Quản Trọng tôn Vương trừ Di – Điền thị thay Tề
Tể tướng Quản Trọng không những là người trọng tín và lễ, mà thành tựu lớn nhất của ông là tôn Vương trừ Di. Tại sao lại gọi là trừ Di? Một số dân tộc thiểu số khi đó xâm phạm văn minh của đất Hán. Nước Hình và nước Vệ là hai quốc gia rất nhỏ, họ không đủ sức chống đỡ khi bị các dân tộc thiểu số xâm chiếm, họ đành đến cầu cứu Tề Hoàn Công.
Năm 663 TCN, dân tộc thiểu số Sơn Nhung xâm lấn nước Yên. Nước Yên đến cầu cứu nước Tề, được nước Tề phái đại binh trợ giúp. Cuộc chiến lần này rất gian khổ, kéo dài trong khoảng thời gian nửa năm.
Sau khi nước Tề giành được thắng lợi, tiêu diệt đuợc hai nước dân tộc thiểu số Cô Trúc và Lệnh Chi (gần đảo Hồ Lô tỉnh Liêu Ninh ngày nay).
Trong chiến tranh, có một lần đội quân của họ bị lạc trong sa mạc vào ban đêm, họ không phân biệt được đâu là đông tây nam bắc, thức ăn nước uống mang theo đều nhanh chóng cạn kiệt.
Lúc này Quản Trọng tâu với Tề Hoàn Công: Trong quân của chúng ta hiện nay có một số con ngựa đã già, xin ngài hãy cho tháo dây cương những con ngựa này, rồi chúng ta đi theo chúng, chúng có thể đưa chúng ta ra khỏi sa mạc.
Tề Hoàn Công lập tức lệnh cho tháo dây cương của mấy con ngựa già, sau đó người ngựa của cả đại quân đi theo mấy con ngựa này, thoát ra khỏi sa mạc. Sự việc đã lưu lại một câu thành ngữ “Ngựa già biết đường”.
Khi Tề Hoàn Công trợ giúp nước Yên đã tiêu diệt hai nước Cô Trúc và Lệnh Chi, mở rộng đất đai ra năm trăm dặm, một mảnh đất rộng lớn vô cùng. Ông đem toàn bộ lãnh thổ lớn như thế giao cho nước Yên, từ đây nước Yên trở thành một nước lớn vào thời kỳ Xuân Thu.
Vào những năm cuối đời, Tề Hoàn Công do tuổi già trở nên hồ đồ, khi đó Quản Trọng cũng đã qua đời. Tề Hoàn Công bắt đầu dùng một số gian thần như Tượng Dịch Nha, Thụ Điêu, làm rối loạn triều chính. Về sau, Tề Hoàn Công cũng bị mấy tên gian thần kia hại chết.
Sau khi Tề Hoàn Công chết, các Vương tử bắt đầu tranh đoạt vị trí Quốc Quân mà ngấm ngầm đánh giết lẫn nhau đến hỗn loạn, nước Tề suy yếu từ đó.
Vào năm Tề Hoàn Công thứ 14, nước Trần phát sinh nổi loạn, một công tử nước Trần, gọi là Trần Hoàn đi đến nước Tề. Sau khi Trần Hoàn đến nước Tề, đã đổi họ của mình, từ họ Trần đổi thành họ Điền, đây là Điền Hoàn. Trong “Sử ký – Điền Hoàn thế gia”, ông được ghi chép là người thứ nhất thuộc họ Điền thay thế họ Tề. Điền Hoàn đến nước Tề chung sống cùng với mọi người an ổn vô sự, ông chỉ là đại phu tại nước Tề.
Quốc lực nước Tề dần suy yếu theo thời gian, đến những năm cuối thời Xuân Thu có một vị quân chủ gọi là Tề Cảnh Công. Tề Cảnh Công kỳ thực là một vị quốc quân cũng có điểm tốt. Thời trẻ, ông vẫn tương đối anh minh, dưới triều của ông có hai vị đại thần rất nổi tiếng, một người gọi là Nhương Thư.
Trong “Sử Ký” có một chương viết riêng về Nhương Thư, Tư Mã Thiên cũng làm một cuốn liệt truyện về ông, đó là cuốn “Tư Mã Nhương Thư liệt truyện”; vị đại thần còn lại là Yến Tử, Yến Tử cũng là một tướng quốc nổi tiếng, Tư Mã Thiên viết chung về Yến Tử và Quản Trọng trong một truyện, gọi là “Quản-Yến liệt truyện”.
Nhương Thư là một nhà quân sự nổi tiếng, thời kỳ Tề Cảnh Công tại vị, Nhương Thư và Yến Tử một tướng quân một tể tướng cùng cai quản nước Tề rất tốt. Tề Cảnh Công về sau tin vào sàm ngôn, đuổi Tư Mã Nhương Thư. Nhương Thư vì buồn bực sầu não mà chết, Yến Tử cũng chết.
Lúc này Tề Cảnh Công cũng đã già, bắt đầu hồ đồ, cuối cùng nước Tề đã xảy ra một việc không thể ngăn cản được. Khi Tề Cảnh Công làm Quốc Quân, Yến Tử đã từng khuyên ông phải tiết kiệm, nhưng Tề Cảnh Công không những không nghe Yến Tử, ngược lại đã sống rất xa xỉ.
Đại phu Điền Khất của nước Tề là cháu sáu đời của Điền Hoàn, ông ta đã làm một việc mà chúng ta hiện nay xem như một việc rất đơn giản. Đó là khi ông ta thu thuế của người dân thì ông dùng cái đấu nhỏ đến thu, nhưng khi cho dân chúng mượn lương thực, khi đó dân chúng rất khổ, thì ông dùng đấu lớn. Đây chính là “đấu lớn cho mượn, đấu nhỏ thu về”. Bởi vậy, dân chúng đặc biệt tôn kính ông.
Lòng dân nước Tề, từ thời Tề Cảnh Công bắt đầu dần quy về Điền gia. Cháu đời thứ bảy của Điền Hoàn là Điền Thường, ông cũng giống như Điền Khất, làm một việc đối với dân chúng là “đấu lớn cho mượn, đấu nhỏ thu về”.
Về con người Điền Thường, mọi người khi xem lại “Ngô-Việt tranh bá” có thể thấy khi Tử Cống đi du thuyết, ông ta là người đã giết chết quốc quân nước Tề là Tề Giản Công, cũng giết hết các gia tộc có tước công, tước khanh có thế lực nhất nước Tề lúc ấy, sát hại toàn bộ những người thân thích của vua cùng những đại phu có thế lực nhất.
Thời điểm này Điền Thường dường như là một gia tộc lớn độc nhất tại nước Tề. Ông để thu phục dân tâm đã áp dụng cách làm giống như phụ thân của mình, đấu lớn cho mượn, đấu nhỏ thu về. Ông cũng quan hệ ngoại giao rất tốt với các nước khác. Thế cục nước Tề vì thế mà ổn định.
Điền Thường qua đời, con trai của Điền Thường là Điền Bàn, cháu đời thứ tám của Điền Hoàn, đã kế vị. Khi Điền Bàn làm đại phu, phát sinh sự việc “Tam gia phân Tấn”.
(Chúng ta xem lại tập thứ chín đã nói về việc này). Trải qua 50 năm, đến năm 403 TCN, ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy chính thức được Chu Thiên Tử phong làm chư hầu. Lúc này, thế lực Điền gia đã vô cùng lớn. Khi Chu Thiên tử sắc phong Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu, Điền gia cảm thấy cơ hội bọn họ thay thế nước Tề đã quá chín mùi.
Vào năm Tề Khang Công thứ 19, là năm 386 TCN, cháu trai của Điền Bàn là Điền Hòa, cháu đời thứ mười của Điền Hoàn, cũng được Thiên tử nhà Chu đồng ý, chính thức trở thành Quốc Quân nước Tề, bắt đầu giai đoạn một nước Tề mang họ Điền. Họ Điền chính thức thay thế làm chủ nước Tề, ròng rã trải qua thời gian của mười đời chuẩn bị, gần ba trăm năm lịch sử.
Lịch sử họ Điền thay thế nước Tề, chúng ta nhìn vào bên trong sẽ thấy có vài nguyên nhân: Đầu tiên do quốc quân nước Tề tự mình không tu quốc chính, giống như Tề Cảnh Công. Yến Tử khuyên nhủ ông ta không được sống xa xỉ, không nên sử dụng hình pháp nặng, nhưng Tề Cảnh Công không nghe.
Lúc ấy nước Tề đã tới mức độ như thế nào? Trong “Tả truyện – Chiêu Công tam niên” có ghi chép: “Quốc chi chư thị, lý tiện dũng quý, dân nhân thống tật”. Tại sao gọi là “lý tiện”, đó là những đôi giày được bán giá rất rẻ. Vậy thứ gì quý đắt? “Dũng quý”, chính là chân giả quý, lúc đó người bị hình phạt chặt chân nhiều quá, cho nên người bán chân giả còn phát tài hơn so với người bán giày, điều này thuộc về quốc chính không tu.
Quốc quân đã đối xử với dân chúng tàn bạo như thế, đương nhiên sẽ không thể oán trách họ vì sao nhân tâm lại hướng đến Điền gia, đều do bản thân ông ta sai, đây là điểm thứ nhất. Họ Điền thay thế nước Tề, đầu tiên vì quốc quân nước Tề không tu quốc chính.
Vậy còn điểm thứ hai, đương nhiên là oán Chu Thiên tử. Chu Thiên tử nếu như không sắc phong ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu, sẽ không có khả năng họ Điền thay Tề. Đại phu ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu, tất nhiên lập tức kích động dã tâm họ Điền cũng muốn trở thành chư hầu.
Dựa theo ghi chép trong “Sử ký – Điền Kính Trọng Hoàn thế gia” thì Điền Hòa và Ngụy Văn Hầu khi gặp nhau tại Trọc Trạch, Điền Hòa đã thỉnh cầu Ngụy Văn Hầu xin Chu Thiên tử phong cho ông ta làm chư hầu. Chu Thiên tử đã đồng ý. Vậy nên, nguyên nhân thứ hai họ Điền thay thế Tề, là do sách mệnh của chính Chu Thiên tử.
Điểm thứ ba, kỳ thực đó là số mệnh. Vào năm Tề Hoàn Công thứ 14, công tử Trần Hoàn của nước Trần chạy tới nước Tề, đổi tên là Điền Hoàn. Khi ông mới được sinh ra tại nước Trần, có người xem cho ông một quẻ, nói tương lai ông sẽ thay thế quốc quân một nước, nhưng mà chuyện này không ứng trên người ông, mà ứng trên thân con cháu hậu thế của ông.
Nước này không phải nước Trần, mà ứng vào quốc gia có hậu nhân Tứ Nhạc họ Khương. Chúng ta ban đầu khi nói về Khương Tử Nha, cũng đã nói tổ tiên của Khương Tử Nha đã từng làm đến chức Tứ Nhạc. Trên thực tế, tại lúc Điền Hoàn ra đời, quẻ bói đã minh xác chỉ ra tương lai có một ngày con cháu đời sau của đứa bé này sẽ thay thế nước Tề.
(Còn tiếp)
[1] Nhất minh kinh nhân: Đây là một thành ngữ trong tiếng Hoa, “Thử điểu bất phi tắc dĩ, nhất phi xung thiên; bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân”. Tạm dịch: Con chim đó không bay thì thôi, một khi đã bay thì bay vút lên trời; không hót thì thôi, một khi đã hót thì khiến người ta kinh ngạc. Theo dịch giả: “Nhất minh kinh nhân” được hiểu là nói một tiếng làm kinh động lòng người.
BiHui biên tập
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Tiếu đàm phong vân – Tập 24: Biến cục lịch sử (4)
- Tiếu đàm phong vân – Tập 24: Biến cục lịch sử (3)
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!