Khám phá “Tây Du Ký” (11): Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh

Khám phá “Tây Du Ký” (15): Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Ảnh: Chánh Kiến

Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(11) Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh

Khi thầy trò Đường tăng đụng độ với yêu ma nạn quỷ trên đường đi, Quan Âm Bồ Tát hoặc những vị thần tiên khác đều đến để trợ giúp.

Đây là những tình huống thực sự trong quá trình tu luyện. Khi người tu luyện đối mặt với những khổ nạn hoặc những khủng hoảng, đặc biệt là đối mặt với can nhiễu của tà ma từ bên ngoài, chỉ cần người tu luyện có thể kiên định chính niệm và không bao giờ thỏa hiệp, thì các vị Thần sẽ trợ giúp.

Khả năng của người tu luyện là giới hạn và không thể giải trừ tất cả ma nạn. Nhưng, khi một người bắt đầu tu luyện, người đó sẽ được một vị sư phụ quản. Đôi khi, cũng lại có những vị thần khác cùng với vị sư phụ này trợ giúp người đệ tử tu luyện.

Một người tu luyện phải có một vị sư phụ hoặc một vị thần quản. Quá trình tu luyện của người đó không thoái xuất với thượng sư. Sự thành công của việc tu luyện không phải là do ý niệm hay thủ pháp đặc biệt nào. Điều chủ yếu đó là giữ được tâm kiên định, vững vàng.

Thu phục Trư Bát Giới

Tiếp đó là thu phục Trư Bát Giới.

“Bát Giới” là tám giới cấm đối người tu luyện trong Phật giáo.

Căn bản Pháp của Thích Ca Mâu Ni giảng đó là “Giới, Định, Huệ”. Đầu tiên phải là thủ giới. Phật giáo yêu cầu các đệ tử phải thủ rất nhiều giới, trong đó ngũ giới căn bản nhất là: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ và uống rượu. Các giới luật được soạn ra để đảm bảo rằng người tu sẽ không mắc sai phạm và thêm vào những chướng ngại trên con đường tu luyện.

Tuy nhiên, Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ nói rằng các đệ tử của mình không được ăn thịt. Ăn thịt và sát sinh là khác nhau về bản chất. Trong Phật giáo nguyên thủy năm thức ăn bị cấm (ngũ huân) đó là: hành, gừng, tỏi, mù tạt và ớt.

Trư Bát Giới đại diện cho những người tu luyện phổ thông.

Một mặt những người này biết được rằng tu thành chính quả là điều mỹ diệu, một mặt lại không muốn vứt bỏ những lợi ích nhãn tiền. Đúng như Lão Tử đã giảng, “Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong.”

Tây Du Ký: Tín niệm xuyên suốt đời này kiếp trước của Sa Tăng

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Ngày đăng: 23-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Nguồn: Chánh Kiến


Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x