Trương Tam Phong – Chương 2: Minh biện chính tà (Phân rõ chính tà) (phần 3)

Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)
Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)

NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ

CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG

TRƯƠNG TAM PHONG (6) – Minh biện chính tà

Chương 2: (tiếp theo) – phần 3

6. Minh biện chính tà (Phân rõ chính tà)

Sự tranh chấp và gièm pha lẫn nhau giữa Nho, Thích và Đạo đã kéo con người lao vào tìm kiếm hình thức lý luận của Tam giáo, đến nỗi cả ba đã thâm nhập vào nhau, khiến người ta quên mất ý định ban đầu của tu luyện. Trong “Chính Giáo Thiên”, Trương Tam Phong giảng kỳ thực có lưỡng giáo, một chính và một tà. Mọi người không nên xem trọng hình thức bề ngoài mà hãy nhìn thực chất là như thế nào.

“Từ xưa tới nay có lưỡng giáo, không có Tam giáo. Lưỡng giáo đó là gì: gọi là chính và gọi là tà”.

Khổng Tử nói “Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”, nghĩa là ”Chớ phán đoán chủ quan, chớ tuyệt đối, chớ chấp trước, chớ tự cho mình là đúng”. 

Lão Tử nói “Tải doanh phách bão nhất”, nghĩa là ”Hồn phách hợp nhất, tức tinh thần và thể xác hợp thành nhất thể”. 

Phật Thích Ca giảng không. Về hình thức là Tam giáo, thực chất đều giảng tu bản thân, tu kỷ lợi nhân. Đây đều thuộc về phạm trù chính giáo. “Khổng Tử giảng 4 điều chớ làm, Lão Tử giảng sự hợp nhất, và Phật Thích Ca giảng không, đều là tu kỷ. Nhân từ của Khổng Tử, tế thế của Lão Tử, cứu khổ của Phật Thích Ca, đều là lợi nhân. Tu kỷ lợi nhân, đó là điều mà họ đều đi đến thống nhất”. “Khổng Tử, Lão, và Phật Thích Ca đều là những bậc Thánh nhân cổ đại. Lời dạy của bậc Thánh nhân là dạy điều chính” (Chính giáo thiên).

“Bọn Dương Mặc của Nho gia, phương sĩ của Đạo gia và yêu tăng của Phật gia cũng là Tam giáo. Tuy chia làm Tam giáo, nhưng vẫn cùng là một tà. Vì vậy, kẻ ngu phân biệt Tam giáo, người trí phân biệt chính tà” (Chính giáo thiên). Mà những kẻ không phải chân tài thực học trong Nho gia, phương sĩ của Đạo gia và yêu tăng trong Phật gia cũng thuộc về Tam giáo, nhưng đều thuộc về tà giáo.

Người trí nhìn bản chất, thế nhân phân biệt Tam giáo. ”Bởi vì họ phân biệt bằng cái tên chứ không xem xét thực chất, hoặc phân chia theo hình thức mà không theo lý” (Chính giáo thiên).

Nhìn khắp những bậc Tiên gia đắc Đạo “Đều cổ phác nhân ái với con người và yêu thương vạn vật”. “Ba ngàn việc lớn, tế nhân lợi thế làm đầu, hai mươi bốn đạo hiếu, Ngô Mãnh và Đinh Lan đều là Tiên khách (tức người tu Đạo)” (Đại Đạo Luận).

Bậc hiền nhân xưa “Trung hiếu song toàn, nhân nghĩa bác ái, âm thầm làm việc tốt, lặng lẽ tích âm đức, chỉ nghĩ đến sống chết, không màng danh lợi, ngày thì ít nghĩ vô tư, đêm thì thanh tâm quả dục, vì vậy thần khí khỏe mạnh, tinh khí dồi dào” (Đại Đạo Luận)

“Tôi mong hậu thân tu chính Đạo này, vì vậy tôi nói thẳng. Tu Đạo lấy tu thân làm trọng, tất nhiên tu thân trước tiên phải chính tâm thành ý. Ý thành tâm chính thì mọi ham muốn vật chất sẽ bị tiêu trừ, rồi sau đó mới nói tới lập cơ sở nền tảng” (Đại Đạo Luận). 

Ở đây, Trương Tam Phong cũng chỉ rõ tu Đạo gia trước hết phải tu thân, tu thân trước tiên phải chính tâm thành ý. Tinh túy ngoại Nho nội Đạo của văn hóa truyền thống Á Đông đã hiển lộ rõ Thiên cơ.

7. Đại ẩn triền thị Tu tâm luyện tính (Ẩn cư phố chợ tu tâm luyện tính)

Trong lịch sử, chính giáo luôn nhấn mạnh đến việc tu tâm. Trương Tam Phong lại càng chủ trương cần tu tâm luyện tính ở trong trần thế. Tu tâm nơi thế tục là tu được nhanh và vững chắc. Hình thức xuất gia tu luyện của Phật giáo và Đạo giáo trước đây không thích hợp để trực tiếp khảo nghiệm và đề cao tâm tính trong hoàn cảnh xấu tệ nhất, không thích hợp để nhìn ra nhân tâm và tiêu chuẩn phân biệt thị phi, thiện ác, người tốt, kẻ xấu trong môi trường tồi tệ nhất.

Trương Tam Phong nhấn mạnh tích đức hành thiện, tu thân chính tâm là nền tảng của tu luyện. “Không quan trọng địa vị sang hèn, hiền ngu, già yếu hay trẻ khỏe, chỉ cần luôn thực hành âm đức, nhân từ thương xót, trung hiếu thành tín. Khi đã hoàn thiện Đạo của con người thì tự nhiên Tiên Đạo sẽ không còn xa”. “Con người có thể tu chính thân tâm, thì chân tinh chân thần sẽ tụ lại trong đó, sẽ xuất đại tài đại đức” (Đại Đạo Luận).

Người tu luyện phải tuân thủ pháp lý đó từ nội tâm cho đến biểu hiện bên ngoài. “Bên ngoài thì thực hiện trọn lý luân thường, bên trong thì làm trọn lý ‘thận độc’ (thận trọng cả khi ở một mình)”. “Trung hiếu, hữu ái, cung kính, xuất phát từ nội tâm, nhưng ánh sáng rực rỡ của nó lại thể hiện ra bên ngoài; Hỉ nộ ai lạc, thấy ở bên ngoài, nhưng nếu giữ nó không bộc lộ ra, thì là thuộc công phu tu nội” (Đại Đạo Luận). Tu tốt công phu nội tại rồi thì công phu bên ngoài cũng theo đó tự nhiên mà đạt được.

Có thể nhẫn thì tu luyện mới có thể thăng hoa. “Trong tu dưỡng có học vấn lớn, trong cư xử ôn nhu có chân tính. Chư vị cần bao dung những điều người ta không thể, nhẫn những điều người ta không thể nhẫn được thì tâm sẽ tu được tĩnh hơn và tính cũng sẽ thuần hơn” (Thủy thạch nhàn đàm).

Tu luyện không thế chấp vào hữu vi, cũng không nên chấp vào vô vi, vứt bỏ nhân tâm là điều căn bản. “Về công phu, không thể chấp vào hữu vi, hữu vi đều là hậu thiên. Các môn phái Đạo giáo ngày nay, có nhiều thói xấu như vậy, cho nên thế gian hiếm có người có chân công phu. Cũng không được chấp vào vô vi, vô vi cũng dễ dẫn đến hư không vô ích. Các môn phái Phật giáo ngày nay, phần nhiều mắc phải lỗi này, do đó thiên hạ có rất ít Phật tử đắc Đạo. Đạo này không tu hành đắc Đạo được, bởi vì người tu Đạo không minh tỏ Đạo. Công phu đầu tiên là tịch diệt tình duyên, quét sạch tạp niệm. Việc loại bỏ tạp niệm là việc đầu tiên để xây dựng nền tảng tu luyện. Nhân tâm trừ rồi thì Thiên tâm trở lại; Ham muốn con người sạch rồi thì Thiên lý thường tồn” (Huyền cơ trực giảng).

Trương Tam Phong nói rằng tu tâm đoạn dục là khó nhất, và đó cũng là điều mà một người tu luyện phải làm được. “Hoàn đan thì dễ, nhưng luyện bản thân mới khó nhất! Dựa vào thanh gươm trí huệ để cắt đứt mông muội, dần khai mở ra khỏi hỗn độn” (Đại Đạo Luận). “Muốn siêu phàm nhập Thánh, hỏi sao có thể là việc nhỏ? Cần phải thanh khiết, quên hết mọi nỗi lo, một chút không vấn vương, đoạn tuyệt hết, vĩnh viễn làm khách tha hương, và cuối cùng không còn tâm hối tiếc” (Phản hoàn chứng nghiệm thuyết).

Trong “Tảo cảnh tu tâm”, Trương Tam Phong đã nói, bất kể thiên mục nhìn thấy gì trong quá trình tu luyện, đều không được quên gốc rễ của tu luyện, chỉ khi tất cả tâm chấp trước đều không còn thì mới có thể phản bổn quy chân. “Cảnh bên trong bên ngoài rối loạn như tơ vò, có mục đích, nơi chốn dốc sức tu đến mới đáng khen. Buông tay không mê mới thực sự là đường tắt, quay đầu nhìn lại mình tức là nhà của mình. Lục căn thanh tịnh không có những chướng ngại này, ngũ uẩn hư không hết sạch vết. Tâm sáng tỏ tĩnh lặng quên hết thảy, một vòng trăng sáng chiếu Nam Hoa”.

Trong “Đạo tình ca”, Trương Tam Phong đã nói rằng việc tu tâm là cơ sở của việc thái dược luyện đan. “Đạo tình không phải là việc tùy tiện, đã biết được thiên cơ không thể khinh xuất. Trước tiên buông bỏ hết tình cảm của thế gian, sau đó mới cẩn thận nghiên cứu đạo lý thâm sâu. Trước khi luyện hoàn đan, hãy luyện bản tính, chưa tu đại dược mà hãy tu tâm trước. Tu tâm tự nhiên đan thực sự sẽ đạt được, nuôi dưỡng tính thì tự nhiên dược sẽ sinh”.

8. Tiên gia hống duyên Nhân nghĩa chủng tử (Tiên gia luyện đan, hạt giống nhân nghĩa)

Tâm tính con người ảnh hưởng trực tiếp đến công phu và tầng thứ của người tu luyện. Xét ở góc độ sâu xa hơn, việc đề cao tâm tính, thường tích âm đức vốn là vật chất quý giá trong tầng không gian thâm sâu. Nhân và nghĩa mà người ta thường nói chính là luyện đan, thứ đặc biệt thiết yếu trong tu luyện của Đạo gia.

“Khổng Tử nói ‘cầu chí’, và Mạnh Tử nói ‘thượng chí’; hỏi cái gì là chí. Nói rằng ‘nhân’, ‘nghĩa’ mà thôi. Nhân thuộc về Mộc, trong Mộc ẩn chứa Hỏa, đại khái là dùng ánh sáng nuôi dưỡng, chính là nói Nhân. Nghĩa thuộc về Kim, Kim sinh Thủy, đại khái là dùng cho lưu thông, chính là Nghĩa. Luyện đan trong Tiên gia là hạt giống của Nhân và Nghĩa” (Đại Đạo Luận).

“Làm cho mọi người biết Đạo này cũng là Đạo Khổng và Đạo Lão, luyện đan không khác với mang chứa sự Nhân Từ, thuận theo Chính Nghĩa” (Đại Đạo Luận).

Tích đủ nhân nghĩa, âm đức và ý thành tâm chính, mới có được vật chất của tu luyện Đại Đạo.

“Kim Mộc giao tinh, Thủy Hỏa giao dưỡng. Vì vậy, trải qua ẩn cư cầu chí, ý chí cao thượng, sau đó đan dược được sinh ra, đan Đạo tựu. Chí bao gồm nhân nghĩa, đan dược, và kiêm tứ tượng Kim Mộc Thủy Hỏa. Người cầu thượng, thành ý thì Ý và Thổ hợp nhất, ngũ hành hoàn chỉnh. Mọi sự Đại Đạo đã tựu đủ” (Đại Đạo Luận).

9. Khẩu truyền tâm thụ (Tâm lĩnh hội qua lời truyền miệng)

Trương Tam Phong nói rằng, nếu người học Đạo gặp phải một người thầy tầm thường, học và hành một cách mù quáng thì sẽ chiêu mời ma huyễn.

“Chỉ là hậu nhân không biết chính tà, cũng không biết trong sách Thánh hiền đều là ẩn ngữ tỉ dụ. Khi gặp phải những người thầy tầm thường… Thật giả không phân biệt được, không gặp được chính nhân, tất cả đều là tu hành mù quáng” (Phục Thực Đại Đan Thuyết)

“Không thể luyện bản thân tại trần tục, không tích được đan, sinh mạch cũng không ổn định lắm” (Đăng Thiên Chỉ Mê Thuyết), tu hành mù quáng, sợ tâm thần ngẩn ngơ, tâm hồn đi đâu mất, mà gặp phải âm ma.

Âm ma là gì? “Chân khí phân tán, âm khí khởi lên. Ngày đêm, thần ma làm hại trong thân thể. Dù mở nhắm mắt cũng thấy quỷ, thần đến lui, trong tai cũng nghe thấy quỷ thần cãi nhau ầm ĩ” (Đăng Thiên Chỉ Mê Thuyết)

“Khi người học chưa gặp được chính nhân nên chú ý cẩn thận, tích công làm việc chăm chỉ, gặp ma quỷ không thoái lui, gặp vu cáo chớ giận dữ, trọng Đạo khinh tài; khi gặp được chính nhân, dốc chí khổ cầu” (Phục Thực Đại Đan Thuyết)

Trương Tam Phong cũng từng nói: “Đại Đạo chân cơ là vạn kim khó hoán đổi, bách bảo khó cầu” (Đại Đạo Luận)

“Tiên là Phật, Phật là Tiên, nhất tính viên minh chuyên nhất. Tam giáo vốn là một nhà. Đói thì ăn, mệt thì ngủ. Dựa đốt hương, bái tham thiền, ngờ đâu Đại Đạo ngay trước mắt. U mê ăn chay bỏ lỡ mất, một khi mất thân người vạn kiếp khó có được. Ngu mê vọng tưởng đường Tây Thiên, như kẻ mù nửa đêm đi vào rừng sâu” (Đả Tọa Ca).

Trong “Đại Đạo Luận hạ thiên”, Trương Tam Phong đã chỉ ra: “Đạo đâu phải là bàng môn tiểu kỹ, hay khẩu truyền tâm thụ của con người, chỗ huyền diệu của kim dịch hoàn đan chính là Đạo”. Trong “Bộ tứ bài thơ đạo tình trong cung Thanh Dương”, nói rằng: “Tìm Đạo thì phải xem tiên thiên, và tiên thiên là chính lời Thần Tiên truyền Thần Tiên”.

Trong các phương pháp tu luyện lúc bấy giờ, sự diễn hóa của công đều là tẩu đan đạo, đều cần luyện đan và nhất định phải do sư phụ khẩu truyền tâm thụ.

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: NTD Việt Nam

Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 3: Đạo quán âm dương, càn khôn chuyển thái cực

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x