Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học

Đệ Tử Quy - Bài 31 - Cách đọc sách, có ba điểm. Tâm mắt miệng, đều xem trọng
Bài 31 – Cách đọc sách, có ba điểm. Tâm mắt miệng, đều xem trọng (Ảnh lấy từ phim Tiểu Càn Khôn)

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học

Nguyên văn:

讀書法(1),有三到(2);心眼口,信(3)皆要(4)。
方(5)讀此(6),勿慕彼(7);此未終(8),彼勿起(9)。
寬(10)為限(11),緊用功;工夫(12)到,滯塞(13)通。
心有疑,隨(14)札記(15);就人問(16),求(17)確義(18)。

Bính âm:

讀(dú)              書(shū)          法(fǎ),              有(yǒu)              三(sān)             到(dào);
心(xīn)              眼(yǎn)          口(kǒu),           信(xìn)               皆(jiē)               要(yào)。
方(fāng)           讀(dú)            此(cǐ),              勿(wù)               慕(mù)              彼(bǐ);
此(cǐ)                未(wèi)          終(zhōng),       彼(bǐ)                 勿(wù)              起(qǐ)。
寬(kuān)           為(wéi)          限(xiàn),          緊(jǐn)                用(yòng)           功(gōng);
工(gōng)          夫(fū)             到(dào),           滯(zhì)               塞(sè)               通(tōng)。
心(xīn)              有(yǒu)          疑(yí),               隨(suí)               札(zhá)             記(jì);
就(jiù)               人(rén)           問(wèn),          求(qiú)               確(què)             義(yì)。

Chú âm:

讀(ㄉㄨˊ)         書(ㄕㄨ)         法(ㄈㄚˇ),        有(ㄧㄡˇ)           三(ㄙㄢ)           到(ㄉㄠˋ);
心(ㄒㄧㄣ)       眼(ㄧㄢˇ)       口(ㄎㄡˇ),        信(ㄒㄧㄣˋ)       皆(ㄐㄧㄝ)       要(ㄧㄠˋ)。
方(ㄈㄤ)           讀(ㄉㄨˊ)       此(ㄘˇ),            勿(ㄨˋ)               慕(ㄇㄨˋ)          彼(ㄅㄧˇ);
此(ㄘˇ)              未(ㄨㄟˋ)       終(ㄓㄨㄥ),     彼(ㄅㄧˇ)           勿(ㄨˋ)              起(ㄑㄧˇ)。
寬(ㄎㄨㄢ)       為(ㄨㄟˊ)       限(ㄒㄧㄢˋ),    緊(ㄐㄧㄣˇ)       用(ㄩㄥˋ)          功(ㄍㄨㄥ);
工(ㄍㄨㄥ)       夫(ㄈㄨ)        到(ㄉㄠˋ),         滯(ㄓˋ)               塞(ㄙㄜˋ)          通(ㄊㄨㄥ)。
心(ㄒㄧㄣ)       有(ㄧㄡˇ)       疑(ㄧˊ),             隨(ㄙㄨㄟˊ)       札(ㄓㄚˊ)          記(ㄐㄧˋ);
就(ㄐㄧㄡˋ)      人(ㄖㄣˊ)       問(ㄨㄣˋ),        求(ㄑㄧㄡˊ)       確(ㄑㄩㄝˋ)      義(ㄧˋ)。

Âm Hán Việt:

Độc thư pháp, hữu tam đáo; tâm nhãn khẩu, tín giai yếu.
Phương độc thử, vật mộ bỉ; thử vị chung, bỉ vật khởi.
Khoan vi hạn, khẩn dụng công; công phu đáo, trệ tắc thông.
Tâm hữu nghi, tùy trát ký; tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa.

Lời dịch:

Cách đọc sách, có ba điểm; tâm mắt miệng, đều xem trọng.
Đang đọc đây, chớ thích kia; đây chưa xong, kia chớ đọc.
Thời gian ít, mau chăm chỉ; công phu đủ, ngưng trệ thông.
Tâm có nghi, liền ghi lại; học hỏi người, tìm xác nghĩa.

Từ vựng:

(1) pháp (法): phương pháp, cách.
(2) tam đáo (三到): đề cập đến ba điểm Tâm, Mắt, Miệng đều cần phải có đầy đủ.
(3) tín (信): xác thực, thật.
(4) giai yếu (皆要): đều quan trọng. Giai: đều, toàn bộ. Yếu: quan trọng, trọng yếu, cần.
(5) phương (方): mới, đang, còn.
(6) thử (此): cái này.
(7) mộ bỉ (慕彼): thích một cái khác, nhớ một cái khác. Mộ: thích, nhớ. Bỉ: kia.
(8) vị chung (未終): còn chưa hoàn thành. Vị: chưa. Chung: hết, xong, kết thúc, hoàn tất.
(9) khởi (起): bắt đầu.
(10) khoan (寬): rộng rãi, dư dả.
(11) hạn (限): giới hạn, có hạn.
(12) công phu (工夫): chỉ tốn hao thời gian cùng tinh lực.
(13) trệ tắc (滯塞): ngưng trệ, đình trệ, ứ đọng không thông.
(14) tùy (隨): liền, lập tức.
(15) tráp ký (札記): ghi chú, ghi chép, lúc đọc sách ghi chép lại trọng điểm hoặc tâm đắc.
(16) tựu nhân vấn (就人問): tìm người hỏi, hướng người chỉ dạy. Tựu: tới gần, đến gần.
(17) cầu (求): tìm kiếm, nghĩ cách đạt được.
(18) xác nghĩa (確義): ý nghĩa chân chính.

Lời giải thích:

Trong phương pháp đọc sách, có ba điểm nhất định phải chú ý: chú tâm, để mắt, miệng đọc, ba điểm này đều rất quan trọng.

Đang đọc quyển sách này, không được nghĩ đến một quyển sách khác; quyển sách này còn chưa đọc xong, không được lấy quyển sách khác để đọc.

Kế hoạch đọc sách nên xác định một thời điểm thư thái, nhưng khi đọc sách phải cố gắng nỗ lực chăm chỉ (dụng công); công phu đầy đủ thì chỗ nào không hiểu tự nhiên sẽ minh bạch.

Trong lòng có nghi vấn, liền lập tức ghi chép lại; tìm người chỉ dạy, mong biết được ý tứ chính xác.

Câu chuyện tham khảo:

Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học

Phạm Trọng Yêm, tự là Hi Văn, là một danh thần thời Bắc Tống. Cha qua đời lúc ông hai tuổi, mẹ ông thân nghèo khổ không nơi nương tựa, tái giá với nhà họ Chu ở Trường Sơn tỉnh Sơn Đông. Trọng Yêm thuở thiếu thời đọc sách ở trên núi Trường Bạch, mỗi ngày chỉ nấu hai thăng cháo kê, để đông lại qua đêm, dùng dao phân thành bốn khối, sớm tối đều cầm hai khối, cắt thêm mấy cây rau hẹ, thêm chút dấm cùng muối trộn lẫn mà ăn, cứ như vậy qua ba năm.

Khi lớn lên biết được thân thế của mình, buồn rầu cáo biệt mẹ đi đến Ứng Thiên phủ ở Hà Nam, bái Thích Đồng Văn làm thầy. Sớm tối khổ đọc (chịu khó đọc sách), năm năm chưa từng lên giường đi ngủ. Mùa đông cực kỳ mệt mỏi, ông liền dùng nước lạnh rửa mặt. Thường thường cả bát cháo cũng không đủ no, ông tới buổi chiều mới ăn cơm. Người khác không thể chịu đựng được cuộc sống như thế này, nhưng Trọng Yêm thì không xem là khổ.

Có một lần, Tống Chân Tông đi ngang qua Nam Kinh, tất cả mọi người tranh nhau đi xem. Trọng Yêm đóng cửa không đi, vẫn như thường ngày ngồi đọc sách. Bạn học trách ông đã bỏ lỡ cơ hội gặp Hoàng đế, ông nói: “Ngày sau gặp lại, cũng chưa muộn!” Con trai trưởng quan Nam Kinh thấy ông cả năm ăn cháo, liền đưa chút đồ ngon cho ông. Thế nhưng ông một chút cũng không ăn, người ta trách ông, ông chắp tay đáp tạ: “Tôi đã quen ăn cháo mà sống, nếu như hưởng thụ đồ ngon, chỉ sợ sau này không chịu khổ nổi a!” Lúc ông 27 tuổi, kết quả thi đậu Tiến sĩ, rước mẹ về phụng dưỡng, đổi lại họ Phạm. Sau khi ứng thí, lần đầu ông gặp được Chân Tông Hoàng đế lúc 50 tuổi.

Sau khi Trọng Yêm khổ đọc đã thông hiểu đạo lý chủ yếu của Lục kinh, lòng ôm chí lớn, lấy thiên hạ làm nhiệm vụ của mình. Ông thường nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” (người đọc sách trước tiên nên lo cái lo của mọi người trong thiên hạ, sau khi người trong thiên hạ đều yên vui rồi thì mình mới có thể vui theo.) Lúc ông trấn giữ biên cương, người Tây Hạ cũng không dám xâm phạm, cảnh báo nhau rằng: “Đừng nghĩ lại tiến công Diên Châu, hiện tại trong bụng lão Tiểu Phạm (Trọng Yêm) có mấy vạn quân đội, không thể so với lão Đại Phạm (Ung) mà dễ ức hiếp đâu a!” (Trích từ “Tống Danh Thần Ngôn Hành Lục” và “Tống Sử”).

Nguồn: ChanhKien Epoch Times

Xem tiếp: Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo

Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.
Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x