Vài mẩu chuyện thú vị về chuyến du ngoạn bằng xe hơi và sự gần gũi với người dân của ông Tưởng Giới Thạch

tuong gioi thach minh chan tuong
Hiến chương Liên Hợp Quốc” (Ảnh: Tài sản công)

Ông Tưởng Giới Thạch là một nhà lãnh đạo nổi tiếng của Trung Quốc thời cận đại. Hầu hết mọi người thường cho rằng ông là một nhà quân sự lãnh khốc.

Thực ra, nếu đọc nhật ký của ông và hồi ký của các cận vệ của ông trước đây, chúng ta có thể bắt gặp nhiều mẩu chuyện về sự nhiệt tình, gần gũi của ông đối với mọi người. Những câu chuyện như vậy xuất hiện nhiều nhất trong thời gian ông thực hiện chuyến “du ngoạn bằng xe hơi.” Đây là một trong những hoạt động giải trí mà ông yêu thích nhất.

Câu chuyện chó cắn chết gà

Một lần, ông Tưởng Giới Thạch đi du lịch bằng xe hơi cùng với hai người cháu của mình là Tống Bá Hùng và Tống Trọng Hổ. Hai người cháu này là con người em trai của phu nhân Tống Mỹ Linh. Hai người này lớn lên ở California, Hoa Kỳ, đến mùa hè sẽ về Đài Loan nghỉ hè. Khi đó họ có lẽ đang ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở. Khi lái xe đi đến vùng nông thôn, họ xuống xe tản bộ.

Con chó mà hai anh em mang theo đột nhiên trở nên hung dữ, cắn chết một con gà của gia đình nông dân lân cận. Hai anh em thấy vậy lập tức tìm đến gia đình nông dân kia để xin lỗi, đồng thời đưa một tờ đô la Mỹ muốn bồi thường. Sau khi ông Tưởng Giới Thạch biết được, ông không chỉ tự mình xin lỗi gia đình người nông dân, mà còn nói với hai người cháu rằng: “Chuyện này đương nhiên chúng ta nên bồi thường, nhưng một tờ đô la Mỹ không mua được một con gà.

Các cháu biết giá thịt gà trên thị trường là bao nhiêu tiền một cân không?” Sau đó, ông phân phó thị vệ bồi thường con gà cho gia đình nông dân với giá cao hơn giá thị trường.

Tưởng Giới Thạch,
Hai anh em Tống Bá Hùng và Tống Trọng Hổ đi cùng. (Ảnh: Chung Nguyên/ Epoch Times)

Ông Tưởng Giới Thạch thường mượn các cuộc “du ngoạn bằng xe hơi” để giao lưu trò chuyện với người thân và cấp dưới của mình. Khi đi cùng cháu trai Tưởng Hiếu Dũng và Tưởng Hiếu Vũ, ông thường sẽ yêu cầu các cháu đọc thuộc những đoạn trong các tác phẩm kinh điển truyền thống của Trung Hoa như “Luận Ngữ,” “Đại Học,” “Trung Dung” khi đang ngồi ở trên xe.

Nếu các cháu đọc không thuộc thì ông sẽ đọc tiếp đoạn mà cháu bỏ sót, đồng thời giảng giải hàm nghĩa của từng câu chữ. Ngoài việc giao lưu trao đổi và giáo dục cháu mình, các chuyến du ngoạn bằng xe hơi của ông còn có mục đích là muốn hiểu biết thêm về phong thổ, dân tình và tình hình quản lý nhà nước ở các địa phương, ‘công tư đôi việc.’

Cầu nguyện giúp dân vì hạn hán đã lâu

Một lần, ông lái xe đến khu nghỉ dưỡng ở hồ Nhật Nguyệt. Lúc này Đài Loan đang trải qua một đợt hạn hán kéo dài, đã lâu rồi trời chưa mưa khiến mực nước trong hồ Nhật Nguyệt rất cạn, ruộng đồng vùng phụ cận đều khô kiệt. Sau khi biết được tình hình hạn hán, ông vô cùng lo lắng.

Ông căn dặn tùy tùng mỗi ngày đến ruộng đào đất lên để kiểm tra tình hình hạn hán, đồng thời liên tục hỏi đơn vị khí tượng về tình hình dự báo thời tiết. Khi biết được tình hình hạn hán trước mắt khó giải quyết, ông mỗi ngày cầu nguyện trước Thần, cầu xin Trời cho mưa xuống. Sau hơn mười ngày, mưa lớn cuối cùng cũng đổ xuống Đài Loan, tạm thời hóa giải áp lực cho nông dân.

Trong hồi ký của mình, ông Quách Bân Vĩ (Guo Binwei), từng là sĩ quan vệ sĩ của ông Tưởng Giới Thạch đã nói rằng: Khi ông Tưởng Giới Thạch ngồi trên xe hơi, nếu nhìn thấy tình trạng đất sườn núi bị khai thác hoặc chặt cây quá mức thì ông sẽ rất tức giận.

Ông luôn hy vọng có thể bảo vệ được nguyên dạng núi rừng. Nhiều lần, chỉ vì bảo vệ một thân cây mà ông thà di chuyển nhà ở ra cách xa vài mét. Khi xây dựng các công trình nghỉ dưỡng của ông như biệt thự Từ Hồ, Tân quán Trung Hưng, Hàm Bích Lâu ở hồ Nhật Nguyệt đều tuân thủ nguyên tắc này.

Trong lộ trình du ngoạn bằng xe hơi, nếu nhìn thấy trong nội thành dơ dáy bẩn thỉu, các kiến trúc công cộng bị hư hại, thì ông sẽ giao phó thư ký thông báo cho đơn vị liên quan để cải thiện tình hình. Ông cũng thường xuyên xuống xe giao lưu trao đổi với người dân vùng đó để hiểu thêm về cuộc sống của họ.

tuong gioi thach minh chan tuong 2
Hai ông Tưởng Trung Chính và Tưởng Kinh Quốc tuần sát đảo Đại Trần ngày 08/5/1954. (Ảnh: do Chung Nguyên chụp lại/ Epoch Times)

Tặng lưới đánh cá cho ngư dân

Một lần, ông Tưởng Giới Thạch cùng phu nhân đi xe đến đường giao gần sân golf Đạm Thủy (nay là sân golf Đài Loan) để ngắm hoàng hôn. Hai người xuống xe đi dạo xung quanh bờ bao và thấy một số ngư dân đang ngồi khâu lưới rách ở gần đó. Ông Tưởng chủ động đi tới chuyện trò, quan tâm thăm hỏi tình hình cuộc sống của ngư dân, thu nhập hàng tháng như thế nào? Mỗi tháng ra biển mấy ngày? Đánh bắt cá có vất vả không?

Ngư dân trả lời rằng: thu nhập từ đánh bắt cá hàng tháng không ổn định, chủ yếu dựa vào thời tiết để kiếm sống. Mỗi tháng, ít thì kiếm được khoảng 4000 – 5000 Đài tệ, nhiều thì được trên 10000 Đài tệ. Thu nhập trung bình khoảng 5000 – 6000 Đài tệ một tháng, vừa đủ để gia đình có thể ấm no. Mặc dù mỗi ngày dậy sớm về muộn đều rất vất vả, nhưng họ đã quen rồi nên không cảm thấy khổ cực gì, mỗi tháng cũng có thể nghỉ ngơi bảy ngày.

Ông Tưởng Giới Thạch nghe xong vui mừng nói: Rất tốt, rất tốt, cố gắng có thể đủ ăn đủ dùng, mọi người đã vất vả rồi. Hai ngày sau, tất cả ngư dân địa phương hầu như đều nhận được lưới đánh cá mới khiến mọi người vui mừng khôn xiết. Đó là sau khi trở về, ông Tưởng đã đặc biệt căn dặn tùy tùng chuẩn bị và mang đến tặng cho ngư dân.

Câu chuyện về chiếc xe của Tổng thống

Có một mẩu chuyện liên quan đến chiếc xe hơi mà ông Tưởng Giới Thạch thường dùng. Một lần, các Hoa kiều ở hải ngoại đã góp tiền mua tặng ông Tưởng một chiếc xe sang trọng, nhưng không ngờ lại khiến ông tức giận. Ông chỉ ngồi thử vào chiếc xe đó một lần rồi không sử dụng nữa. Có chuyện gì xảy ra vậy?

tuong gioi thach minh chan tuong 1
Tổng tư lệnh Lực lượng Đồng Minh ở Viễn Đông, di chuyển từ Tokyo đến Đài Bắc. (Ảnh: Tài sản công)

Sau khi Thế chiến thứ Hai kết thúc, hãng xe hơi General Motors của Hoa Kỳ đã chế tạo thủ công bốn chiếc xe Cadillac hạng sang cho bốn vị lãnh đạo của bốn cường quốc trong phe Đồng Minh tại thời điểm đó. Trung Hoa Dân Quốc là một trong bốn cường quốc. Chiếc xe Cadillac này trở thành xe của ông Tưởng Giới Thạch. Mãi cho đến khi chính phủ Quốc Dân chuyển đến Đài Loan, chiếc xe này cũng được vận chuyển theo đến Đài Loan.

Trong khoảng thời kỳ năm 1952 – 1953, vì xe của Tổng thống đã cũ, có người đề xuất việc thay xe. Ông Tưởng Giới Thạch là người rất tiết kiệm và là người hoài cổ, nên ban đầu ông không muốn thay xe. Tuy nhiên, muốn đến khách sạn Thảo Sơn, nơi ông ở lúc đó phải chạy xe leo lên một con dốc rất dài, có một đoạn đường phải quẹo cua. Chiếc xe cũ chạy qua đoạn đường này khá khó khăn, nên cuối cùng ông đành phải đồng ý đổi xe, chuyển giao xe cũ cho vệ sĩ sử dụng làm việc.

Các Hoa kiều ở Philippines nghe tin Tổng thống cần một chiếc xe mới, họ đã gây quỹ và đặt mua một chiếc Cadillac được chế tạo đặc biệt làm quà tặng. Chiếc xe này không chỉ có cửa sổ sử dụng kính phản quang, ở bên ngoài không thể nhìn thấy tình hình bên trong xe, mà xe còn được trang bị lớp bọc thép đặc biệt có tác dụng chống đạn. Vì thế trọng lượng của chiếc xe lên tới ba tấn.

Tuy nhiên, sau khi chiếc xe này được chuyển đến Đài Loan, ông Tưởng chỉ ngồi vào xe thử một lần rồi tức giận nói với tùy tùng rằng: Vì sao phải dùng loại xe này? Không cần loại xe này! Ở Đài Loan đều là đồng bào của tôi, tôi không cần bất kỳ trang bị bảo vệ chống đạn nào cả. Từ đó về sau, ông Tưởng Giới Thạch không bao giờ ngồi vào chiếc xe này nữa và nó trở thành “chiếc xe trưng bày.”

Về chuyện này, ông Quách Bân Vĩ, sĩ quan vệ sĩ năm đó đã từng cho biết thêm: Bên ngoài có rất nhiều tin đồn rằng, áo choàng của Ngài ấy (Tưởng Giới Thạch) có khả năng chống đạn, vì sợ bị người khác ám sát. Thực sự không có chuyện đó! Ngài ấy bình thường như chúng tôi, thậm chí có nhiều trang bị còn không đầy đủ bằng chúng tôi….

Vào thời đó, với quyền hạn của ông Tưởng Giới Thạch, ông có thể sắp xếp một lực lượng quân cảnh lớn để mở đường, giải quyết vấn đề đi lại một cách triệt để. Song, mỗi khi đi ra bên ngoài, ông thường yêu cầu tùy tùng đừng hạn chế người dân tiếp cận ông, không muốn quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân.

Ngày nay, trên phương tiện truyền thông, chúng ta có thể nhìn thấy lãnh đạo của các nước lớn bất luận là đi đến nơi nào đều có đội quân bảo vệ với súng thật đạn thật, bảo vệ an toàn chặt chẽ đến mức giống như giọt nước không lọt được ra ngoài. Càng như thế, càng thấy rõ được phong thái giản dị tự nhiên và sự thân thiện, gần gũi với người dân, rộng rãi vô tư của Tổng thống Tưởng Giới Thạch.

Tài liệu tham khảo:

“Vị Tổng thống đầu tiên Tưởng Công Trung Chính vĩ đại” của Đỗ Anh Mục, Nhà xuất bản Danh Vọng xuất bản năm Dân Quốc 76 (năm 1987).

“Những điều thú vị trong cuộc đời Tưởng Trung Chính” của Trần Lập Văn, Văn phòng Quản lý Nhà tưởng niệm Quốc gia Trung Chính xuất bản năm 2015.

Ngưỡng Nhạc thực hiện

Lam Yên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x