Tổng quan về Lịch sử Trung Quốc (Phần 1): Ý nghĩa chân chính của lịch sử

Lịch sử Trung Quốc
Ảnh: Sử Lược – Tóm Tắt Lịch Sử

Lịch sử của Trung Quốc vô cùng sâu xa và rộng lớn. Việc ghi chép trình bày và giới thuyết về lịch sử cũng tương đối phức tạp. Chúng tôi cố gắng tận hết sức lực nhỏ bé của mình, cũng chính là thuận theo Thiên thời, để chính thuật lại lịch sử Trung Quốc.

Chúng tôi sẽ từ góc nhìn lịch sử của văn hóa Thần truyền, cùng với thái độ quang minh và chính diện để thuật lại một cách khái quát lịch sử huy hoàng và văn hóa truyền thống 5,000 năm của miền đất Hoa Hạ.

Ý nghĩa chân chính của lịch sử

Như thế nào gọi là “lịch sử.” Từ “lịch sử,” theo “Thuyết văn giải tự,” “lịch” là: “Quá dã, truyền dã” (những gì đã qua và truyền lại); “sử” là: “Ký sự giả dã” (ghi chép lại các sự việc.) Cho nên, “lịch sử” là ghi chép và truyền thừa những gì đã trải qua trong quá khứ. Vậy, những việc gì con người không những đã trải qua mà còn cần truyền thừa lại? Nói cách khác, đối tượng ghi chép của lịch sử là gì?

Trong “Lễ ký – Ngọc tảo” có chép rằng, Hoàng đế “động tắc tả sử ký chi, ngôn tắc hữu sử ký chi,” nghĩa là hễ Hoàng đế có hành động thì sử gia bên trái sẽ ghi chép lại, hễ Hoàng đế phát xuất lời nói thì có sử gia bên phải ghi chép lại.

Có thể thấy, việc truyền thừa lịch sử ban đầu chính là những ghi chép của Sử quan về ngôn luận và hành vi của các bậc đế vương cùng những sự kiện trọng đại đương thời. Văn tự ghi chép đã qua chỉnh lý chúng ta gọi là sử thư. Mỗi triều đại đều có chức quan hoặc các tư gia ghi chép lại lịch sử. Nhờ đó, lịch sử đã được truyền thừa.

Điều này gợi dẫn đến một vấn đề khác mà chắc chắn chúng ta cần hiểu rõ. Đó là địa vị và ý nghĩa đặc thù của các vị Đế vương trong lịch sử Trung Quốc.

Sử thư truyền thống Trung Quốc đều lấy lời nói và hành động của Đế vương làm trục chính để luận thuật. Cũng vì Thiên tử phụng Thiên mệnh để trị thế, thừa Thiên đạo để lập ngôn, cho nên Thiên thượng mới ban cho Đế vương địa vị chí tôn nơi nhân gian. Như trong “Kinh Thi” có viết rằng: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân mạc phi vương thần,” nghĩa là khắp thiên hạ không nơi nào không phải là đất của vua, khắp bờ cõi không ai không phải là bề tôi của vua.

Ngược lại, lời nói và hành động của Đế vương triều đại nào cũng đều đại diện và ảnh hưởng tới khí tượng tổng thể của lịch sử và văn minh triều đại đó. Cho nên, thời Trung Quốc cổ đại, quân vương xưng là Thiên tử, tức là con của Trời, là vị quân vương trị vì thiên hạ do Thiên thượng lựa chọn.

Vì Đế vương có địa vị và ý nghĩa đặc thù như vậy, cho nên lời nói và hành động của Đế vương có thể trị thế và cũng có thể loạn thế.

Những vị quân vương hữu Đạo, thì ngôn luận của vị ấy (chiếu lệnh) chính là lời dạy và là mẫu mực để trị vì thiên hạ. Hành xử của vị ấy luôn tuân theo Thiên pháp, hiểu mệnh, thuận Đạo, kính Phật, ứng với thời thế, thương yêu con dân. Còn quân vương thời mạt thế thì lời nói ra đều nghịch Thiên phản Đạo, bội Thần báng Phật.

Hành sự đa phần là hưởng lạc và thất đức, hồ loạn không giữ phép tắc. Bất luận là trị thế hay loạn thế đều là sự diễn dịch khác nhau của Thiên đạo tuần hoàn, mục đích là để hoàn thành sự tích lũy và truyền thừa của văn hóa truyền thống, đồng thời lưu lại cho hậu thế những tấm gương và bài học giáo huấn. Câu nói “Dĩ sử vi giám, khả dĩ tri hưng thế” (lấy sử làm gương soi xét có thể phân rõ thịnh suy,) chính là mang ý tứ này.

Ngôn hành của đế vương là trục chính, tuyến đường chính để ghi chép lịch sử, mà nội dung quan trọng nhất trong ngôn hành của đế vương chính là giải ngộ Thiên tượng và lĩnh ngộ Thiên đạo.

Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, Thiên thượng sẽ sử dụng những phương thức khác nhau, từ những góc nhìn khác nhau để tiến hành điểm ngộ, khai đạo, thậm chí cảnh tỉnh đối với quân vương và con người thế gian.

Do đó, các quan viết sử từng thời đại còn kiêm nhiệm những trọng trách như quan trắc thiên tượng, bốc quẻ dự ngôn lời Thần, hiệp định phép làm lịch và lễ pháp. Những ghi chép về các lĩnh vực này xuất hiện nhiều vô kể, từ giáp cổ văn khắc trên xương động vật, hay Chư Kinh, Chư Tử thời Tiên Tần, cho đến sách sử của những triều đại hậu thế. Dấu chân của lịch sử từ đầu đến cuối đều được Thiên mệnh an bài đồng bộ với sự giáo hóa. Sắp xếp an bài của lịch sử chính là sự diễn dịch chính diện và phụ diện của Thiên đạo nơi thế gian con người.

Về việc ghi chép lịch sử, nhìn chung phân thành ba loại chính: truyền thuyết, văn tự ghi chép và văn vật.

Nói đến truyền thuyết, thì hấp dẫn người ta nhất chính là Thần thoại. Bất kể là nền văn minh Trung Quốc hay những nền văn minh lâu đời mà chúng ta biết đến như Ấn Độ cổ, Ai Cập cổ và Babylon cổ, và đến cả Hy Lạp cổ đại – cội nguồn của nền văn minh phương Tây – đều bắt nguồn từ những câu chuyện Thần thoại được truyền miệng qua các thời kỳ – từ khi sáng tạo ra thế giới, rồi tạo ra con người, đến thời kỳ nửa Thần nửa nhân, trở thành nguồn cội chung của lịch sử nhân loại.

Đến hậu thế chúng ta ngày nay, có những truyền thuyết và ghi chép về Thần, Thần ngôn, Thần tích hay về những con người có trí huệ thông qua tu luyện đắc Đạo hồi Thiên, v.v. Những câu chuyện như vậy trong sử thư xuất hiện vô kể.

Đối với Thần thoại, các sử gia trong lịch sử vẫn luôn ghi chép lại một cách chân thực và lưu truyền qua các thời đại. Đến thời cận đại, con người do bị ảnh hưởng của quan niệm hiện đại, nên thường bị hãm trong vòng vây của các khái niệm như sử thực, truyền thuyết, tín sử, do vậy Thần thoại không còn phát triển như trước nữa.

Thực ra, khái niệm “tín sử” mà chúng ta thường nghe, bất kể là như “Quốc ngữ,” “Tả truyện,” hay là Nhị thập ngũ sử, v.v. về cơ bản chính là do sử quan của thời đại sau tiến hành chỉnh lý và biên soạn các tài liệu lịch sử được ghi chép hay truyền miệng từ các thời đại trước mà tạo thành.

Hơn nữa, trong số đó, tài liệu truyền miệng luôn chiếm tỉ lệ lớn. Ví dụ, nghe lời kể sinh động việc “Vũ Vương phạt Trụ” trong “Tả truyện,” hay phần miêu tả chân thực về cuộc tranh giành bá chủ giữa Sở và Hán trong “Sử ký,” nếu xem xét kỹ, tất cả chúng đều là các sử gia căn cứ vào lời truyền miệng của những người đời trước rồi biên soạn thành văn chương. Người đời sau gọi chúng là “tín sử.” Thực ra, hàm nghĩa chân thực của nó chính là: Đức Tín Cổ Nhân (kính trọng đức tín của người xưa).

Tuy nhiên, các sử quan từng thời đại có thể có những quan điểm và khuynh hướng khác nhau trong việc quan sát và thu thập thông tin, chính trực có, bóp méo có, thậm chí có việc xem trọng, có việc xem nhẹ. Mặc dù vậy, dựa trên lương tri sâu sắc mà Thiên thượng ban cho những người chép sử, cùng với tinh thần ‘Đức Tín Cổ Nhân’ không ngừng được truyền thừa, nên những sự kiện lịch sử chân thật cơ bản vẫn được ghi lại trong sử sách.

Đây cũng là nguyên nhân cơ bản vì sao mặc dù bị ảnh hưởng bởi quan niệm vô thần luận hay tiến hóa luận và quan niệm biến dị, ngông cuồng của thời hiện đại ngày nay, các học giả lịch sử và văn học nghiêm túc vẫn trích dẫn Thần thoại và truyền thuyết thời Thượng cổ và các thời đại trong lịch sử.

Nhân loại cũng như lịch sử của nhân loại bắt nguồn từ sự sáng tạo của Thần, mà con người cuối cùng sẽ chỉ có thể quay về dưới sự tứ phúc của Đấng sáng tạo.

Ở đây không phải là vấn đề tin hay không tin. Cũng không phải là vấn đề chúng ta ngày nay nghĩ là cứ đương nhiên dựa theo một quan niệm hiện đại nào đó mà diễn giải. Đây là sự thật lịch sử chung về nguồn gốc của nhân loại, một sự thật lịch sử mà tổ tiên chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm, đau thương, và dùng cả sinh mệnh của mình để giữ gìn, bảo vệ từ đời này sang đời khác.

Đối với cội nguồn thiêng liêng và cao quý như vậy và đối với sự thật lịch sử vĩnh hằng bất biến này, chúng ta chỉ có thể trân quý nó bằng tất cả lý trí sâu sắc nhất và bảo vệ nó với lòng thành kính chân thành nhất của sinh mệnh mình.

Ngày nay, không biết bao nhiêu người bị ràng buộc bởi tư duy của duy vật luận, vô Thần luận và tiến hóa luận, thậm chí là bị ô nhiễm bởi văn hóa đảng. Cho nên, họ dần quên đi nguồn gốc của lịch sử.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết, từ ngàn đời nay, luôn có một thứ tình cảm có thể chạm tới trái tim mỗi con người – đó chính là nỗi nhớ quê nhà. Ngay cả khi được bao quanh bởi sự phồn hoa, dường như người ta vẫn không tránh khỏi nỗi sầu muộn nhớ nhung và muốn quay về, mãi vương vấn trong lòng.

Nghĩ lại, trong dòng chảy sinh mệnh dài đằng đẵng của chúng ta, tích lũy qua thời gian dài lâu ngần ấy, lòng biết ơn Thiên thượng và khát vọng trở về từ lâu đã trở thành nỗi nhớ nhà khắc sâu nhất trong tiềm thức mỗi sinh mệnh chúng ta. Vì sao người Trung Quốc lại coi trọng ‘Thiên nhân hợp nhất’ đến vậy? Chính bởi vì Thiên đường tối cao vô thượng mới là nhà thực sự của chúng ta.

Với tinh thần đó, trong mỗi chương viết về từng thời đại sau đây, chúng tôi đều tiếp thu một cách nghiêm ngặt thông tin từ các khía cạnh khác nhau của lịch sử, văn hóa, và chia sẻ với quý vị.

Chu Hi Thiết biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x