Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lành

Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lành
Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lành. Ảnh: internet

Câu chuyện thành ngữ “Gương vỡ lại lành” không chỉ nói về một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, mà còn phản ánh ra mỹ đức của người thời xưa trong việc giúp đỡ người khác hoàn thành ước nguyện của họ.

Nhạc Xương công chúa, vợ của môn khách thái tử Trần triều (Nam Trần) là Từ Đức Ngôn, là em gái của Trần hậu chủ Trần Thúc Bảo, bà có tài năng và dung mạo đều cực kỳ xuất sắc. Khi Từ Đức Ngôn còn là môn khách của thái tử, cũng chính là lúc nhà Trần suy yếu, là lúc thế cục nước Trần hỗn loạn, ông không thể bảo đảm an toàn cho bản thân và quốc gia.

Từ Đức Ngôn bèn nói với vợ: “Với tài năng và dung mạo của nàng, nếu như đất nước rơi vào diệt vong, nàng nhất định sẽ lưu lạc đến một gia đình giàu có và quyền lực, lo sợ rằng chúng ta sẽ mãi xa rời, nếu như duyên phận chúng ta chưa hết thì còn có thể gặp nhau, thì nên có một tín vật”. Thế là Từ Đức Ngôn bẻ gãy một bên của tấm gương đồng, hai vợ chồng mỗi người cầm một nửa. Anh ta hẹn ước với vợ mình rằng: “Sau này đến ngày rằm tháng giêng, nàng nhất định phải đem tấm gương này bán ra ngoài chợ, nếu như ta nhìn thấy nó, thì ta sẽ đi tìm nàng”.

Đến khi nhà Trần diệt vong, vợ của Từ Đức Ngôn quả nhiên lưu lạc vào nhà Việt Công tên là Dương Tố, Dương Tố rất sủng ái nàng. Từ Đức Ngôn sống cuộc sống lang bạt, vất vả lắm mới quay lại được kinh thành. Anh ta vào ngày rằm tháng giêng đã đến chợ để tìm kiếm, quả nhiên có một ông lão dáng vẻ giống một người hầu đang bày bán một nửa tấm gương, hơn nữa còn rao giá rất cao, mọi người đều chê cười ông ta. Từ Đức Ngôn dẫn ông lão tới chỗ ở của mình, mang cho ông ấy đồ ăn, thuật lại những gì mình đã trải qua, rồi lấy ra một nửa tấm gương của mình ghép lại với một nửa tấm gương mà ông lão đó bán, sau đó đề lên đó một bài thơ: “Kính dữ nhân câu khứ, kính quy nhân bất quy, vô phục Thường Nga ảnh, không lưu minh nguyệt huy” (Dịch nghĩa: Người đi gương cũng đi, gương về người không về, Hằng Nga đâu chẳng thấy, chỉ thấy ánh trăng lòe).

Nhạc Xương công chúa sau khi nhìn thấy bài thơ, đã khóc lóc sướt mướt mà không chịu ăn uống gì. Dương Tố sau khi hiểu chuyện cũng rất thương cảm, liền phái người đi tìm Từ Đức Ngôn tới, quyết định trả lại vợ cho anh ta, còn tặng cho hai người rất nhiều tiền vật. Mọi người sau khi nghe câu chuyện này không ai không khen ngợi.

Dương Tố làm tiệc rượu tiễn biệt Từ Đức Ngôn và Nhạc Xương công chúa, và còn bảo Nhạc Xương công chúa làm một bài thơ: “Linh nhật hà thiên thứ, tân quan đối cựu quan, tiếu đề câu bất cảm, phương nghiệm tác nhân nan” (Dịch nghĩa: Hôm nay là ngày gì lạ thế, phu quân mới ngồi đối mặt với phu quân cũ, ngồi ở đây không biết nên vui hay buồn, lúc này mới hiểu rằng làm người khó lắm). Sau đó Nhạc Xương công chúa và Từ Đức Ngôn quay trở về Giang Nam, hai người chung sống với nhau cho đến khi đầu bạc răng long.

Nguồn: Chánh Kiến

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x