Thanh hương nhã cú: Đạo hiếu với cha mẹ

Chữ Hiếu
Chữ Hiếu

Trong văn hóa Á Đông mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, vợ và chồng, anh chị em, bạn bè và quân thần luôn được xem là cực kỳ quan trọng. Người xưa vẫn thường có câu: “Phu nghĩa phụ thuận, phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung, bằng hữu hữu tín, quân nhân thần trung” (Chồng nghĩa vợ thuận, cha từ con hiếu, anh em tương kính, bạn bè có tín, quân vương nhân ái quần thần trung). Vậy vì sao chúng lại quan trọng đến vậy?

Hiếu kính và hiếu thuận

Chuyện xưa kể rằng: Tăng Tử là học trò xuất sắc của Khổng Tử; anh tự nhận mình là một người con hiếu thuận. Phụ thân của Tăng Tử là Tăng Tích. Một ngày nọ Tăng Tử phạm lỗi nghiêm trọng khiến cha giận dữ; ông lấy một cây gậy rất dày đến đánh đòn, đánh đến nỗi Tăng Tử như sắp ngất xỉu, nhưng anh vẫn kiên cường nhẫn chịu. 

Sau đó anh đem câu chuyện kể lại cho thầy và thầm nghĩ Sư phụ sẽ khen ngợi mình, không ngờ Khổng Tử nói: “Con hành xử như vậy thì sao có thể gọi là có hiếu được. Nếu như đích thân cha con đánh con, đánh đến nỗi thân thể bị thương, như vậy hàng xóm và người lân cận đó chẳng phải đều sẽ dị nghị về ông đúng không? Họ có thể cho rằng cha con thật là tàn bạo, như vậy chẳng phải là chính con đưa phụ thân mình vào chỗ bất nghĩa sao?” 

đao hiếu với mẹ cha
Một phần của “Bản vẽ sách kinh điển hiếu thảo của nhà Tống” (Ảnh: phạm vi công cộng qua NTDTV)

Tăng Tử nghe xong rất lấy làm bối rối và xin thầy chỉ dạy, Khổng Tử đáp: “Sau này nếu như cha con dùng gậy rất dày để đánh thì con hãy mau bỏ chạy; nếu như ông dùng chiếc mỏng hơn thì con hãy cố gắng chịu đựng vậy. Ít nhất thì cũng chỉ là phần da thịt chịu khổ chút thôi.” 

Tăng Tử tiếp tục hỏi Thầy: “Nếu phận làm con luôn luôn nghe theo lời chỉ bảo của cha mẹ, như vậy có được tính là hiếu thuận không thưa Sư phụ?” Khổng Tử đáp: “Nếu như con chỉ nhất mực nghe theo chỉ lệnh của cha mẹ, làm sao có thể gọi là tận hiếu được?”

Hiếu thuận không phải là răm rắp thuận theo ý cha mẹ, muốn trở thành một người con biết tận hiếu thì cần phải dụng tâm của bản thân, dù ở bất cứ nơi đâu cũng nghĩ cho cha mẹ, nên phải xét xem tự bản thân làm thế nào để cha mẹ yên lòng. Muốn trở thành một người con biết tận hiếu thì cần phải dụng tâm của bản thân, dù ở bất cứ nơi đâu cũng nghĩ cho cha mẹ

nguoi con tan hieu minhchantuong
Muốn trở thành một người con biết tận hiếu thì cần phải dụng tâm của bản thân, dù ở bất cứ nơi đâu cũng nghĩ cho cha mẹ (Ảnh: Epoch times)

Dưỡng thân và dưỡng tâm

Đa phần trong thâm tâm mỗi người đều nghĩ rằng chỉ cần lo cho cha mẹ ăn no mặc ấm thì đã là chăm sóc cha mẹ được tốt, là cách báo hiếu tốt nhất. Nhưng kỳ thực không phải như vậy. 

Tăng Tử rất hiếu thuận, khi anh phụng dưỡng cơm nước cho cha của mình đều có đầy đủ rượu thịt. Khi đồ ăn còn dư Tăng Tử thường hỏi cha rằng đồ ăn dư thì cho ai, bởi vì anh biết cha rất quan tâm đến cháu chắt trong nhà cùng những người hàng xóm nghèo khó. Tăng Tử không chỉ tận tâm chăm sóc cho cha mình, mà còn rất quan tâm đến những người mà cha quan tâm.

Khi cha hỏi rằng còn dư cơm canh không, Tăng Tử đều trả lời là có, bởi lẽ anh muốn phụ thân không phải lo lắng có thể yên tâm dùng bữa. Tăng Nguyên là con trai của Tăng Tử, khi phụng dưỡng cơm nước cho cha mỗi bữa cũng có rượu thịt, nhưng khi Tăng Tử hỏi cậu có đồ ăn dư không, cậu đều nói không, nếu muốn ăn thêm thì cần làm thêm, Tăng Tử thấy vậy nên cũng không dám ăn thêm nhiều.

Câu chuyện ba thế hệ trong ngôi nhà này đã cho chúng ta thấy được rằng: Tăng Nguyên chỉ phụng dưỡng được phần thân của cha, có thể được ăn đầy đủ; còn Tăng Tử có thể phụng dưỡng được cả thân lẫn tâm của Tăng Tích. 

moi quan he con cai voi cha me minhchantuong
Trong văn hóa Á Đông mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, vợ và chồng, anh chị em, bạn bè và quân thần luôn được xem là cực kỳ quan trọng. (Ảnh: miền công cộng qua NTDTV)

Vậy nên trong Luận Ngữ đã viết: “Cái gọi là ‘hiếu’ trên bề mặt, chỉ là có thể phụng dưỡng thân thể của cha mẹ. Tuy nhiên, đó cũng như nuôi ăn, công việc quá dễ dàng. Nếu như không tồn tại cái tâm hiếu kính với cha mẹ, vậy việc phụng dưỡng có ý nghĩa không?”

Người ta vẫn hay nói: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh”, có thể nói tinh thần ảnh hưởng đến con người lớn nhường nào. Vậy nên có thể khiến cho hcác bậc sinh thành cảm thấy vui vẻ hạnh phúc sẽ quan trọng hơn gấp nhiều lần việc ăn no mặc ấm. Ví dụ, có trường hợp vì để cha mẹ có sức khoẻ tốt, con cái đã mua rất nhiều  thực phẩm bổ dưỡng ép họ phải ăn mặc dù có thể cha mẹ không thích.

Hoặc một ví dụ khác, có một ông lão cao tuổi, thân thể già yếu, không thể làm các công việc nặng nhọc. Tuy nhiên ông lại là một người không quen nhàn rỗi vậy nên muốn mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ để bán nơi dân cư thành thị đông đúc. Nhưng người nhà ông nhất mực phản đối; mọi người đều cho rằng nghỉ ngơi không phải làm gì hết thì chính là đang hưởng phúc, là sự an dưỡng tốt nhất, họ cũng không cần ông phải kiếm tiền. Đối mặt với bốn bức tường cộng với sự nhàn rỗi, trống rỗng cuối cùng khiến ông cụ quá bí bách mà lâm bệnh nặng. 

Phận làm con cháu đều hy vọng cha mẹ mình đến tuổi già sẽ được an dưỡng, được vui vẻ bội phần, nhưng họ lại nhìn nhận một cách lệch lạc rằng sự đầy  đủ về vật chất được xem là hạnh phúc về tinh thần. Nếu như chúng ta thực sự quan tâm thương yêu cha mẹ thì hãy nên quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống tinh thần của họ, hỏi họ xem có chuyện gì phiền não hay không, có nguyện vọng gì không, để ý xem điều gì khiến tâm tư cha mẹ thư thái bình an. Đó mới là biết cách hành xử đúng đắn để trở thành người con hiếu thuận.

Bài viết phần nào cho bạn suy nghĩ về đạo hiếu với mẹ cha.

Tác giả: Jingyuan

Biên dịch: Trúc Lâm

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn thị thanh tâm
Nguyễn thị thanh tâm
1 year ago

Rất rất hay và ý nghĩa

1
0
Bình luậnx
()
x