Nam nữ hữu biệt: Chuyện nam nữ xưa và nay

Nam nữ hữu biệt: Chuyện nam nữ xưa và nay. (Ảnh: Miền công cộng)
Nam nữ hữu biệt: Chuyện nam nữ xưa và nay. (Ảnh: Miền công cộng)

Bây giờ, tôi dạy con, tôi muốn dạy con điều nào đó thì phải nói rõ nguyên nhân và đạo lý, chứ không nói bề mặt, bởi vậy tôi đi tìm hiểu văn hóa truyền thống xưa kia để xem hồi đó người xưa dạy con như thế nào.

Từ lời dạy của mẹ

Tôi nhớ, ngày tôi còn nhỏ, mỗi khi thấy tôi đi chơi trong xóm, bà nội hay dặn: “Con trai với con gái là khác nhau, đừng có đụng vào con trai, đụng vào nó rồi học hành sẽ ngu và xui xẻo…” Tôi nghe những lời ấy thì sợ lắm, bởi ba tôi là thầy giáo, mà tôi học dở thì tha hồ ăn đòn, ba tôi ngày xưa dễ sợ lắm, chắc các anh chị học trò ba trong Facebook của tôi cũng biết.

Hồi đó, bà nội tôi với mẹ tôi không có nói đạo lý rõ ràng cho tôi nghe, mà ra rả điều ấy suốt ngày. Riêng mẹ tôi nói có văn thơ hơn, rằng: “Nam nữ thụ thụ bất thân” (Nam nữ trao và nhận (đồ) cũng không được gần nhau, không được chạm vào nhau).

Tôi mang lời dặn ấy trong suốt những năm tháng ở với gia đình, cho đến khi tôi vào đại học, tôi xa nhà, tôi có nhiều bạn bè và những mối quan hệ xã hội, tôi cũng đọc nhiều sách báo hơn lúc ở nhà, trong đó có nhiều cuốn sách sắc tình, có ý lật đổ giá trị xưa, rằng: “Giữ lễ tiết giữa nam và nữ là chuyện lạc hậu cổ hủ, lỗi thời..”

Những lời này có ảnh hưởng đến tôi, mặc dù những lời dạy của bà nội và mẹ vẫn còn lẩn quẩn trong đầu, nhưng nó rất yếu, vì tôi không còn ở cạnh họ nữa, tôi cũng u mê như bao nhiêu người khác với cái gọi tư tưởng hiện đại, lối sống đương đại…

Giật mình và tự sửa mình

Về sau này, lúc có con, sau đó tôi mới biết mấy trào lưu tư tưởng gì gì đó thực ra là rác rưởi, và tôi cũng không muốn nhớ lại những năm tháng như vậy.

Bây giờ, tôi dạy con, tôi muốn dạy con điều nào đó thì phải nói rõ nguyên nhân và đạo lý, chứ không nói bề mặt, bởi vậy tôi đi tìm hiểu văn hóa truyền thống xưa kia để xem hồi đó người xưa dạy con như thế nào. Sách Minh Đạo Gia Huấn (Dạy con sáng Đạo) có dạy rằng:

Người có đạo đức, con cháu thông minh
Người vô đạo đức, con cháu ngu muội
Con trai không dạy, chi bằng nuôi lừa
Con gái không dạy, chi bằng nuôi heo
Ban đầu dạy bảo, phép tắc trước tiên
Không biết hỏi đáp, là kẻ ngu si

Thế nên, với trách nhiệm của người cha, người mẹ, cần phải đặt tâm sao cho giáo dục con cái thành người có đức hạnh, mà bước đầu tiên là dạy phép tắc lễ nghi. Với những người quen biết, tôi nghiệm ra rằng, những con cháu của các cụ đồ Nho, nhà Nho, hay những gia đình gia giáo xưa, hiện nay đều là những người thành đạt, họ có tài có đức, lập nghiệp, có địa vị nhờ chân tài thực học, và được mọi người quý trọng, tin tưởng, đúng là “Người có đạo đức, con cháu thông minh”.

nam nữ hữu biệt
Với trách nhiệm của người cha, người mẹ, cần phải đặt tâm sao cho giáo dục con cái thành người có đức hạnh, mà bước đầu tiên là dạy phép tắc lễ nghi. (Ảnh: Miền công cộng)

Trong quá trình tìm hiểu đó, tôi hiểu sâu sắc hơn vì sao người xưa phải dặn dò “Nam nữ thụ thụ bất thân”.

Tôi biết rằng, quy tắc ứng xử chính là chuẩn tắc đạo đức, là hành vi chân chính của con người. Con người mà thiếu lễ nghi và chuẩn mực thì đã đánh mất đi hành vi của con người. Đức Khổng Tử dạy: “Kính mà không đúng lễ gọi là quê mùa, cung cẩn mà không đúng lễ là siểm nịnh, dũng mãnh mà không đúng lễ là phản nghịch”.

Bởi vậy, tôi cũng quy chính bản thân từ trong tâm ra đến biểu hiện qua bề ngoài…

Tôi để tóc dài hơn, tôi bới tóc lên… Con trai thấy vậy khen: “Mẹ để tóc vậy, mẹ đẹp lắm”.

Tôi nhớ lúc con tôi 3 tuổi, tự dưng tôi thích tóc tém, nhuộm tím, tôi bước vào nhà, con tôi chê: “Mẹ như một thằng con trai”, tôi nghe xong mà hoảng vô cùng.

Tôi mặc những bộ váy dài đến mắt cá chân, che thân đầy đủ và lụng thụng như người xưa, con trai tôi khen: “Mẹ mặc đồ đẹp như nàng tiên…”.

Tôi nhớ có lần, con tôi trông thấy một cô rất bốc lửa, vòng 1 rất hở và nở nang, thằng con mấy tuổi đầu hỏi tôi: “Cô ấy đang cho con bú hả mẹ, cổ có nhiều sữa lắm hả mẹ”.

Tôi nghe mà giật mình, một câu hỏi ngây thơ của đứa trẻ khi vòng 1 của một cô gái đập vào mắt chúng, vậy thì những vị đàn ông đang xuân tình thì sao? Họ sẽ nghĩ tưởng đủ thứ không hay ho trong đầu. Nếu họ đã là đàn ông đã có vợ thì sao, và cô gái ‘bốc lửa’ kia cũng có ý quyến rũ họ thì sao? Có phải vô tình mà tạo ra nghiệp giữa vợ chồng nhà họ với nhau hay không? Có phải cội nguồn của nhà tan cửa nát hay không?

Một xã hội mà đầy rẫy những điều như này, và cổ xúy những thứ gọi là gợi tình và bốc lửa, thì xã hội đó liệu có tư tưởng trong sạch và tâm hồn thánh thiện để làm những việc tốt lành cho bản thân và cho xã hội hay không?

Thời hiện đại còn cần đến Lễ không?

Sẽ có người cho rằng, chỉ cần trong tâm nghĩ tốt là được, không cần chuyện hình thức lễ nghi chi chi đó, cũng như không ảnh hưởng đến ai.

Thực ra thì không đơn giản như vậy, trong văn hóa truyền thống xưa kia, có nhiều bài học giáo huấn về việc nam nữ không giữ lễ với nhau, chỉ cần có tư tưởng bất chính là họa đã vào cổng, huống chi là hành vi bất chính.

nam nữ hữu biệt
Chỉ cần có tư tưởng bất chính là họa đã vào cổng, huống chi là hành vi bất chính. (Ảnh: Miền công cộng)

Tuy nhiên, quan niệm ngày nay là “nam nữ không phân biệt”, lại còn cổ xúy cho trào lưu không phân biệt nam nữ với nhau nữa, và cũng chẳng thấy ai trong số những người vậy bị “họa” là gì.

Vậy tại sao người nay không phân biệt nam nữ không bị họa gì, mà người ngày xưa thì bị họa ngay?

Thực ra là vì thời này đã rơi vào mạt kiếp, là cùng đồ mạt tận rồi. Có lẽ những vị Thần cai quản việc này cũng chẳng quản nữa, ai muốn làm gì thì làm, vì đến lúc cuối cùng rồi. Đến lúc cuối rồi, tùy con người thôi, con người thích làm gì làm nấy thôi. Đây chính là điểm nguy hiểm vô cùng, Thần mà không quản, không cảnh tỉnh nữa thì có phải con người đi xuống vực thẳm luôn không? Mà tội xấu thì vẫn còn đó, tội còn đó thì phải trả, mà nợ càng nhiều có phải trả càng nặng nề hay không?

Trong dân gian cũng có nói “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, mà chưa đến lúc”. Nhà Phật cũng giảng lục đạo luân hồi, sướng khổ đời này là do nhân thiện ác đời trước, đời này tích đức hay tạo nghiệp sẽ quyết định sướng khổ đời sau, người nghiệp lớn làm súc sinh, lớn nữa đọa địa ngục, còn người không việc ác nào không làm sẽ bị hình thần toàn diệt, đó mới là chết thật vĩnh viễn.

Nếu nhiều người tìm hiểu và học tập lễ nghi, tự sửa mình, giữ gìn sự thanh khiết, thì ắt sẽ chẳng có nhiều vụ bạo lực gia đình, nhiều vụ bạo hành trẻ em, ngoại tình ly hôn, tan cửa nát nhà, cũng không có nhiều tệ nạn ở trường học, ở người chức quyền và ngoài xã hội như hiện nay.

Nguồn: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Lan Doãn
Lan Doãn
2 years ago

Rất hay . Ước gì ai cũng đọc được thì tốt quá

chung quach
chung quach
2 years ago

bài viết rất hay ạ.

2
0
Bình luậnx
()
x