Nguồn gốc câu thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt”

Vẽ rồng điểm mắt
Ảnh: auction.artron

Bài viết của Sơn Thuỷ

[MINH HUỆ 5-9-2015] Thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: “Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.

Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau khi vẽ xong, sét đánh đổ tường, hai con rồng [được vẽ thêm mắt] cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.

Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng. Ông rất giỏi vẽ tượng Phật, Thần Tiên, rồng, những bức hoạ ông vẽ gồm: “Hành đạo Thiên vương đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ”, “Tượng Như Lai”, “Bồ Tát”, “Hán đại xạ giao đồ” (Bức hoạ bắn giao long thời Hán), “Côn Minh Nhị Long Đồ” (Bức hoạ hai con rồng ở Côn Minh), “Duy Ma Cật Tượng” (Tượng Vimaiakirti), “Hoành Tuyền Văn Long đồ”.

Trương Tăng Dao tín ngưỡng Thần nên đặt tên các con trai là Thiện Quả, Nho Đồng, các con trai ông đều rất giỏi vẽ Thần Phật.

Kỹ năng sở trường của Trương Tăng Dao là vẽ “Hoa văn chìm nổi”. “[Năm thứ ba Đại Đồng] Có trang trí chùa Nhất Thừa, cách huyện Nam Kinh sáu dặm về hướng Tây Bắc… toàn bộ cửa ngôi chùa được vẽ hoa văn chìm nổi, còn gọi là bút tích của Trương Tăng Dao, hoa văn đó chính là được tạo bởi phương pháp vẽ còn sót lại của người Ấn Độ, do màu son và màu xanh lục tạo thành, nhìn xa giống như hình khối chìm nổi, nhìn gần lại rất phẳng, chính vì vậy nên đặt tên chùa là chùa ‘chìm nổi’”.

Trong cuốn “Triều Dã Thiêm Tải”, Trương Tinh Trạc thời Đường viết về chuyện Trương Tăng Dao vẽ chim ưng như sau: Chùa Nhuận Châu Hưng Quốc khổ vì chim bồ câu đậu trên xà nhà, phân chim làm ô uế tượng Phật, Trương Tăng Dao bèn vẽ một con chim ưng lên bức tường phía Đông, vẽ một con diều hâu lên bức tường phía Tây, chúng đều nghiêng đầu nhìn ra ngoài mái hiên, từ đó về sau, chim bồ câu không dám bay tới nữa.

Trong cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” kể về một câu chuyện thần kỳ khác của Trương Tăng Dao:

Trước kia, khu Ngô Tào thỉnh thoảng lại rộ lên [phong trào] vẽ “Thanh Khê Long” (Rồng suối xanh), Trương Tăng Dao khinh họ vô tri bèn vẽ rất nhiều hình rồng tại đình Long Tuyền của Lương Vũ Đế. Bản vẽ phác thảo lưu tại mật phòng, người thời đó còn chưa coi trọng nó. Tới những năm Thái Thanh, sấm sét làm rung động đình Long Tuyền, rồng trên vách tường đột nhiên biến mất, mọi người mới biết rằng rồng mà Trương Tăng Dao vẽ nhân lúc mưa gió sấm sét đã bay đi mất, mới biết nó thần kỳ huyền diệu thế nào.

Cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” còn kể một câu chuyện thần kỳ khác nữa về Trương Tăng Dao: Trương Tăng Dao vẽ hai vị hoà thượng ngoại quốc nước Thiên Trúc (tức Ấn độ), do xảy ra cuộc chiến tạo phản của Hầu Cảnh nên bức hoạ hai vị hoà thượng bị chia cắt làm hai và bị thất lạc. Sau này, bức hình của một trong hai vị hoà thượng được viên quan Lục Kiên lấy được.

Khi Lục Kiên lâm trọng bệnh, mơ thấy một vị hoà thượng ngoại quốc bảo với ông rằng: “Ta có một người bạn li biệt đã lâu, hiện ở nhà họ Lý tại Lạc Dương, nếu ông tìm được bạn của ta, giúp chúng ta tái hợp, ta sẽ dùng pháp lực giúp ông.” Lục Kiên quả nhiên mua được bức tranh vẽ vị hoà thượng kia tại đó, bệnh của ông liền khỏi.

“Lịch đại danh hoạ ký” còn nói: “Tranh vẽ của Trương Tăng Dao [hết thảy đều] có linh cảm, không sao nhớ hết cho được.” Tức là những bức tranh mà Trương Tăng Dao vẽ ra đa phần đều mang thông linh cảm ứng, không thể ghi chép hết toàn bộ.

Những hoạ gia lớn thời cổ đại đều xuất hiện rất nhiều thần tích, đa phần họ đều vẽ Thần Phật. Bởi vì tín ngưỡng Thần Phật nên Thần Phật sẽ triển hiện thần tích và ban cho họ kỹ năng vẽ hạ bút như Thần. Chỉ trong xã hội vô Thần luận của Trung Cộng, con người mới không tin vào sự tồn tại của Thần nên Thần tích cũng sẽ không được triển hiện.

“Cuốn thứ bảy – Lịch đại danh hoạ ký”

Bản tiếng Hán : http://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/5/315099.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/9/22/152635.html

Đăng ngày 20-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Nguồn:

https://vn.minghui.org/news/63594-nguon-goc-cau-thanh-ngu-ve-rong-diem-mat.html


Mời quý độc giả ghé thăm trang Minh Huệ Net để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x