Trương Tam Phong – Chương 3: Đạo quán âm dương, càn khôn chuyển thái cực

Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)
Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)

NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ

CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG

TRƯƠNG TAM PHONG (7) – Thái Cực Độc Bộ Thiên Hạ

Chương 3: Đạo quán âm dương, càn khôn chuyển thái cực

Tiết lộ của Trương Tam Phong về vũ trụ quan cao hơn, đã vượt xa ba giáo Nho, Thích và Đạo trên thế gian lúc bấy giờ, và phong trào hướng về Đạo giáo đã hưng khởi vào triều nhà Minh. Trương Tam Phong nói: “Không quan trọng là quý tiện hiền ngu, già, trẻ, yếu mạnh, chỉ cần vốn hành âm đức, nhân ái và từ bi, trung thành, hiếu thảo và lương thiện. Đó là tất cả ở Đạo làm người, Tiên Đạo tự nhiên sẽ không còn xa” (Đại Đạo Luận). Tuy nhiên, nhân gian là một thế giới mê, Lão Tử nói: “Thiên đắc nhất dĩ thanh. Địa đắc Nhất dĩ ninh” (Tạm dịch: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên).

Trong “Đăng Thiên chỉ mê thuyết”, Trương Tam Phong nói: “Việc tạo ra cơ thể con người cũng giống như trời và đất, nhưng không biết Trời được Đạo nên trong, và Đất được Đạo nên yên như thế nào? Và cũng không biết chủ tạo hóa là ai?”. Để tìm ra Đại Pháp chính đạo siêu việt qua sinh tử, Trương Tam Phong đã rời bỏ gia đình và sự nghiệp của mình. Sau 35 năm lặn lội vất vả, dấu chân ông đã đi qua những danh sơn tháp cổ, đến tuổi 70 mới biết tới Đại Đạo. Trương Tam Phong hiểu được sự gian khổ của tu Đạo, phát ra tâm đại từ ​​bi, và sáng tạo ra Thái Cực Quyền. Thái Cực là mẹ của vạn vật. Thái Cực Quyền của Trương Tam Phong ẩn chứa Thiên cơ đại Đạo, có thể vượt qua vạn vật và nối thẳng đến cảnh giới của Thần.

Thái Cực Quyền vừa xuất hiện đã phá vỡ quan niệm của con người hình thành hàng nghìn năm, mắt nhìn thấy không phải là thật. Các động tác của Thái cực quyền thong thả, chậm rãi, tròn đầy. Nhìn thì xuất quyền, xuất chưởng rất chậm nhưng có thể đánh trước cả đối phương mà nhìn là ra đòn rất nhanh. Mỗi chiêu thức của Thái Cực Quyền đều có huyền cơ, vì vậy dù người ở đây có nhanh đến đâu cũng không nhanh bằng tay ở không gian khác. Ở tuổi 70, Trương Tam Phong “Một mình giết hơn trăm tên cướp” cho thấy không phải là lấy sức mà thắng. Thái Cực Quyền khiến người ta nhận ra những hạn chế của mắt người nhìn: Khái niệm nhanh chậm, khái niệm về tĩnh và động, khái niệm lớn và nhỏ, tất cả không phải là thật. Lực lượng chân chính thì mắt người càng không thấy được, nhưng chúng lại đồng thời tồn tại ở cùng một chỗ, người xưa gọi là nội lực, nội công. Công phu thực sự đến từ bên trong, và Thái Cực Quyền khai mở ra nội gia công phu, tinh xảo vô song.

1. Độc bộ thiên hạ

Trong màn kịch lớn của 5.000 năm lịch sử Trung Hoa, võ thuật đã thấm nhuần những nội hàm văn hóa độc đáo. Trong những năm binh chinh thiên hạ, bao nhiêu anh hùng hào kiệt tận hiển phong lưu, muốn có được võ nghệ giỏi thì cần phải có thể lực phi thường. Hầu hết các võ công siêu quần là được Thiên phú, chẳng hạn như Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ “Cao hơn tám thước, có khả năng khiêng cả vạc” (Sử ký – Hạng Vũ bản kỷ), anh hùng Nhạc Phi “Sinh ra đã có sức mạnh siêu phàm, chưa đến 20 tuổi, giương cung ba trăm cân, nỏ 8 thạch (1 thạch 120 cân)” (Tống sử – Nhạc Phi truyện).

Đến thời Trương Tam Phong, võ thuật đã hình thành nhiều môn phái, được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Thổ Trung Quốc, trong chùa Thiếu Lâm nổi tiếng có nhiều môn phái võ thuật với lịch sử lâu đời, do 13 vị sư cứu vua Đường khiến võ thuật Thiếu Lâm được hồng dương rộng khắp. Trong số đó, quyền thuật Thiếu Lâm đòi hỏi đi quyền có sức mạnh và nhanh, thế mạnh chiêu nặng, như cuồng phong đột nhiên nổi lên, như mưa xối xả ập đến, chỉ thấy quyền cước như tên bay, chỉ nghe thấy tiếng gió vù vù.

Trương Tam Phong: Đạo quán âm dương, càn khôn chuyển thái cực
Các bức họa về 13 nhà sư bảo vệ vua Tần trong điện Thiên Phật của chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Hà Nam. (Phạm vi công cộng)

Vào cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh, trong tác phẩm “Vương Chinh Nam mộ chí minh” của Hoàng Tông Hi, nói rằng: “Quyền thuật Thiếu Lâm dũng mãnh và nổi tiếng khắp thiên hạ, nhưng chủ yếu là dùng để đánh người, người học và thể hiện được sức mạnh. Cái gọi là môn pháp nội gia, dùng tĩnh chế động, kẻ địch tấn công đến thì thuận tay đánh ngã. Vì vậy, khác với Thiếu Lâm là bên tu ngoại, nội gia có nguồn gốc từ Trương Tam Phong đời Tống”. 

Thiếu Lâm quyền nổi tiếng khắp thiên hạ bởi đường quyền dũng mãnh. Nó chủ yếu dùng để đánh đấu, trong thực chiến cũng giành chiến thắng sự dũng mãnh. Có một loại tên là Nội Gia quyền, hoàn toàn khác với Thiếu Lâm quyền, căn bản không cần ra quyền gì cả và “Lấy tĩnh chế động”. Ngay khi kẻ gây hấn muốn ra tay, liền tự ngã lăn xuống đất, nó được truyền bởi Trương Tam Phong thời Tống.

Trong “Trương Tam Phong toàn tập” viết: “Kỹ thuật quyền dũng, Thiếu Lâm là ngoại gia, Võ Đang Trương Tam Phong là nội gia. Sau Tam Phong, có Vương Tông người Quan Trung, Tông truyền cho Trần Châu Đồng người Ôn Châu. Châu Đồng là người sống trong những năm Gia Tĩnh đời Minh. Thế nên ngày nay có 2 gia tộc truyền, thịnh hành ở Chiết Đông. Đến giữa những năm Thuận Trị, Vương Lai Hàm, tự Chinh Nam, là người nổi tiếng nhất”.

Sau khi Trương Tam Phong rời khỏi núi Võ Đang, Thái Cực Quyền được lưu truyền dân gian, 200 năm sau, bắt đầu có tài liệu ghi chép về việc Trương Tam Phong sáng tạo ra nội gia quyền. Vương Chinh Nam là truyền nhân của nội gia quyền, cuối đời gặp gỡ Hoàng Tông Hi và trở thành bằng hữu. Cả đời ông thu nhận đồ đề rất nghiêm khắc. Tinh túy thật sự của nội gia quyền chỉ được trao cho con trai của Hoàng Tông Hi là Hoàng Bách Gia. Trong “Nội quyền gia pháp”, Hoàng Bách Gia nói rằng: Trương Tam Phong tinh thông Thiếu Lâm công phu và tạo ra quyền pháp hoàn toàn trái ngược với Thiếu Lâm quyền, gọi là Nội Gia “Biết được vài chiêu là đủ thắng Thiếu Lâm”. Vì thế, võ thuật bắt đầu được phân chia thành nội gia và ngoại gia. Ngoại gia đề cao Thiếu Lâm, nội gia tôn sùng Võ Đang.

 “Trương Tam Phong tinh thông Thiếu Lâm,  dựa theo đó mà sáng tạo ra quyền pháp ngược lại, gọi là Nội Gia. Chỉ biết một vài chiêu là đủ thắng Thiếu Lâm”. (Trong ‘Nội quyền gia Pháp’ của Hoàng Bách Gia).

Thanh hoàng bách gia “Nội Quyền Gia Pháp”. (Miền công cộng)
Thanh hoàng bách gia “Nội Quyền Gia Pháp”. (Miền công cộng)

Trong “Ninh Ba Phủ Chí” vào thời Gia Tĩnh nhà Minh ghi chép về võ công thần kỳ của Trương Tùng Khê, và nói rằng phương pháp này bắt nguồn từ Trương Tam Phong.

Trương Tùng Khê là người khiêm tốn, nhã nhặn, cẩn trọng, như một nho sinh, dáng người gầy yếu, dường như quần áo đều không giữ được thân hình người này. Có người biết ông có khả năng dị thường, mỗi lần mời ông thử một chút, nhưng ông luôn khiêm tốn thoái thác né tránh. Khi đó, các nhà sư Thiếu Lâm với quyền thuật Thiếu Lâm dũng mãnh mà nổi danh thiên hạ. Để bắt bọn cướp Nhật, quan phủ địa phương đã triệu tập các võ sư Thiếu Lâm chống lại quân cướp Nhật. Võ sư Thiếu Lâm nghe nói về Trương Tùng Khê, cầu kiến nhưng Tùng Khê lẩn tránh không gặp. Một lần, Tùng Khê nhìn thấy các nhà sư tập võ, không khỏi phì cười, võ sư Thiếu Lâm biết người đó là Trương Tùng Khê nên đã yêu cầu tỷ thí võ thuật. Tùng Khê nhìn biết không tránh được, nói: “Nhất định muốn tỷ thí thì phải có quan làng làm chứng, hẹn trước chết không truy cứu”. Các võ sư Thiếu Lâm đồng ý, Tùng Khê ngồi khoanh tay, một võ sư tung người nhảy bay lên phi cước đá đến, Tùng Khê hơi nghiêng mình, giơ tay lên, võ sư đó như một viên đạn rớt từ không trung xuống lầu, hấp hối. Các võ sư Thiếu Lâm kinh hãi, cúi đầu chịu thua.

Nhiều người ở quê nhà của Trương Tùng Khê luyện tập võ thuật, và những người trẻ tuổi luôn muốn so tài với Tùng Khê. Một lần, có vài thanh niên đã nhốt Tùng Khê vào một nơi trong thành, tới chào hỏi và nói rằng: “Hôm nay ông không thể tiến thoái được, nhất định phải tỷ thí với chúng tôi”. Tùng Khê bất đắc dĩ để bọn họ xếp những tảng đá lớn vài trăm cân lại với nhau. Bọn họ nâng ba tảng đá lớn lên một cách rất khó khăn. Tùng Khê nói: Tôi là một ông già 70 tuổi vô dụng, chỉ khiến các cậu cười thôi. Nói rồi giơ tay trái chém xuống thì ba tảng đá đều tách đôi, chuyện kỳ dị đến như vậy.

Người còn lại là Vương Chinh Nam. Vương Chính Nam là một người cơ trí, sắc bén, sau khi đắc được Thái Cực Quyền, tuyệt không bao giờ để lộ tài năng của mình. Nếu không lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, ông sẽ không bao giờ ra tay. “Văn bia của Vương Chinh Nam” mô tả hai câu chuyện về việc ông dùng Thái Cực Quyền đẩy lui kẻ địch.

Khi còn trẻ Vương Chinh Nam đã gia nhập quân đội, một lần ông đi do thám vào ban đêm và bị quân địch bắt giữ, và bị trói vào một cây cột ở hành lang với hàng chục người canh gác. Chinh Nam nhặt một mảnh sứ vỡ và bí mật cắt đứt dây thừng, lấy những đồng bạc từ trong ngực, nhìn lên trời và tung những đồng bạc lên, thừa lúc bọn thị vệ tranh cướp đồng bạc, Chinh Nam chạy thoát, mấy chục thị vệ vội vàng đuổi theo, kết quả bọn họ đều nằm bò trên mặt đất không dậy nổi. .

Lại có một lần nữa, Vương Chinh Nam đi ra ngoài vào ban đêm một mình và gặp quân đội 7-8 người, họ bắt giữ Vương Chinh Nam và để ông vác vật nặng, Chinh Nam cầu xin được miễn, nhưng họ không chịu nghe. Chinh Nam đi đến cầu ném vật nặng trên lưng xuống, nhóm quân lính thấy vậy lấy dao định chém Chinh Nam tay không có vũ khí, nhưng bất ngờ mấy tên lính ngã bổ nhào xuống đất, dao còn rơi kêu leng keng. Cuối cùng Vương Chinh Nam cũng ném dao của họ xuống giếng, khi các tên lính lấy được dao thì Vương Chinh Nam đã bỏ chạy xa.

Kỹ nghệ của Vương Chinh Nam đã truyền riêng cho con của Hoàng Tông Hi là Hoàng Bách Gia. Nhưng Hoàng Bách Gia lại không tìm được đồ đệ tốt để truyền tiếp, nên đã khóc và nói: Tôi đã cô phụ kỹ nghệ của Chinh Nam tiên sinh. Kỹ thuật này đã trở thành “Quảng Lăng Tán” rồi!

Tác phẩm “Vương Chinh Nam Mộ Chí Minh”của Hoàng Tông Hi năm 1669, trong quyển 6  “Nam Lôi Văn Án”của Thu Lục Vu. (Miền công cộng)
Tác phẩm “Vương Chinh Nam Mộ Chí Minh”của Hoàng Tông Hi năm 1669, trong quyển 6 “Nam Lôi Văn Án”của Thu Lục Vu. (Miền công cộng)

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: NTD Việt Nam

Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 3: Mộng Huyền Đế, Võ Đang sáng tuyệt học (Mơ thấy Huyền Đế, tại Võ Đang tạo ra tuyệt học) (phần 2)

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x