chớp mắt đã vượt qua hơn nửa tháng, cũng đến trời tháng tư.

Lại nói, mới đến trời tháng tư, người hầu hạ Hoàng đế trong cung là Ngụy công một ngày sáng sớm đi tới miếu Nương Nương trên núi Nha Kế, ông ta muốn lên dâng hương trước triều bái Bích Hà Nguyên Quân. Ông là phụng chỉ lệnh của Hoàng thái hậu đến đây.

Mọi người đều truyền nói, lúc gà gáy canh năm mỗi ngày có thể dâng hương ở miếu Nương Nương, linh nghiệm vô cùng, nhất là lúc hội miếu tháng tư. Điều này truyền khắp trong ngoài thành Bắc Kinh, và từng phủ, huyện xung quanh, không chỉ có bách tính bình dân, mà hậu phi trong cung, vương công, quan chức đều biết.

Cửa miếu vừa mở một tiếng, người coi miếu nghênh tiến Ngụy công. Ngụy công đến đại điện, đã thấy trong lư hương trước tượng Phật, sớm đã có người dâng hương, vả lại, lửa trên hương vẫn còn cháy, tựa hồ có người đến từ rất sớm, và đốt hương đã lâu. Ngụy công thấy như vậy, liền lớn tiếng trách cứ người quản miếu nói: “Hương của Thái hậu còn chưa thắp, vì sao lại gọi người khác dâng hương ở đây sớm hơn?”

Người coi miếu kinh hãi hoảng sợ giải thích nói: “Ngụy lão gia không đến, cửa điện làm sao dám mở? Tiểu tăng bây giờ nói không được nén nhang này là từ đâu đến!” Ngụy công âm thầm thấy kỳ lạ, lúc bản thân mới đến, đại điện mới vừa mở cửa, nhưng tàn hương nén nhang này lại dài khoảng một tấc, thật sự là kì quái. Bởi vậy, ông ta nghĩ đành phải ngày mai lại đến sớm một chút, nhìn xem phải chăng có người vẫn đến dâng hương.

Sau đó, Ngụy công phân phó người coi miếu nói: “Chuyện đã qua, ta không truy cứu nữa, các ngươi nhất định phải cung kính cẩn thận làm cho tốt. Ngày mai, ta nhất định đến sớm một chút, dâng hương đầu tiên”. Nói xong liền đi.

Người coi miếu rất sợ mắc phải đại tội, liền cùng nhóm tăng đồ cả đêm không ngủ, cùng nhau tuần sát trông coi lư hương, sợ người khác lại đốt hương đầu tiên. Mới canh bốn ngày thứ hai, Ngụy công đã đến. Thế nhưng lúc ông ta đến trước lư hương xem xét, lại giống ngày hôm qua, đã bị người khác vượt lên dâng hương đầu tiên, bên cạnh có một đứa con gái ở ngay trên mặt đất dập đầu bái lạy.

Tất cả mọi người thấy được, rất kinh ngạc. Đứa bé gái kia nghe được tiếng người, vội vàng hoảng sợ, đột nhiên lại không thấy thân ảnh. Người ở đó rất kinh hãi, cho rằng đứa con gái này là quỷ, mà không phải người bái Phật.

Ngụy công thì phản bác nói: “Trước mặt thánh tượng thần nhân, làm sao còn có quỷ quái gì dám công nhiên hiện thân? Trong đó tất có duyên cớ. Ta có cách xử lý”. Ngụy công nói dứt lời, tức thì ở dưới chân núi chùa miếu, tiến lên đạo hương thứ hai.

Sau đó, ông ngồi lên ghế mây nhẹ cầm dây thừng chồng chất, lúc này đã triệu tập được các khách hành hương trong miếu, nói cho bọn họ việc nhìn thấy dâng hương trong hai ngày này, còn kỹ càng nói ra tuổi tác, dung mạo và màu sắc quần áo đứa bé gái kia, muốn mọi người trợ giúp tìm xem. Nhóm khách hành hương nghe đều có chút sợ hãi, đồng thời cũng cảm thấy thật kỳ quái.

Lúc này bà lão hàng xóm của đứa con gái hiếu thảo cũng vừa may có trong đám người, bà nghe được miêu tả của Ngụy công, liền nghĩ đến đứa bé nhà bên mọi thứ đều tương xứng với lời ông ta nói tới. Bà liền nói cho Ngụy công.

Ngụy công hỏi: “Đứa con gái hàng xóm của ngươi là người như thế nào? Có thể huyễn hóa như vậy?” Bà lão đáp: “Nó ở trên đường trong viện hoa, vẫn luôn là một đứa con hiếu thuận”. Ngụy công nghe xong, dùng sức vỗ đùi một cái nói: “Đúng, không sai.”

Ngụy công vội vã hồi cung phục mệnh, rồi vụng trộm vi hành, không lâu ở trên đường viện hoa tìm được đứa con gái hiếu thảo nhà kia. Vừa thấy cô bé, quả nhiên giống người mình tận mắt thấy trong đại điện trên miếu như đúc.

Hỏi việc hiếu nữ dâng hương, cô gái đem việc cúng bái, một năm một mười nói với Ngụy công, còn nói bản thân dù không thể tự mình lên núi Nha Kế dâng hương cho Bích Hà Nguyên Quân, trong thoáng chốc giống như tự mình đi vậy, vả bệnh cha cô cũng đều khỏi hẳn, đều là nhờ thần linh phù hộ.

Ngụy công biết chân tướng sự việc, cảm động nói: “Lòng thành cảm động thần linh, thật sự là đứa con hiếu thảo có phẩm hạnh thành tâm a!” Ngay lập tức, Ngụy công nhận hiếu nữ làm con gái nuôi, không khác gì con gái do mình sinh ra.

Cha của đứa con nhỏ hiếu thuận đúng như mong muốn của cô sống đến trăm tuổi mới mất đi. Hiếu nữ sau khi lớn lên, gả cho con trai nhà họ Trương, một hộ ở huyện Đại Hưng, Ngụy công vì cô chuẩn bị đồ cưới giá trị mấy ngàn lượng hoàng kim. Con rể họ Trương mượn tài sản từ khoản đồ cưới này mà làm ăn, về sau trở thành một người buôn bán giàu có.

Nhân gian cảm thán hành động hiếu thuận của đứa con gái thảo: “Chân thành hết mực, thần linh có thể cảm thông”!

Tư liệu tham khảo:

  • Dạ đàm tùy lục

Do Trọng Ông Chỉnh Lý thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Qúy vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epochtimes Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x