Đệ Tử Quy (23) – Hối cải tốt họa nạn châu chấu rời xa

Đệ Tử Quy - Bài 23 - Sai vô ý, gọi là lỗi. Sai cố ý, gọi là ác
Bài 23 – Sai vô ý, gọi là lỗi. Sai cố ý, gọi là ác (Ảnh lấy từ phim Tiểu Càn Khôn)

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Đệ Tử Quy (23) – Hối cải tốt họa nạn châu chấu rời xa

Nguyên văn:

無心(1)非(2),名(3)為錯;有心(4)非,名為惡(5);
過(6)能改,歸(7)於無(8);倘(9)掩飾(10),增(11)一辜(12)。

Bính âm:

無(wú)              心(xīn)                非(fēi),          名(míng)            為(wéi)            錯(cuò);
有(yǒu)             心(xīn)                非(fēi),          名(míng)            為(wéi)            惡(è);
過(guò)             能(néng)            改(gǎi),         歸(guī)                於(yú)              無(wú);
倘(tǎng)            掩(yǎn)              飾(shì),         增(zēng)             一(yì)               辜(gū)。

Chú âm:

無(ㄨˊ)               心(ㄒㄧㄣ)        非(ㄈㄟ),      名(ㄇㄧㄥˊ)        為(ㄨㄟˊ)        錯(ㄘㄨㄛˋ);
有(ㄧㄡˇ)           心(ㄒㄧㄣ)        非(ㄈㄟ),      名(ㄇㄧㄥˊ)        為(ㄨㄟˊ)        惡(ㄜˋ);
過(ㄍㄨㄛˋ)       能(ㄋㄥˊ)           改(ㄍㄞˇ),        歸(ㄍㄨㄟ)         於(ㄩˊ)            無(ㄨˊ);
倘(ㄊㄤˇ)           掩(ㄧㄢˇ)           飾(ㄕˋ),         增(ㄗㄥ)             一(ㄧˋ)            辜(ㄍㄨ)。

Âm Hán Việt:

Vô tâm phi, danh vi thác; hữu tâm phi, danh vi ác;
Quá năng cải, quy ư vô; thảng yểm sức, tăng nhất cô.

Lời dịch:

Sai vô ý, gọi là lỗi; sai cố ý, gọi là ác;
Sửa đổi tội, không còn tội; nếu che giấu, thêm một tội.

Từ vựng:

(1) vô tâm (無心): không cố ý.
(2) phi (非): khuyết điểm, sai lầm.
(3) danh (名): danh hiệu, gọi.
(4) hữu tâm (有心): cố ý.
(5) ác (惡): tội ác.
(6) quá (過): tội.
(7) quy (歸): phản hồi, về, trở về.
(8) vô (無): không, không có.
(9) thảng (倘): nếu như.
(10) yểm sức (掩飾): ẩn tàng, che giấu, che đậy.
(11) tăng (增): gia tăng, thêm, tăng thêm.
(12) cô (辜): tội.

Lời giải thích:

Tội do không cố ý tạo ra gọi là “Lỗi” (tội lỗi), tội do biết rõ rồi mà còn cố ý vi phạm, cố ý tạo ra gọi là “Ác” (tội ác), cố ý hay không cố ý làm sai đều tạo tội; tạo tội có thể sửa đổi, tội sẽ không còn, nếu như vẫn còn nói dối, giấu diếm sai lầm, tội lại thêm tội, chính là tội tăng thêm một bậc.

Câu chuyện tham khảo:

Hối cải tốt họa nạn châu chấu rời xa

Dân chúng cuối thời nhà Thanh có một vị là Vương Thiện Nhân ở vùng Đông Bắc mở trường nghĩa học (trường do tư nhân quyên góp, trường học miễn phí). Đạo đức của ông rất cao siêu, Trương Nhạn Kiều người Sơn Đông đã học được từ ông cách xem bệnh.

Trương Nhạn Kiều hồi hương sau đó giúp người trong làng xem bệnh, hiệu quả kỳ diệu, người đến xin xem bệnh nối liền không dứt. Ông ta nói với người trong làng: “Một người chất chứa cái tâm gì thì sẽ biến ra cái tính đó. Tính tình tốt sẽ xuất ra phú quý, tính tình xấu sẽ là phiền não sinh bệnh.” Trương Nhạn Kiều giúp cho bệnh nhân nói lớn ra lỗi lầm của mình, chân thật ăn năn rồi, bệnh khỏi liền lập tức. Khỏi bệnh rồi, trước tiên về nhà là nhận lỗi, sau đó sẽ làm tốt đạo đức luân thường Hiếu – Đễ – Từ, Thiên thượng sẽ không trách tội người biết hối cải.

Có một ngày, có người mời Trương Nhạn Kiều đến thôn trang của họ để giảng về châu chấu. Ông ta nói có người sinh bệnh thì ông sẽ giảng, nạn châu chấu thì ông không thể giảng a! Mọi người đều không tin, cứ mãi khẩn cầu, ông ta đành phải đi. Ông đến thôn trang, nhìn thấy trên mặt đất châu chấu khắp nơi, cái khó ló cái khôn, ông nói với châu chấu: “Các ngươi phụng thiên mệnh mà đến, bởi vì nơi này người ta bất trung bất hiếu, vi phạm đạo đức luân lý, cho nên Thiên thượng giáng tai họa để trừng phạt họ. Ta cũng là phụng thiên mệnh tới nói đạo, khuyên người ta hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh em, hết sức giữ đạo luân thường. Họ đều quyết định muốn học làm người tốt, các ngươi chớ làm tổn thương mạ non của họ nha!” Rồi ông hỏi mọi người: “Châu chấu sau khi đi, các người có thể tận hiếu sao?” Mọi người đồng thanh đáp: “Có thể.” Không nghĩ tới chỉ có vậy mà châu chấu đã thật sự bay đi mất, Trương Nhạn Kiều cũng bởi vậy mà nổi tiếng.

Nguồn: ChanhKien Epoch Times

Xem tiếp: Đệ Tử Quy (24) – Không thể nhìn người qua bề ngoài

Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.
Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x