Tấm lòng hiếu thuận cảm động Trời cao, Thần Phật hiển dương thần tích

Tấm lòng hiếu thuận cảm động Trời cao, Thần Phật hiển giương thần tích
Dân gian Trung Quốc vẫn luôn có câu nói “Bách thiện hiếu vi tiên”. Hình vẽ minh họa trong cuốn “Hiếu kinh” do người thời Tống vẽ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Dân gian Trung Quốc vẫn luôn có câu nói “Trăm thiện hiếu đứng đầu”. Trên thực tế, đối với hiếu đức, bất luận là Trời cao hay là ở nhân gian đều hết sức coi trọng, những câu chuyện hiếu thuận cảm động đến Trời cao từ thời xa xưa vẫn luôn được lưu truyền. Ngoài những câu chuyện được lưu truyền rất rộng rãi trong “Nhị thập tứ hiếu”, hôm nay sẽ nhắc đến hai câu chuyện được sử sách ghi lại.

Thành tâm kính lễ Phật, ông nội bị mù lại nhìn thấy được ánh sáng

Vào thời Bắc Chu thuộc Nam Bắc triều, ở vùng Nhuế Thành (nay là phía tây huyện Bình Lục, tỉnh Sơn Tây) có một người tên gọi là Trương Nguyên, là người khiêm tốn cẩn thận, có tiếng là người thiện lương hiếu thuận, hơn nữa ông còn rất hiểu pháp lý Phật gia, thành kính tu Phật.

Lúc ông còn nhỏ, nhà hàng xóm có hai cây hạnh, sau khi quả chín có rất nhiều trái rụng xuống trong sân nhà của ông. Những đứa trẻ khác nhìn thấy quả hạnh hấp dẫn ngay trước mắt, đều tranh nhau nhặt lên ăn, chỉ có Trương Nguyên lúc ấy mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã biết đạo lý thứ không phải của mình thì không nên lấy. Cho nên ông đều mang những quả hạnh nhặt được trả lại cho nhà hàng xóm.

lòng hiếu thuận
Những đứa trẻ khác nhìn thấy quả hạnh hấp dẫn ngay trước mắt, đều tranh nhau nhặt lên ăn, chỉ có Trương Nguyên lúc ấy mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã biết đạo lý thứ không phải của mình thì không nên lấy. Tranh minh hoạ, bức tranh “Thu đình hí anh đồ” do Tô Hán Thần thời Tống vẽ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Còn có một lần, Trương Nguyên trông thấy một con chó con bị vứt bỏ ở ngoài đồng, không có ai cho nó ăn, cũng không có ai nhận nuôi nó. Trương Nguyên cảm thấy nó rất đáng thương, bèn ôm chú chó con mang về nhà. Chú của cậu rất lấy làm tức giận nói: “Nuôi con chó này thì có ích lợi gì? Hãy nhanh vứt bỏ nó đi”.

Trương Nguyên lại nói: “Làm người không ai là không quý sinh mệnh, chú chó con bị người ta vứt bỏ, nếu trông thấy mà không thu dưỡng, đây là không có nhân tâm …” Chú của cậu cuối cùng bị thuyết phục, đồng ý để cậu nuôi chú chó nhỏ.

Qua mấy ngày sau, có người trông thấy một con chó mẹ tha tới một con thỏ chết, đặt ở trước cửa nhà Trương Nguyên rồi rời đi, giống như là để bày tỏ lòng biết ơn vậy.

Khi Trương Nguyên 16 tuổi, ông nội của cậu bị mù đã ba năm. Trương Nguyên ngày đêm tụng niệm kinh Phật, thành kính lễ bái, khẩn cầu Phật Bồ Tát ban ân, để ông nội có thể sớm ngày nhìn lại được. Cậu dựa theo phương pháp trong kinh văn giảng, mời bảy vị tăng nhân, thắp bảy ngọn đèn, bảy ngày bảy đêm đọc kinh văn, chính mình y đó mà làm theo.

Cậu chân thành khẩn cầu rằng: “Đệ tử là Trương Nguyên làm cháu bất hiếu, khiến cho ông nội bị mù, nay dùng ánh đèn hồi thi pháp giới, hết thảy báo ứng tội lỗi của ông nội, Nguyên nguyện chịu thay, khẩn cầu Đức Phật từ bi nhân từ, làm cho tội lỗi nhiều kiếp của ông nội của đệ tử được tiêu trừ, để ông lần nữa nhìn lại được ánh sáng…”

tam long hieu thuan cam dong troi cao than phat hien giuong than tich 2
Trương Nguyên dựa theo phương pháp trong kinh văn giảng, mời bảy vị tăng nhân, thắp bảy ngọn đèn, bảy ngày bảy đêm đọc kinh văn, chính mình cũng y đó mà làm theo. Hình minh họa, một phần bức tranh “Liên xã đồ” của Lý Công Lân do Minh Văn Trưng và Minh Cừu Anh sao chép lại. (Ảnh: Phạm vi công cộng).

Đã niệm như thế bảy ngày bảy đêm, đêm hôm sau Trương Nguyên nằm mộng thấy một vị lão ông, dùng kim bề (con dao vàng) cạo mắt của ông nội, đồng thời nói với Trương Nguyên rằng: “Ngươi không cần lo lắng. Ba ngày sau, bệnh mắt của ông nội ngươi sẽ hết”. Sau khi Trương Nguyên tỉnh lại, phấn khởi nói cho mọi người trong nhà biết.

Ba ngày sau, con mắt của ông nội quả nhiên khôi phục thị lực. Sau khi Hoàng Thượng nghe nói, cũng hạ chiếu khen ngợi việc làm hiếu nghĩa của Trương Nguyên.

Mẫu thân bị bệnh nặng, Hoàng tử bảy tuổi cầu phúc được Trời cao cảm ứng

Thời kỳ Nam Bắc triều là thời kỳ Phật giáo rất hưng thịnh, rất nhiều vị Hoàng đế tin Phật, chùa chiền được trùng tu và xây dựng khắp nơi. Phật giáo dần dần trở thành tín ngưỡng của người dân thời ấy. Thái độ của các triều đại thời Nam triều đối với Phật giáo phần lớn giống như trước đó, Hoàng thất quý tộc cũng giống với học sĩ văn nhân đều đại đa số sùng tín Phật giáo.

Hoàng Đế khai quốc triều đại Tề là Tiêu Đạo Thành xuất thân từ thường dân áo vải, là người khoan dung rộng lượng, nghiêm cẩn, thanh liêm cần kiệm, đối với bách tính cũng lấy khoan dung làm gốc. Tề Vũ Đế sau này không thích vui chơi yến tiệc, các việc xa hoa lãng phí, mà đề xướng tiết kiệm, còn rất quan tâm đến khó khăn của bách tính, khuyến khích người dân nuôi tằm, giảm miễn tô thuế, đại xá phạm nhân tù tội v.v.

tam long hieu thuan cam dong troi cao than phat hien giuong than tich 3
Tiêu Tử Mậu thành kính quỳ gối trước Phật cầu phúc cho mẫu thân. Cuộn tranh lụa “Đồng tử lễ Phật đồ” của Trần Hồng Thụ thời Minh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Con trai thứ bảy của Tề Vũ Đế là An Vương Tiêu Tử Mậu, trong các hoàng tử thì Tiêu Tử Mậu có phẩm hạnh tốt nhất, lại còn rất hiếu thuận, từng nhận chức Đô đốc Thứ sử Giang Châu, về sau đảm nhiệm thêm chức quan Thị trung. Khi Tiêu Tử Mậu được bảy tuổi, mẫu thân của ông là Nguyễn Thục Viện đột nhiên lâm bệnh nặng.

Tề Tử Mậu đã mời hòa thượng đến, ở trước tượng Phật cử hành nghi lễ cầu phúc cho mẫu thân. Có người dâng lên hoa sen mới hái để cúng Phật, hòa thượng dùng dụng cụ bằng đồng chứa nước, đem thân hoa sen cắm vào, để tránh cho hoa nhanh khô héo, sau đó thờ trước tượng Phật.

Tiêu Tử Mậu thành kính quỳ trước tượng Phật, rơi lệ nói rằng: “Nếu như bệnh tình của mẫu thân con có thể nương nhờ vào Phật lực mà khỏe lại, vậy con cầu nguyện chư Phật làm cho hoa sen mãi tươi cho đến khi đàn cầu khấn hoàn tất.” Bảy ngày cầu phúc hoàn tất, hoa sen nở càng tươi đẹp, nhìn kỹ trong bồn đồng còn thoáng thấy có sợi rễ mọc ra.  Mẫu thân của Tiêu Tử Mậu cũng hồi phục mạnh khỏe. Mọi người lúc ấy đều khen ngợi tấm lòng hiếu thảo của Tiêu Tử Mậu đã cảm động đến Trời xanh.

tam long hieu thuan cam dong troi cao than phat hien giuong than tich 4
Bảy ngày cầu phúc hoàn tất, hoa sen nở càng tươi đẹp, nhìn kỹ trong bồn đồng còn thoáng thấy có sợi rễ mọc ra. Tranh “Liên hoa” của Miên Ức thời nhà Thanh. (Ảnh: Phạm vi công cộng).

Tư liệu tham khảo:

“Bắc sử – Hiếu nghĩa truyện”
“Tề thư”

Lý Tinh Thành biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epochtimes Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x