Tưởng Giới Thạch (P.8): Nguồn gốc của võ sĩ đạo

Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)
Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)

Trong thời kỳ lịch sử này, đạo đức con người xuống dốc trầm trọng, tinh thần dân tộc gần như tàn lụi, đất nước đang bên bờ diệt vong. Tưởng Giới Thạch chỉ rõ rằng, sự thất bại của Trung Quốc nằm ở chỗ sa sút trầm trọng về giáo dục, không thể kế thừa và duy trì tiếp tục nền văn hóa đạo đức cao quý và trí tuệ tuyệt vời vốn có của Trung Hoa, giáo dục cần phải đề cao về phẩm chất đạo đức.

Giáo dục thất đức 

Thực ra, Trung Quốc chúng ta ngoài đất đai màu mỡ, lãnh thổ rộng lớn, lịch sử lâu đời cùng với nền tảng văn hóa Thần truyền lâu đời mà nói thì so với các quốc gia hiện đại Trung Quốc đáng lẽ phải phồn thịnh hơn, tiến bộ hơn, nhưng tại sao chúng ta không thể sánh được với các quốc đảo với nền văn hóa tầm thường mà tệ hơn nữa lại còn bị các quốc gia khác xâm lược và đàn áp? Là bởi vì chúng ta đã thất bại về giáo dục, chúng ta không thể tiếp tục phát huy và kế thừa nền văn hóa đạo đức cao quý vốn có và trí tuệ vĩ đại của dân tộc mình. Hãy nhìn Nhật Bản mà xem, từ một quốc gia lạc hậu, không có nền tảng văn hóa, nhưng Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc trong vài chục năm, đánh bại được Trung Quốc, sau đó là Nga, bây giờ Nhật lại còn tự xưng là cường quốc thế giới, có thể tùy ý thao túng, xâm lược Trung Quốc chúng ta. Lý do tại sao họ có thể biến Nhật Bản từ quốc gia nghèo thành giàu và yếu thành mạnh, chính là sự thành công trong giáo dục của họ sau thời Duy Tân Minh Trị.

Nhật Bản và Trung Quốc cùng lúc áp dụng giáo dục theo phương thức hiện đại, nhưng tại sao chỉ trong vòng 20-30 năm Nhật Bản lại đột phá nhanh về tiến bộ khoa học kỹ thuật, trau dồi chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng thành một cường quốc hiện đại hóa? Ngược lại, giáo dục tại Trung Quốc chúng ta lại không đạt được thành tựu gì đáng kể, đất nước còn nghèo nàn, yếu kém và sa sút, lại phải chịu sự xâm lược và đàn áp từ nước khác? Chính vì người điều hành giáo dục tại Trung Quốc không chú trọng đến vấn đề cốt lõi của giáo dục, không chú trọng đến chất lượng của giáo dục nên không đạt được hiệu quả. Nhiều nhất cũng chỉ là phát triển về ngoài, ít có sự tiến bộ về thực chất.

Giáo dục thực chất mà tôi nói đến là gì? Chính là chúng ta cần đề cao 4 thứ cần giáo dục một công dân bình thường (Đạo đức, Trí tuệ, Thể chất, Tổ chức). Sự thịnh vượng của một đất nước và sự thịnh vượng của dân tộc hoàn toàn bắt nguồn từ đạo đức cao thượng của con người nước đó, tri thức tuyệt vời, sự cường tráng về thể chất và sự phát triển của cộng đồng nơi đó. Người dân Trung Quốc chúng ta bây giờ đã bắt đầu suy thoái về tinh thần và đạo đức, trình độ dân trí thấp, thể chất suy yếu, sự rời rạc trong chỉnh thể, đều là những nguyên nhân suy vong của dân tộc ta. Những căn bệnh căn nguyên này nếu không bị loại bỏ, thì đất nước chúng ta khó có thể chuyển yếu thành mạnh, cứu vong phục hưng được.

tuong gioi thach 8
Năm 1933, Tưởng Giới Thạch ở Giang Tây. (Phạm vi công cộng)

Tưởng Giới Thạch chỉ ra rằng mấu chốt để kháng Nhật chính là tinh thần và đạo đức: “Cái gọi là chiến tranh không phải là chiến tranh thuần túy vật chất, ngoài sức mạnh vật chất còn có sức mạnh tinh thần là cơ bản nhất. Sức mạnh vật chất phải dựa vào sức mạnh tinh thần thì mới có đủ sức mạnh”. Trung Quốc của chúng ta hiện nay còn lạc hậu về kinh tế và khoa học, tuy rằng mọi thứ đã rất khó có thể khôi phục nhưng về mặt tinh thần mỗi người dân vẫn tồn tại. Cái gọi là tinh thần là chỉ tinh thần dân tộc. Tinh thần của dân tộc được sinh ra từ đạo lý vốn có của dân tộc: “trung thành, hiếu thảo, nhân từ, trung tín, hòa hiếu”. Chỉ cần công dân cả nước khôi phục lại đạo lý vốn có của dân tộc, phát huy hết tinh thần vốn có của dân tộc, đoàn kết chiến đấu thì nhất định chúng ta sẽ đánh thắng được sức mạnh về vật chất vượt trội của kẻ thù.” (Những điều trọng yếu khi Chính phủ và Nhân dân hợp lòng cứu nước, 1936).

Nguồn gốc Võ sĩ đạo

Oa Quốc – Nhật Bản

Nhật Bản trong thời cổ đại gọi là Oa Quốc, phong tục dân gian vô cùng đơn thuần. Tần Thủy Hoàng đã phái Từ Phúc đến phía đông Bồng Lai, mang văn hóa Trung Hoa đến Nhật Bản. Từ thời nhà Tùy và nhà Đường, Nhật Bản đã gửi một số lượng lớn lưu học sinh đến Trung Quốc để tiếp thu đầy đủ nền văn minh Trung Quốc. Từ năm Trinh Quán thứ 4 (năm 630) Nhật Bản đã cử sứ thần sang nhà Đường (tức là sứ thần nhà Đường). Những đại sứ này đã đem về cho Nhật Bản văn hóa Thần truyền thời Đường và nhiều quy định, phong tục dân gian, kiến ​​trúc và trang phục khác nhau. Đường Thái Tông dựa vào Nhật Bản để mở rộng Đông Hải nên đặt tên đất nước thành Nhật Bản, ý nghĩa là đất nước mặt trời mọc. Năm Trinh Quán thứ 20 (năm 64) – năm Nhật Bản tiến hành đại hóa cải tân. Nhật Hoàng Takatoku tuyên bố lấy Đại Hóa của Trung Quốc làm niên hiệu. Sau cuộc cải cách Đại Hóa, Nhật Hoàng sửa đổi tên nước do thái Tông đặt, chính thức đổi thành Japan.

Dưới thời trị vì của vua Đường Cao Tông, Nhật Bản đã xâm lược nước chư hầu Silla, gây ra chiến tranh, nhà Đường giành được thắng lợi. Các nhân vật anh hùng thiên cổ trong thời đại đó cũng hậu đãi các quốc gia xung quanh bao gồm cả Nhật Bản. Qua những biến đổi triều đại trên vũ đài Thần Châu, văn hóa nhà Đường được bén rễ tại Nhật Bản. Nhà Nguyên 2 lần tấn công Nhật Bản đều thất bại, người Nhật gọi 2 lần đó là Thần Phong – Kamikaze, nó có nghĩa là cơn bão từ Thần Châu. Vì Nhà Nguyên tấn công thất bại nên văn hóa Đại Đường mới có thể được lưu lại tại Nhật Bản.

Nhật Bản được thành lập nhờ tinh thần võ sĩ đạo của Nho giáo. Bắt đầu từ triều đại Nam Tống, các Samurai đã cai trị và trải qua ba thời kỳ Mạc phủ – Kamakura, Muromachi và Edo (thuật ngữ Mạc phủ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc cổ đại và dùng để chỉ văn phòng chính thức của các tướng lĩnh). Qua thời kỳ lịch sử, bắt đầu với sự kết thúc của chiến tranh Nguyên Bình năm 1185 và kết thúc bằng cuộc Duy tân Minh Trị vào năm 1867, tổng cộng 682 năm đã tạo nên lịch sử thống trị lâu dài của Nhật Bản.

Tưởng giới thạch,
Võ sĩ Nhật Bản và hoa đào (Ảnh: Wikipedia)

Mạc phủ Kamakura do tướng Raisaku (năm Nam Tống Quan Tông trị vì) đã lãnh đạo võ sĩ, lấy chủ trương Nho giáo trị vì thiên hạ, đường lối chính trị đơn giản, trọng lễ nghi, thanh tao, đặc biệt chú ý đến tính giáo dục trong võ sĩ đạo. Yuan Lai Chao xuất thân trong gia đình võ sĩ đạo nên đặc biệt chú trọng đến tinh thần võ sĩ đạo. Cái gọi là tinh thần võ sĩ đạo có thể nói rằng, chẳng hạn như trung thành và hiếu thảo, giữ lời hứa, thận trọng và độc lập, biết đối nhân xử thế, luyện võ công, v.v  các võ sĩ lấy dân làm thầy, xem hoa như hoa anh đào, xem con người như võ sĩ. Sự giáo dục mà các samurai nhận được trong gia đình chính là sự nghiêm khắc, tuân thủ phương châm “Chết trong đao kiếm, chính là trở về nhà, vũ khí của kẻ thù đâm vào mặt là nỗi hổ thẹn lớn cho các võ sĩ đạo. Loại hình giáo dục võ sĩ đạo này có ảnh hưởng lớn đến các học giả Nhật Bản thời bấy giờ và tín ngưỡng được các võ sỹ tôn trọng dần dần trở thành mục tiêu đạo đức chung của những người dân Nhật Bản. Ngoài ra tư tưởng kính Thần bái Phật cũng là một phần quan trọng của võ sĩ đạo. Nhật Bản xem việc kính Thần Phật ngang hàng với võ thuật, họ cầu nguyện. Khi bắt đầu cuộc đấu hay trong lúc đấu họ đều cầu nguyện, điều đó được truyền lại cho đến bây giờ. (Tưởng Giới Thạch, Tinh thần lập quốc của Trung Quốc, năm 1932).

Sau khi hai triều Nguyên, Thanh tiến vào Trung Nguyên, Nhật Bản và các thế lực đối lập đã nói rằng: “Sau vách núi không có Trung Quốc, sau khi Triều Minh vong không có Hoa Hạ”. Họ cho rằng Nhật Bản là người chân chính kế thừa nền văn hóa Trung Hoa, họ tự xưng là Trung Quốc, xem Hoa Hạ như kẻ mọi rợ, gọi người Hoa là nô lệ của Triều Thanh.

Võ sĩ đạo là linh hồn của đất nước Nhật Bản, điểm này Tưởng Giới Thạch biết rõ nhất, Ông ấy nói: “Mặc dù lịch sử của Võ sĩ đạo có từ thời nhà Tống, tức là triều đại Genyori của Nhật Bản, nhưng sau thời Mạc phủ Tokugawa và trong thời kỳ Minh Trị Duy tân, nó đặc biệt thịnh vượng; họ sử dụng tinh thần võ sĩ đạo để quảng bá cho Nhật Bản. Họ tạo nên “linh hồn của Yamato” của Nhật Bản, quốc hồn của Nhật Bản, vì vậy võ sĩ đạo là tinh thần thực sự của đất nước họ.

Các tể tướng thường trích dẫn ý nghĩa câu nói của Binh Pháp tôn tử “Công tâm vi thượng”, cũng chính là đạo lý này. Muốn tấn công kẻ địch phải tấn công vào tim của anh ta trước, nếu không chúng ta có chiếm được thành trì, binh sĩ của họ cũng đều vô dụng. Dù là học sinh nào thì cũng phải ghi nhớ phương châm “đánh vào lòng người trước” này, nhất là phải biết tinh thần xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản là gì? Điều này quan trọng hơn việc nghiên cứu bất kỳ vũ khí chiến thuật nào!”

Nói một cách đơn giản, sĩ đạo của người Nhật bắt nguồn từ hai chữ Nho giáo của Trung Quốc chúng ta, sĩ là nho, đạo là giáo dưỡng, sĩ đạo cũng chính là Nho giáo. Võ sĩ đạo chính là tàn tích của Nho giáo. Nho đạo vốn dĩ là toàn bộ tinh thần dân tộc của Vương Đạo Trung Quốc chúng ta, nhưng  đã bị người Nhật lắp ghép để làm nên tinh thần dân tộc độc đoán của họ. Bản lĩnh của võ sĩ đạo nằm ở chữ Dũng, thêm một chút trí tuệ. Cái dũng của người Trung Quốc cổ xưa là cái dũng của lễ nghĩa, khác với cái dũng của Nhiệt huyết. Tuy nhiên chữ Nhân trong ba từ Trí Nhân Dũng của người Trung Quốc chúng ta, Nhật Bản tuyệt đối không có được, họ không giảng tín nghĩa, nhân ái, hòa bình, hoàn toàn chỉ giảng xâm lược, cường bạo.

Thật ra đạo lý trong võ sĩ đạo chỉ đơn giản như vậy, không có gì đặc sắc; Đó không phải là bảo vật vốn có của họ ở Nhật Bản, mà là đồ cũ của Trung Quốc bị họ đánh cắp và trở thành quốc hồn quốc túy của họ, họ còn dùng nó để xâm lược Trung Quốc chúng ta. Còn những thứ vốn có của đất nước Trung Hoa chúng ta, chúng ta lại vứt bỏ chúng, để người khác cướp đi, để họ dùng để áp bức chúng ta, thật là quá tệ, thật là đáng xấu hổ. (Tinh thần lập quốc, năm 1932)

Tổ nghiên cứu  Nhân vật thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Linda Huang biên dịch

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x