Câu chuyện thành ngữ: Thanh mai trúc mã

Thanh mai trúc mã
Thanh mai trúc mã (Ảnh internet)

Thanh mai trúc mã là thành ngữ hàm ý chỉ đôi bạn trai gái từ nhỏ lớn lên cùng nhau, tình cảm hòa hợp

Thành ngữ liên quan: hai trẻ vô tư (chân thành không có sự nghi kỵ)

Lý Bạch là nhà thơ lớn nổi tiếng thời Đường, người đời ca tụng ông, cho rằng ông là thần tiên trên thiên thượng giáng xuống nhân gian. Đương nhiên, thơ do vị tiên nhân này viết ra tự nhiên trong sáng, tao nhã bất phàm. Thành ngữ “thanh mai trúc mã” xuất phát từ bài thơ nổi tiếng “Trường Can Hành” của ông.

Sáu dòng đầu của bài thơ này là hồi ức của một cô gái về quá khứ ngọt ngào giữa mình và chồng: “Thiếp phát sơ phú ngạch, chiết hoa môn tiền kịch. Lang kỵ trúc mã lai, nhiễu sàng lộng thanh mai. Đồng cư Trường Can lý, lưỡng tiểu vô hiềm sai”.

Ý nghĩa là: “Thuở nhỏ tóc thiếp mới vừa che ngang trán, một hôm đang ngắt một bông hoa thơm chơi đùa trước cổng nhà. Chàng cầm cành mai xanh biếc trên tay cưỡi ngựa tre đi lại, tựa như một vị tướng nhỏ, vừa la hét vừa chạy quanh bên giếng. Đúng vậy! Hai chúng ta đều cùng sống ở nơi Trường Can này, từ nhỏ lớn lên cùng nhau, tình cảm tốt đẹp đến mức không lời nào để diễn tả”.

Vì vậy, “Thanh mai trúc mã” được người đời sau dùng để hình dung về tình cảm tương thân tương ái, hòa hợp không gì sánh nổi giữa những cô bé cậu bé thuở nhỏ.

Liên tưởng và thưởng thức: ngón tay của Clara

Vào thế kỷ 19, nhà soạn nhạc người Đức Schumann thuở nhỏ lớn lên cùng với một cô bé tên là Clara. Cha của Clara là một nhà soạn nhạc lớn, là một gia đình có truyền thống học vấn cao, bản thân cô cũng là một tài nữ âm nhạc, trong khi đó Schumann là học trò mà cha của Clara rất tự hào.

Năm Schumann 21 tuổi, một ngày nọ, người bạn thân của họ là Chopard gửi đến một khúc phổ do chính ông sáng tác, hy vọng Schumann có thể đưa ra một vài lời phê bình. Khi Schumann vừa nhận được khúc phổ anh đã cảm thấy vui mừng khôn xiết, nhưng sau một lúc sau anh lại không kiềm chế được sự đau thương, vì ngón áp út của bàn tay phải của anh đã không thể cử động được do quá trình luyện tập đàn piano.

Clara lúc này đang đứng cạnh Schumann, cô đoán ra được tâm sự của anh, liền lặng lẽ đặt tay của mình lên tay của Schumann và nhẹ nhàng nói với anh rằng “Ngón tay của em có thể đàn được!”

“Cảm ơn em, Clara!” Schumann xúc động, đến rơm rớm nước mắt .

Kể từ đó, Schumann dành hết tâm sức cho việc sáng tác, những giai điệu tươi đẹp được thoát ra từ những ngón tay của Clara.

Sau đó, đôi “thanh mai trúc mã” này kết thành vợ chồng, ngón tay của Clara cả đời dành cho Schumann, lưu lại một giai thoại tươi đẹp.

Trích từ “Văn học vỡ lòng cho trẻ em” của nhà sách Hoa Nhất.

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x