Duyên từ Thiên thượng: Cặp vợ chồng là tinh quan hạ phàm

thien cung ton on thanh minh chan tuong
Thiên cung – Tranh của Tôn Ôn, đời Thanh. (Phạm vi công cộng)

Vào ngày sinh của Hoàng đế Gia Khánh, có một tiểu công tử chào đời. Để thể hiện ân sủng của Hoàng đế, nên ban tên cho cậu là “Trát Lạp Phần”. Năm sau, cậu bé lại được Hoàng đế phong thưởng. Phúc báo lớn, lắm kẻ thèm. Tuy nhiên, 19 năm sau, tiểu công tử và vợ cậu lần lượt qua đời, để lại con nhỏ khóc oa oa cùng một truyền thuyết cảm động lòng người…

Trương Bách Linh (1748~1816), tự Cúc Khê, người Chính Hoàng Kỳ Hán quân, Nội vụ phủ thời nhà Thanh. Năm Càn Long thứ 37 (1772) đỗ Tiến sĩ, làm quan tới chức Tổng đốc Lưỡng Giang kiêm Hiệp biện Đại học sĩ.

Năm Gia Khánh thứ 16 (1811), Bách Linh nhậm chức Tổng đốc Lưỡng Giang, Hoàng đế Gia Khánh phái ông đi trị lý lũ lụt. Trong thời gian ấy, phu nhân sinh hạ được một cậu con trai cho ông. Bách Linh cũng đã ở tuổi 60, già tới rồi, ngày sinh hạ cậu bé cũng trùng với ngày sinh của Hoàng đế Gia Khánh. Thiên tử biết chuyện, ban cho tên là Trát Lạp Phần để thể hiện ân sủng, cũng là khích lệ Bách Linh tận lực trị lý đê điều.

Mùa xuân năm sau, Bách Linh phụ trách trị lý đoạn sông, công việc hoàn tất, khơi thông tuyến đường thủy. Hoàng đế Gia Khánh ban thưởng Bách Linh, ban tước Lục phẩm Ấm sinh cho con trai trưởng của ông (Do tiền bối có công lao mà được nhập học Quốc tử giám, gọi là Ấm sinh). Cho nên trong ghi chép, gọi tiểu công tử là “Đọa địa thụ quan”, nghĩa là vừa mới sinh ra đã được Hoàng đế phong thưởng làm quan.

hoang de gia khanh nha thanh minh chan tuong
Hoàng đế Gia Khánh nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)

Công tử lớn lên cưới vợ, hai người bằng tuổi nhau. Phu thê cầm sắt hòa hợp, xứng đôi vừa lứa thật nên duyên. Bách Linh tạ thế, Trát Lạp Phần kế thừa tước vị Nam tước của cha mình, lên chức “Nhị Khanh”, cũng là chức quan nhị phẩm của kinh thành. Khi công tử 19 tuổi, phu nhân sinh hạ con trai. Khi ấy các quan chức quý tộc lũ lượt tới chúc mừng.

Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, Trát Lạp Phần bỗng nhiên tắm gội thay y phục, mặc y phục đại lễ, quay mặt về phương bắc vái chín lần. Sau đó cho người mời mẫu thân đến. Công tử mời mẹ ngồi, còn ông quỳ phục dưới đất, khấu đầu lễ bái, rồi nói: “Thưa mẹ, đêm qua con mơ gặp lại cha. Cha nói với con, con nguyên là quan trên Thiên đình. Năm nay, đã sinh con trai, đã đến lúc quay về, quy vị nơi Tiên giới, không thể lưu luyến thế gian. Con không thể chăm sóc mẹ già xế bóng. Chút cốt nhục lưu lại, nhờ mẹ vất vả dạy dỗ, con quả thực đắc tội. Nhìn tướng mạo đứa bé, sau này phú quý, sẽ thay con báo đáp hiếu nghĩa. Tất cả đều là ý Trời, xin mẹ đừng quá bi thương!”

Công tử còn căn dặn gia nhân, do vợ vừa sinh con, chớ cho biết tin chồng ly thế, tránh thương tâm kinh động.

Trát Lạp Phần ngồi xuống, ân cần dặn dò thân nhân, đầy tớ chăm sóc chu đáo mẹ già và con nhỏ. Cuối cùng nói một câu: “Ta phải đi rồi!”. Lời vừa dứt, công tử mỉm cười nhắm mắt mà rời dương thế.

Mẹ già thương con, lại sợ con dâu bi thương, nên dặn người nhà giữ kín chuyện, âm thầm cho làm tang sự. Khi hỏi công tử đi đâu, gia nhân nói tránh là công tử vào cung trực ban rồi. Hỏi đến ba lần vẫn trả lời như vậy, nên cô cũng không hỏi thêm nữa. Thấm thoắt, con trai đã đầy tháng.

Một sáng sớm, vợ Trát Lạp Phần bỗng nhiên gọi tỳ nữ chuẩn bị nước tắm, tắm gội thay y phục, trang điểm kỹ càng xong, đội mũ ngọc đai châu, cũng quay về phương bắc vái chín lần, rồi lệnh thị nữ cho mời Thái phu nhân đến.

Cô đỡ mẹ chồng ngồi xuống, rồi quỳ xuống lễ bái, nói: “Khi trước, công tử đã nói với con, con nguyên là nữ tinh trên Thiên giới, có duyên với công tử từ trước. Hiện nay, con đã sinh hạ con trai rồi, cũng phải như công tử thôi, con phải về Trời, không thể lưu luyến thế nhân!”

Cô còn nói, rất lấy làm tiếc vì đã không cung phụng mẹ an hưởng tuổi già, lại còn giao con cho mẹ già nuôi dưỡng. Nhưng cô không thể trái ý Trời. Đứa trẻ này sau sẽ phú quý, thay con phụng dưỡng mẹ già lúc cuối đời. Ân cần tha thiết dặn dò gia nhân xong, mỉm cười ly thế.

Chút nhân duyên ngắn ngủi, kết gắn họ với nhau lúc 19 tuổi. Nơi nhân gian, sau khi hoàn thành nguyện từ trước, thì lần lượt rời đi, quy vị nơi Thiên giới. Thật là “Kỳ sinh dã hữu tự lai, kỳ thệ dã hữu sở vi” (Khi sinh ra cũng có nguồn gốc, khi mất đi cũng có nguyên do). Nhân duyên cho dù ngắn ngủi chốn nhân gian, nhưng thực là trân quý, bởi vì nhân duyên ấy được định bởi Trời cao!

Thái Bình
Theo Đỗ Nhược – Epochtimes

Nguồn: NTD Việt Nam

“Lan Thiều quán ngoại sử” của Lý Thừa, quyển 3
“Thanh Sử cảo”, quyển 34


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x