‘Cảm ngộ Tây Du Ký’ (P.2): Một tín niệm xuyên suốt kiếp trước kiếp này của Sa Tăng

Tây Du Ký,
Bức tranh trên hành lang Di Hoà Viên vẽ bốn thầy trò Đường Tăng trong truyện “Tây Du Ký”. (Ảnh: Tài sản công)

Trong “Tây Du Ký”, sau khi Đường Tam Tạng thu phục Sa Tăng ở Lưu Sa Hà, năm thầy trò họ đã bước lên con đường tu luyện thực sự.

Sa Tăng quy y đắc thiện quả, ngũ hành tương hợp

Từ các tiêu đề chương hồi khác nhau trong Tây Du Ký, chúng ta có thể thấy năm thầy trò Đường Tăng tương ứng với Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngộ Không là Kim, Bát Giới là Mộc, Bạch Long là Thủy, Đường Tăng là Hỏa, Sa Tăng là Thổ. Trong “Tây Du Ký” còn có một bài thơ rằng:

“Ngũ hành phối hợp, hợp thiên chân,
Nhận rõ chủ nhân trước đã từng
Cơ bản luyện thành, nên diệu dụng,
Biện minh tà chính thấy nguyên nhân.
Kim về tính vẫn là đồng loại,
Mộc chạy mong tình cũng chẳng xong,
Hai xứ công thành, thành tịch mịch,
Điều hòa nước lửa, bụi trần không”. [1]

Nguyên văn:

Ngũ hành mộc phối hợp thiên chân
Nhận đắc tòng tiền cựu chủ nhân
Luyện kỷ lập cơ vi diệu dụng
Biện minh tà chính kiến nguyên nhân
Kim lai quy tính hoàn đồng loại
Mộc khứ cầu tình cộng phục luân
Nhị thổ toàn công thành tịch mịch
Điều hòa thủy hỏa một khiên trần.

Trong nhóm đi lấy kinh này, không có ai là thập toàn thập mỹ, năng lực của mỗi người cũng khác xa nhau. Năm thầy trò thông qua sự điều hòa vận hành của Ngũ Hành mà tạo thành một chỉnh thể, từ đó tạo hóa xuất sinh những bầu trời mới, vùng đất mới và những con người mới bừng bừng sinh cơ.

Đồng thời cũng tạo ra nhiều phong cách khác nhau trong “Tây Du Ký”: vừa có hiểm tượng hoàn sinh, cũng có vùng đất bằng phẳng; vừa có vũ lực trí dũng, cũng có khôi hài hóm hỉnh. Nhiều vô số, muôn hình vạn trạng. Trên con đường thỉnh kinh xa vạn dặm, mỗi thành viên cũng dần trở nên siêu phàm thoát tục.

Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Bức tranh trên hành lang Di Hoà Viên vẽ bốn thầy trò Đường Tăng trong truyện “Tây Du Ký” – Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh. (Ảnh: Tài sản công)

Võ công cao cường vân du thiên hạ, khổ tìm minh sư

Sa Tăng trầm tính phúc hậu, trên suốt chặng đường luôn âm thầm lặng lẽ. Trong “Tây Du Ký”, Sa Tăng không xuất sắc bằng Ngộ Không, nhưng nếu không có ông, tổ hợp Ngũ Hành sẽ có một lỗ hổng rất lớn.

Sa Tăng trong kiếp trước từ nhỏ đã luyện võ, tính tình phóng khoáng, sinh ra đã mang theo thần khí, cuối cùng nổi danh thiên hạ nhờ võ nghệ kiệt xuất, được thế nhân phong là anh hùng hào kiệt.

Dù Sa Tăng đi đến đâu, ông cũng là một ngôi sao võ thuật chói sáng, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Lúc bấy giờ, trẻ nhỏ và hào kiệt võ lâm khắp nơi đều lấy Sa Tăng làm tấm gương.

Võ công của Sa Tăng trác tuyệt, đã đạt đến trạng thái đỉnh phong. Ông phát hiện cho dù võ công cao siêu đến đâu thì vẫn sẽ có cảnh giới cao hơn, chiêu thức nhiều vô kể, nhưng cụ thể là gì thì ông không biết. Vì để tìm ra Đạo cao hơn, tìm được một vị sư phụ thông thái hơn, Sa Tăng đã vân du khắp vạn nước Cửu Châu.

“Thường niên y bát cẩn tùy thân
Mỗi nhật tâm thần bất khả phóng
Duyên địa vân du sổ thập tao
Đáo xử nhàn hành bách dư tranh”

Tạm dịch:

“Quanh năm y bát ở bên người
Mỗi ngày tinh thần bất buông lơi
Xuôi theo địa đạo vô số lượt
An nhiên bôn tẩu bốn phương trời”.

Để tìm kiếm sư phụ, Sa Tăng đã vân du khắp thiên hạ, đi qua vạn quốc cửu châu hàng chục lượt theo đúng nghĩa đen.

Trong mắt Sa Tăng, vinh hoa phú quý, nữ nhi tư tình giống như những đám mây trôi trên bầu trời. Khi tín niệm cầu Đạo đã cắm rễ sâu trong lòng, thì mọi thứ bên ngoài đều trở nên vô vị.

Ý chí của Sa Tăng đã đạt đến trình độ nào? Cái khổ của vạn quốc cửu châu không thể làm ông dao động; cuồng phong sóng dữ của tứ hải cũng không thể làm khó ông. Với ý chí kiên cường, ông kiên nhẫn chờ đợi sư phụ của mình xuất hiện.

Sau khi Sa Tăng chịu hết khổ của vạn quốc cửu châu, cuối cùng ông đã gặp được thế ngoại cao nhân, truyền thụ cho ông chân Pháp.

Sau nhiều năm tu khổ hạnh, Sa Tăng đã ngộ Đạo và viên mãn thành Thần. Ngọc Đế đã đích thân ban tặng cho Sa Tăng hàng yêu bảo trượng, phong cho ông là Quyển Liêm Đại Tướng, trấn thủ Nam Thiên Môn, trở thành một Hộ pháp.

Lỡ tay mắc lỗi, bị đày xuống hạ giới

Vốn dĩ Sa Tăng có nghị lực kiên cường, có thể bất động như kim cương, dù gặp phải trường hợp đột xuất nào cũng không hề nao núng. Thế nên ngày xưa khi tìm Đạo, ông đã có thể đi đi lại lại khắp vạn quốc Cửu Châu hàng chục lần mà không hề cảm thấy vất vả. Khi tu Đạo, Ông từ bùn đất bụi trần mà thoát thai ra, giống như một đóa liên hoa mọc ra từ bùn mà không bị ô nhiễm.

Khi trấn thủ Nam Thiên Môn, ông thường xuyên xuống hạ giới để hàng ma trừ yêu, lâu dần, ông cũng đã bị hạ giới ô nhiễm. Sử dụng một phép ví von không xác đáng lắm, thì giống như một miếng vàng thường rơi vào bụi bẩn, lâu dần vàng cũng sẽ đổi màu. Trái tim của Sa Tăng đã không còn thuần tịnh như trước, và Thần vị của ông bắt đầu bị ảnh hưởng.

Là vị Thần của thiên giới, tất cả biểu hiện nên phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới đó, nhưng Sa Tăng đã vô tình làm vỡ một chiếc cốc thủy tinh trong hội bàn đào. Việc này đã khiến các vị Thần giật mình, mọi người đều thấy rằng Sa Tăng trên thân đã có sơ hở. Vì để một lần nữa rèn luyện Sa Tăng, Ngọc Đế đã phạt ông xuống hạ giới.

Ở hạ giới, do không chịu nổi cái đói và cái lạnh, Sa Tăng đã ăn thịt người để cầu sinh, tạo tội nghiệt to lớn, mê lạc phương hướng. Sự thống khổ dày vò đã hãm ông vào một vòng luẩn quẩn vĩnh viễn không bao giờ kết thúc.

Tìm được cơ hội giải thoát

Khi Thượng thiên muốn lập một nhóm đi lấy kinh để mang đến phúc lợi cho vạn vạn con dân Đại Đường, Sa Tăng biết mình có cơ hội quy y đắc thiện quả, có hy vọng được giải thoát, nên đã chọn bái Đường Tăng làm thầy mà không hề do dự, vượt ngàn dặm Tây Du để lấy chân kinh.

Sa Tăng có một quá khứ huy hoàng, và cũng có một đời trầm luân ở sông Sa Hà. Quá khứ huy hoàng và trầm luân, giờ đây đã trở thành những ký ức xa xăm trong tâm trí Sa Tăng.

Tiểu thuyết đã dùng câu chuyện của Sa Tăng để muốn nhắn nhủ với hậu nhân rằng: Tín niệm cầu Đạo của Sa Tăng xuyên suốt kiếp trước kiếp này, đã giúp ông tu thành một vị chân nhân của Đạo gia trong kiếp trước, thoát khỏi thống khổ trầm luân và đi đến bờ bên kia của hy vọng, và cũng giúp ông trở thành một vị La Hán Phật gia trong kiếp này.

Uy lực của tín niệm này, có thể nói là vô cùng mạnh mẽ!

Ba lần đánh bạch cốt tinh
Bức tranh trên hành lang Di Hòa Viên vẽ bốn thầy trò Đường Tăng trong truyện “Tây Du Ký” – Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh. (Ảnh: Tài sản công)

Chú thích:

[1]: Trích dẫn từ Hồi thứ 22 – Bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Tây Du Ký” của dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh.

Lý Mai biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x