Cảm ngộ Tây Du Ký (P.12): Binh khí trừ yêu

Tranh màu Tây Du Ký vẽ vào thời nhà Thanh.(Ảnh: Tài sản công)
Tranh màu Tây Du Ký vẽ vào thời nhà Thanh.(Ảnh: Tài sản công)

Trong tác phẩm “Tây Du Ký”, Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng cùng kết nghĩa kim lan, huynh đệ đồng môn, mỗi lần trừ yêu diệt ma đều là một trận đại chiến kinh thiên động địa. Binh khí mà họ sử dụng đều có nguồn gốc và điểm đặc biệt riêng.

Như Ý Kim Cô Bổng

Binh khí của Ngộ Không là Kim Cô Bổng. Trong hồi thứ 3 của nguyên tác có nhắc đến, Ngộ Không từ chỗ của Bồ Đề Lão Tổ quay trở về Hoa Quả Sơn, bốn con khỉ già khuyên Ngộ Không nên đến Long Cung xin Long Vương một món binh khí.

Hôm đó, Ngộ Không đến Đông Hải mượn binh khí, Đông Hải Long Vương Ngao Quảng không biết Ngộ Không là vị Thượng Tiên đắc đạo khi nào nên không dám thất lễ, cũng không biết tặng binh khí gì mới hợp ý của Ngộ Không.

Long bà và Long nữ nhắc nhở Long Vương rằng Thần Trân Thiết trấn đáy sông Thiên Hà mấy hôm nay hào quang chiếu sáng, hơi nóng bao phủ cả một vùng. Lẽ nào duyên phận giữa Thần Thiết và chủ nhân của nó đã đến? Long Vương trong lòng có chút nghi hoặc, Đại Vũ lúc trị thuỷ đã dùng sắt thần đó để thăm dò độ nông sâu của biển, nay sao lại có thể dùng làm binh khí được chứ? Tuy nhiên Long Vương vẫn mời Ngộ Không đến xem.

Long Vương đưa Ngộ Không đến ngay chính giữa Hải tạng. Thần Thiết này vốn dĩ không ai có thể nhấc lên nổi, Ngộ Không hai tay ra sức mới có thể miễn cưỡng ôm được cây Trụ sắt. Đại Thánh chê cây trụ quá to, liền tuỳ ý nói mấy câu, trụ này nếu như có thể nhỏ hơn một chút thì tốt biết mấy. Chẳng ngờ lời vừa dứt, Sắt thần tự động thu nhỏ lại, dường như nó đã tìm được chủ nhân của mình. Kết quả, Sắt thần dài hơn hai trượng, nặng một vạn ba nghìn năm trăm cân đã thu nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay của Ngộ Không.

Trên đường thỉnh Kinh, Ngộ Không đã sử dụng cây Trụ sắt này để trừ yêu diệt ma, hộ tống Đường Tăng đến Tây Thiên Lôi Âm tự. Kết quả này Long Vương lúc đầu tuyệt nhiên chẳng thể ngờ tới, ông ấy chỉ biết trụ sắt này được Đại Vũ sử dụng làm công cụ dò biển trong lúc trị thuỷ. Từ trên bề mặt câu chữ có thể thấy Long Vương quả thật không biết những thông tin khác có liên quan đến Sắt thần này, nhưng chính Ngộ Không về sau lại có thể nói ra được rất nhiều về lai lịch của nó.

Hồi thứ 75 của bộ tiểu thuyết, Ngộ Không đại chiến Sư Đà Động Ma Vương. Ma vương không nhận ra bảo vật, lúc trông thấy Ngộ Không rút cây Thiết bổng ra đánh thì liền mắng lớn: “Con khỉ vô lễ, vũ khí vậy mà cũng dám đến gây chiến ư?”. Đại Thánh liền nói ra lai lịch của cây Thiết bổng.

Hoá ra Thiết bổng này là thép được tinh luyện qua chín lần và được đích thân Thái Thượng Lão Quân luyện trong lò luyện đan. Về sau, Đại Vũ Vương có được Thần bổng, liền gọi nó là “Thần Trân”, dùng để thăm dò bốn biển tám sông. Thiết bổng này còn có tên gọi khác là “Linh Dương Bổng”. Hai đầu của Thần Trân được bọc vàng, ở giữa khắc hình sao, bên trên vẽ hoa văn Long Phụng, mật độ của hoa văn nhiều đến mức khiến quỷ thần cũng phải kinh ngạc.

Năm đó khi Ngộ Không đại náo Thiên Cung, chỉ cần vung Kim Cô Bổng này thì mười vạn thiên binh cũng không cách nào chống đỡ. Theo lời của Ngộ Không, cây Thiết bổng này từng phá hỏng Đấu Ngưu cung trên Thiên đình và Sâm La điện dưới Địa phủ. Ngộ Không thành thực thừa nhận tội lỗi của mình, vì lợi dụng cây Thiết bổng mà gây nên đại họa, do đó đã bị đè dưới chân núi Ngũ Hành suốt 500 năm. Về sau Ngộ Không cải tà quy chính, bảo hộ Đường Tăng đi thỉnh Kinh, dưới sự trợ giúp của Kim Cô Bổng đã diệt trừ không ít yêu ma.

Tây Du Ký
Tranh màu Tây Du Ký thời nhà Thanh: Mỹ hầu vương đại chiến Nhị Lang Thần. (Ảnh: Tài sản công)

Đại Vũ Vương vì để cứu chúng sinh trong thiên hạ, lúc trị thuỷ đã sử dụng Định hải Thần trân, cũng chính là Như Ý Kim Cô Bổng. Do đó, người sử dụng binh khí này tất nhiên cũng phải là người đảm đương trách nhiệm to lớn cứu tế thiên hạ. Ngộ Không tu thành Đấu Chiến Thắng Phật, dựa vào vũ khí lợi hại, trên đường thỉnh Kinh đã trợ giúp Đường Tăng giải trừ nguy nan, thỉnh được Chân Kinh truyền sang Đông thổ, tạo phúc cho lê dân bách tính của Đại Đường.

Từ đây đã đưa đến một chủ đề khác, Đại Vũ Vương là ai? Thông thường người ta biết đến ông là một vị Thánh Vương thời kỳ thượng cổ, đã cứu vớt thiên hạ bách tính trong thời hồng hoang, mở ra nền văn minh Thần Châu, đúc Cửu đỉnh, nhất thống Hoa Hạ, khiến muôn dân Hoa Hạ đời đời sinh sôi phát triển. Tây Vương Mẫu từng nói rằng, trị thuỷ thành công, trời đất yên bình, Vũ trụ trên dưới đều cùng hưởng thái bình.

“Sử Ký” ca ngợi gọi Đại Vũ Vương trị thuỷ là “Công tế thiên địa”. Công lao cũng như danh tiếng của ông có thể sánh ngang với trời đất. Trong “Tây Du Ký”, tác giả Ngô Thừa Ân đã gọi Ngộ Không là Tề Thiên Đại Thánh, phải chăng muốn lấy thành tích vĩ đại của Đại Vũ Vương để làm khuôn mẫu đo lường công trạng của Ngộ Không?

Cửu Xỉ Đinh Ba

“Tây Du Ký” hồi thứ 19, Đường Tăng cùng Ngộ Không đi ngang qua Cao Lão Trang thì được biết con rể lão Cao là một con yêu tinh tai to miệng lớn. Vì để hàng phục yêu quái, Ngộ Không đã đến Vân San động đại chiến với Bát Giới.

Bát Giới dùng đinh ba chiến đấu với Ngộ Không. Ngộ Không trông thấy binh khí của Bát Giới thì nói: “Cái bồ cào này là thứ dùng để cuốc đất cào cỏ cho nhà Cao lão gia chăng?”. Đoạn này miêu tả rất dí dỏm, hai người chuẩn bị đánh nhau, nhưng khi nói đến binh khí thì lại rất hợp. Bát Giới tự hào nói về lai lịch của cây Đinh ba.

Thì ra cây Đinh ba này được chính tay Thái Thượng Lão Quân dùng thần băng thiết luyện thành. Lại được Ngũ phương ngũ đế (Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung ngũ phương đế) và Lục Đinh Lục Giáp (Thần phụ trách thiên can địa chi) hiệp trợ gia trì, “tạo thành cửu xỉ ngọc thuỳ nha, đúc thành song hoàn kim truy diệp” . Binh khí này, do chúng Thần hợp lực tạo thành, được đặt tên là “Thượng Bảo Thấm Kim Ba”, tặng cho Ngọc Đế trấn giữ Thiên Đình.

Bát Giới đời trước tính tình ngu ngốc, ham chơi lười biếng. Đột nhiên một ngày gặp được chân Tiên, chân Tiên khuyên Bát Giới nên phản bổn quy chân. Bát Giới hiểu ra, quyết chí tu hành, đã tu thành Đại La Tiên, được Ngọc Đế phong cho làm “Thiên Bồng” nguyên soái, thưởng cho cây Đinh ba này. Thiên Bồng nguyên soái từng mang binh khí đến tham dự hội bàn đào, yết kiến Ngọc Đế. Về sau trong một lúc say rượu làm càn đã trêu ghẹo Thường Nga, bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới chịu khổ.

Bát Giới khi kể cho Ngộ Không về binh khí của mình thì rất tự hào mà nói rằng, dù là kẻ đầu đồng ngực sắt, bị đinh ba này đánh một nhát cũng đủ hồn xiêu phách lạc. Ngộ Không bảo Bát Giới đánh thử, Bát Giới ra sức đánh lên đầu Ngộ Không, cây đinh ba đổ lửa nhưng Ngộ Không lại chẳng hề hấn gì. Bát Giới trông thấy vậy thì sợ đến mức chân tay bủn rủn. Cây đinh ba này đến cả Thần tướng trên Thiên thượng và Diệm quân dưới Địa phủ trông thấy nó đều khiếp sợ, vậy mà trước mặt Ngộ Không lại chẳng thể phát huy tác dụng.

tru bat gioi va sa hoa thuong dai chien tren song luu sa minhchantuong
Tranh màu Tây Du Ký vẽ thời nhà Thanh: Trư Bát Giới và Sa hoà thượng đại chiến trên sông Lưu Sa. ( Ảnh: Tài sản công)

Tuy binh khí đều là do Thái Thượng Lão Quân luyện thành, nhưng uy lực mà chúng triển hiện, tác dụng mà chúng phát huy lại tuỳ thuộc vào đức hạnh cũng như năng lực của chủ nhân. Xem ra quả thật là “Thiên ngoại hữu Thiên, Thần ngoại hữu Thần.”

Thông qua cuộc đối thoại được miêu tả trong tiểu thuyết, Bát Giới và Ngộ Không không giống kẻ địch mà lại giống như huynh đệ. Trong lúc hai người nói chuyện, Ngộ Không nhắc lại chuyện năm xưa đại náo Thiên cung. Bát Giới nghi ngờ hỏi Ngộ Không rằng, “con khỉ nhà người vốn dĩ ở Hoa Quả Sơn, hôm nay sao lại rảnh rỗi mà đến đây ức hiếp ta vậy?”

Ngộ Không đáp rằng bản thân đã cải tà quy chính, nay bảo hộ Đường Tăng đi thỉnh Kinh. Không ngờ đoạn này lại nói đến mục đích cuối cùng của Bát Giới: “Quan Âm Bồ Tát khuyên tôi hướng thiện, tôi nghe theo lời khuyên giải của Bồ Tát, ở tại nơi này ăn chay, đợi theo một người sang Tây Thiên bái Phật thỉnh Kinh, lấy công chuộc tội, còn có thể đắc được chính quả” . Từ binh khí, hai người đã nói đến ý nghĩa của sinh mệnh. Từ đó, Bát Giới theo Đường Tăng đi thỉnh Kinh. 

Nói đến uy lực của cây Cửu Xỉ Đinh Ba này, “Tây Du Ký” hồi thứ 49 đã miêu tả rằng, cây đinh ba này có thể đánh ngã núi Thái Sơn, cọp dữ cũng phải khiếp sợ; có thể lật đổ biển lớn, khiến rồng cũng phải chấn động; có thể dời mây, che khuất nhật nguyệt; có thể vén tan sương mù, hiển lộ ánh mặt trời. Trên đường thỉnh Kinh, Bát Giới đã dùng vũ khí này tiêu diệt yêu ma, bảo vệ Đường Tăng, lập được không ít công trạng.

thien bong nguyen soai minhchantuong
Thiên Bồng Nguyên Soái. (Ảnh: Tài sản công)

Hàng yêu bảo trượng

Binh khí của Sa Tăng là Hàng yêu bảo trượng. “Tây Du Ký” hồi thứ 22, Bát Giới đại chiến với Sa Tăng ở sông Lưu Sa. Sa Tăng đã dùng một cây trượng gỗ đánh với Bát Giới. Bát Giới liên tục đỡ đòn, nói: “Binh khí của ngươi là gì mà dám khoe với ta?”. Vì binh khí của Sa Tăng bề ngoài trông giống như cây chày cán bột, một số yêu quái không biết xuất thân của Sa Tăng, lại còn cho rằng Sa Tăng là bậc thầy xay bột.

Sa Tăng tiết lộ rằng binh khí của mình được làm từ Thoa Loa Tiên Mộc ở cung trăng. Ngô Cương chặt một nhành cây Thoa Loa, Lỗ Ban đem nó làm thành một cây gậy gỗ. Bên trong là vàng thỏi, bên ngoài khảm châu báu, trọng lượng 5,048 cân, ngang bằng với cây Đinh ba của Bát Giới. Bảo trượng trừ yêu này trấn giữ Linh Tiêu Bảo Điện, có thể hàng phục yêu quái.

binh khi cua sa tang la hang yeu bao truong minhchantuong
Binh khí của Sa Tăng là Hàng yêu bảo trượng. Tranh màu trên hành lang cung điện Di Hoà Viên: Một phần tranh “Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”. (Ảnh: Tài sản công)

Sa Tăng đời trước tu Đạo, thuộc hàng Tiên ban, được Ngọc Đế phong làm Quyển Liêm đại tướng, ban cho cây Bảo trượng này. Sa Tăng lúc còn ở trên Thiên giới, mang theo Bảo trượng hàng yêu này bảo hộ ngự giá, tham dự hội bàn đào, cư trú tại Thiên giới. Bảo trượng có thể biến hoá lớn nhỏ thuận theo tâm ý của Sa Tăng, và đã trở thành một phần sinh mệnh của Sa Tăng.

Trong ấn tượng của mọi người, thì phục sức trên thân của đại tướng quân thường là bảo kiếm sắc nhọn. Thế nhưng, vật bất ly thân của Sa Tăng lại là bảo trượng, bao hàm ý vị thiền trượng trong Phật môn, rất hợp với bản tính cương nghị, chất phác, khiêm tốn, đôn hậu của Sa Tăng.

Trên đường đi thỉnh Kinh, Sa Tăng đối với việc thỉnh Kinh hết mực tận tâm, nhẫn nhịn chịu khó, không một lần nhắc đến việc bỏ cuộc giữa chừng. Cái tâm kiên định tu hành đó phải chăng rất giống với thỏi vàng trong cây Bảo trượng kia?

(Còn tiếp)

Xem thêm Loạt bài “Cảm ngộ Tây Du Ký

Lý Mai biên tập
Lê Oanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x