Bảy mươi lượng bạc đổi lấy mạng sống của một gia đình

chia khoa cua cuoc song tuong lai minh chan tuong
Cuộc tao ngộ của ba nhân vật chính giống như mò kim trong bùn, triển hiện cho thế hệ tương lai chìa khóa của cuộc sống. (Ảnh: Shutterstock)

Danh sĩ Kỷ Hiểu Lam đã từng ghi chép lại ba câu chuyện kỳ lạ ở huyện Hiến (nằm ở phía đông nam của tỉnh Hà Bắc, bắc giáp Kinh Tân, đông giáp biển Bột Hải, nam giáp Trung Nguyên, tây giáp Thạch Gia Trang). Cuộc tao ngộ của ba nhân vật chính trong ba câu chuyện này giống như vàng kim xuất hiện trong bùn cát, triển hiện cho thế hệ tương lai chìa khóa của nhân sinh.

Giúp người lúc nguy cấp, không thừa cơ lợi dụng

Vào thời nhà Thanh, ở huyện Hiến có một nha sai họ Sử, người này không câu nệ tiểu tiết, tính tình cương trực độ lượng, rất coi thường những kẻ tiểu nhân có hành vi bỉ ổi.

Một ngày nọ, khi ông từ chỗ đánh bạc trở về thì thấy một cặp vợ chồng trong thôn đang ôm con khóc. Hàng xóm nói với ông rằng: “Vì người đàn ông này mắc nợ một nhà quyền quý, không trả được nên phải bán vợ để trả nợ. Ngày thường hai vợ chồng họ sống với nhau rất tốt, mà đứa bé còn đang bú sữa, giờ cô ấy phải rời đi, cả nhà họ khóc ròng như thế này đây”.

Nha sai họ Sử hỏi: “Đã nợ bao nhiêu tiền?”

Họ nói là 30 lượng bạc.

Sử mỗ lại hỏi: “Đã bán bao nhiêu tiền?”

Hàng xóm nói: “Đã bán 50 lượng bạc, làm tiểu thiếp cho người ta”.

Nha sai họ Sử buột miệng nói: “Có thể chuộc lại được không?”

Hàng xóm nói: “Mới định khế ước, vẫn chưa trả tiền nên tôi nghĩ có thể chuộc lại được”.

Nha sai họ Sử lập tức lấy ra 70 lượng bạc vừa đánh bạc thắng được, đưa cho người đàn ông đã bán vợ và nói với anh ta rằng: “Ba mươi lượng bạc lấy ra trả nợ, bốn mươi lượng còn lại để dành cho mưu sinh. Đừng bán vợ nữa”.

Đôi phu thê nọ vô cùng cảm kích nha sai họ Sử, họ mời ông đến nhà mình, giết gà bày rượu để chiêu đãi ông. Sau khi ăn uống xong, người chồng mượn cớ bế con trai ra ngoài, khi đi ra đã nháy mắt với vợ, ý bảo vợ hãy phục vụ chu đáo nha sai họ Sử để báo đáp sự giúp đỡ của ông. Người vợ gật đầu hiểu ý, sau đó liền nói những lời âu yếm với Sử mỗ.

Khi Sử mỗ nhận ra điều đó, ông nói với cô ta bằng vẻ mặt nghiêm nghị: “Sử mỗ ta nửa đời này là đạo tặc, nửa đời làm nha sai, giết người chưa từng chớp mắt, thế nhưng khi người ta đang gặp nguy nan lại làm ô uế vợ người ta, ta tuyệt đối không làm chuyện này”. Nói xong liền đứng dậy bỏ đi.

Nửa tháng sau, ngay sau vụ thu hoạch mùa thu, thôn của gia đình họ Sử đang đêm đột nhiên xảy ra một trận hỏa hoạn lớn. Lúc đó nhà nào cũng chất cả đống rơm và củi bên ngoài, và nhà họ Sử cũng không ngoại lệ. Khi họ tỉnh dậy, xung quanh đã là biển lửa, Sử mỗ biết không cách nào lao ra khỏi biển lửa, đành nhắm mắt ngồi trên giường cùng vợ con chờ chết.

Trong khi mê man, ông dường như nghe thấy tiếng ai đó hét lên từ trên mái nhà, nói rằng: “Trời xanh có lệnh khẩn, miễn tử cho cả nhà họ Sử”. Theo sau đó là một tiếng động lớn, bức tường phía sau ngôi nhà ông sụp xuống một nửa, ngọn lửa giống như trong tích tắc nhường đường, để lộ một lối đi, Sử mỗ tay trái ôm vợ, tay phải ôm đứa con, giống như ai đó giúp ông vậy, nhảy một cái ra khỏi được đám lửa lớn.

Sau khi đám cháy được dập tắt, trong thôn có tổng cộng 9 người chết cháy. Hàng xóm đều chắp tay nói với ông rằng: “Mấy ngày trước chúng tôi còn cười nhạo sau lưng ông rằng ông quá ngốc, không ngờ bảy mươi lượng bạc lại là tiền chuộc ba mạng người”.

Đại học sĩ thời nhà Thanh Kỷ Hiểu Lam tin rằng, việc này là nhờ trời xanh đã bảo hộ nha sai họ Sử, trong đó bốn phần là công quyên góp tiền bạc, sáu phần là công cự tuyệt tà dâm.

thoi tiet sau vu mua thu hoach minh chan tuong
Ảnh chụp thời tiết sau vụ mùa thu hoạch. (Ảnh: Pixabay)

Thành tâm đắc được sự trợ giúp

Cũng tại huyện Hiến, Hàn Thủ Lập có một người vợ họ Du, cô phụng dưỡng mẹ chồng thập phần hiếu thảo. Vào năm Càn Long thứ 25, mẹ chồng của cô bị mất thị lực, cô đã tìm mọi cách để chữa trị cho bà nhưng đều vô ích.

Có một kẻ xảo trá nói dối cô rằng, xẻo thịt nấu lấy dầu để đốt đèn, cầu trời phù hộ thì rất nhanh sẽ có thể khỏi. Cô con dâu lòng đang lo lắng, không có suy nghĩ thấu đáo rằng đây là lời lừa bịp, bèn xẻo thịt của chính mình, đun lấy dầu rồi châm lửa đốt. Sau hơn mười ngày, mắt của người mẹ chồng quả nhiên đã sáng trở lại.

Cô con dâu để bị lừa gạt quả thật là ngốc, nhưng chính vì ngốc cho nên mới thành tâm, mà nhờ thành tâm đã cảm động quỷ thần. Đây là phản lý bên trong làm nổi bật đạo lý tinh thâm và bất phàm vậy.

Không nhặt của rơi, đắc được phúc báo

Ở quận Hiến có một người ăn xin tên Vương Hy Thánh, hai bàn chân sinh ra đã co quắp, chỉ có thể di chuyển cơ thể với sự hỗ trợ của đùi và khuỷu tay. Một hôm, anh ta nhặt được trên đường hai trăm lượng bạc, anh ta bèn để túi bạc trong đống cỏ rồi ngồi chờ người đến tìm đồ thất lạc.

Một lúc sau, chủ thương điếm Trương Tế Phi hốt hoảng chạy đến. Vừa nhìn thấy anh ta liền nói mình bị rơi bạc trên đường, hỏi anh ta có nhìn thấy hay không?

Vương Hy Thánh hỏi ông ấy mất bao nhiêu bạc. Ông Trương trả lời rằng hai trăm lượng, vừa bằng với số bạc mà Vương Hy Thánh nhặt được. Vương Hy Thánh bèn lấy bạc ra và trả lại cho ông ta.

Trương Tế Phi lúc đó muốn đưa cho Vương Hy Thánh một chút bạc để bày tỏ lòng cảm ơn, nhưng Vương Hy Thánh một mực không nhận. Ông chủ Trương bèn mời Vương Hy Thánh đến nhà của mình và nói rằng sẽ nuôi anh ta trong suốt quãng đời còn lại.

Vương Hy Thánh nói: “Thân thể tôi sinh ra đã tàn tật, đó là sự trừng phạt của thượng thiên. Nếu tôi ăn ngủ trong nhà của ông sẽ là trái với ý trời, nhất định sẽ gặp phải tai họa lớn”. Nói xong liền kiên quyết rời đi.

Sau đó, trong lúc mệt mỏi, anh ta đã nghỉ ngơi dưới đền thờ của Bùi Thánh Công (Bùi Thánh Công không rõ là người như thế nào, cũng không thể tra được từ biên niên sử, theo những người đã sống ở nơi này qua nhiều thế hệ thì cầu mưa ở đền Bùi Thánh Công rất linh nghiệm). Đột nhiên có một người đàn ông say rượu kéo chân Vương Hy Thánh, khiến anh đau đến tê tâm liệt phế. Sau khi người say này rời đi, Vương Hy Thánh duỗi chân ra, hai bàn chân vốn co quắp vậy mà đã trở nên thẳng như người bình thường. Từ đó về sau, Vương Hy Thánh đã có thể đi lại bình thường, sống đến tận năm Càn Long thứ 36.

Trương Tế Phi vốn là khách của ông nội Kỷ Hiểu Lam, Kỷ Hiểu Lam đã từng gặp ông và được nghe kể về sự việc kỳ lạ này. Đáng lẽ việc làm tốt của Vương Hy Thánh nên được đền đáp, nhưng anh ta bằng lòng với số phận của mình và không nhận báo đáp. Vì vậy, Thần đã ban cho anh ta một phần thưởng xứng đáng. Chẳng phải những câu chuyện có thật tưởng chừng như vô lý này, lại ẩn chứa đạo lý sâu sắc hay sao!

Nguồn tư liệu: “Duyệt vi thảo đường bút ký, quyển 4 – Loan dương tiêu hạ lục”

Cố Dung biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x