“Vạn kiếp bất phục” là lời cảnh báo cứu người

cuu nguoi minh chan tuong
Ảnh minh họa (Pixapay)

Câu “Vạn kiếp bất phục” thông thường khiến người ta liên tưởng đến hành vi hoặc vận mệnh không thể cứu vãn, thậm chí liên tưởng đến lời mắng chửi người khác “hết thuốc chữa”. Thực ra câu này có nguồn gốc từ văn hóa Phật giáo, nguyên ý của nó là giúp người ta lĩnh ngộ “nhân thân nan đắc”, và phải trân quý cơ duyên tu hành.

Trong Kinh Phật có viết “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục.” [1] Câu này chính là nói nguyên thần của sinh mệnh trong chuyển sinh luân hồi rất khó có cơ hội được làm người.

Sau đời này mất đi thân người, mất đi cơ hội làm người, khả năng “vạn kiếp bất phục hữu nhân thân” (vạn kiếp không có được thân người), cũng chính là nói đợi qua ‘vạn kiếp” đều chưa chắc thành người. “Vạn kiếp” là bao lâu? Một vạn “kiếp” lâu như thế nào. “Kiếp” là đơn vị thời gian trong Phật giáo. “Một kiếp” là trải qua bao nhiêu vạn năm, là thời gian cần thiết cho một quá trình tuần hoàn Thành-Trụ-Hoại-Diệt.

Sinh mệnh của con người có thể vì khởi một niệm ác mà sinh ra những hành vi ác độc, chiêu dẫn việc “tạo tội ác trong một sát na rồi bị đọa vào ngục vô gián (*trong địa ngục “Vô gián đạo” chịu thống khổ không ngừng), và một khi thân xác con người bị mất đi thì không bao giờ có lại được” [2]. Cho nên làm người thì phải trân trọng cơ duyên được làm người, hãy làm người tốt và không đánh mất “cơ hội sống” của mình.

Vạn kiếp bất phục
Thành-Trụ-Hoại-Diệt. “Vạn kiếp” chính là thời gian lâu gấp vạn lần của một kiếp. (Ảnh: Pixabay)

Sinh mệnh ngay khi mới nhập nhân thế thì chính là ở trong mê. “Tráng sắc bất đình do như bôn mã, nhân mệnh vô thường quá vu sơn thủy, kim nhật tuy tồn minh diệc nan bảo” (Sức khỏe vẻ đẹp chẳng ngừng lại, mãi như ngựa phi nước đại. Đời người vô thường hơn cả núi non.

Hôm nay tuy tồn tại nhưng khó biết ngày mai như thế nào) [3]. Lời này nhắc nhở, thức tỉnh con người đừng mê lạc trong nhân thế. Phong cảnh đẹp đẽ trong nháy mắt sẽ lập tức trôi qua, tuổi thọ của sinh mệnh không thể do tự mình trù định. “Hôm nay tuy tồn tại nhưng khó biết ngày mai như thế nào”.

Chúng ta thường ngày nghe câu này có thể không cảm động sâu sắc, nhưng hiện nay thế giới đang ở giữa đại dịch “viêm phổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (ĐCSTQ), khiến người ta đặc biệt kinh sợ và lo lắng.

Mọi người có thể nhìn thấy trên màn hình tivi, không ít người ở khu vực có dịch bệnh nghiêm trọng khi đang đi bộ thì ngã lăn xuống đất, tử vong ở trên đường; có người đang ngồi trên ghế trong phòng trực ban thì bất ngờ ngã xuống đất, đôi tay run rẩy, dường như muốn nói lời từ biệt thế giới, cứ run rẩy vài lần rồi ra đi.

Kinh Phật dạy: “Bố tâm nan sinh, thiện tâm nan phát” nghĩa là “tâm sợ hãi khó sinh, thiện tâm khó phát khởi” [4]. Đây là một hiện tượng trong thế giới ngày nay.

Đặc biệt, tà thuyết “vô Thần luận” của ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục đang hủy hoại thiện niệm của con người, đẩy xã hội vào “thập ác độc thế” (mười tội ác độc hại thế nhân). Những người làm chuyện xấu còn tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, không hề có một chút sợ hãi hay xấu hổ. Thuyết “vô Thần” là tà thuyết lừa dối, làm hại con người. Nếu mở các cuốn cổ thư Trung Hoa nghiên cứu về luân hồi chuyển sinh thì đâu đâu cũng đều có ví dụ về “thiện ác hữu báo”, nhiều vô số kể.

Trong Kinh Phật lấy câu “nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục” để cảnh tỉnh thế nhân. ĐCSTQ trăm phương ngàn kế thực hiện “cách mạng văn hóa” để hủy hoại các điển tịch và văn vật của nền văn minh Trung Hoa. Chúng muốn hủy hoại tín ngưỡng của người dân đối với Thần, muốn cắt đứt tuệ căn, ngộ tính và thiện niệm của con người. Mục đích của ĐCSTQ là muốn cắt đứt con đường sống của sinh mệnh.

Con người tuy là “anh linh của vạn vật”, nhưng con người sống trên đời luôn mãi “tạo nghiệp”. Tạo nghiệp nhiều rồi thì đương nhiên phải chịu nhiều đau khổ, nợ phải trả càng tăng thêm.

Phật gia giảng “nhân quả ba đời”, tạo nhân nào thì sẽ có quả ấy, có quả tất phải có nhân. “Kinh nhân quả ba đời” nói: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân” (Đừng nói không ai nhìn thấy nhân quả, xa thì ở đời con cháu mà gần thì ngay tại bản thân). Đạo gia nói: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu.

Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình” (Họa phúc không có cửa, chỉ có con người tự chiêu mời đến. Báo ứng của thiện ác, như hình với bóng), “thị dĩ thiên địa hữu ti quá chi Thần” (để thiên địa hữu tư là lỗi của Thần) [5].

Thần đang ghi chép mọi việc thiện ác của con người, đồng thời thi hành quả báo thiện ác. Đây cũng giống câu tục ngữ thường nói: “Ông Trời có mắt, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Người ta không biết rằng chịu khổ, chịu tai họa, gánh chịu thị phi là để trả nợ nghiệp, tẩy sạch nghiệp tích tụ, để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Họ cho rằng khổ nạn, tai họa là tai nạn ngoài ý muốn, là tai bay vạ gió, thậm chí còn sinh tâm oán hận những bất công của cuộc đời. Lúc này, tâm đố kỵ và tâm oán hận bắt đầu nảy sinh, tích chứa thêm càng nhiều nghiệp lực.

Tội nghiệp tích lũy từ đời này sang đời khác càng nhiều thì càng khó có được thân người. Nếu bị mê hoặc bởi thuyết “vô Thần luận” của tà ác, nội tâm mất đi quy chuẩn “thiện ác hữu báo”, gây nên tội ác nghiêm trọng, thì “trong một sát na tạo tội ác mà rơi vào địa ngục vô gián”. Sau khi rơi vào “Vô gián đạo” của địa ngục sẽ không ngừng chịu khổ, và vĩnh viễn không bao giờ có được phúc phận chuyển sinh thành người. Có người tạo vô số tội ác thậm chí phải hình thần toàn diệt.

Con người ngay khi xuất sinh đã ở trong mê, quên mất mục đích đến thế giới này, và quên mất ý nguyện hồi Thiên thuở ban đầu. Con người đến thế gian là để tu hành và quay trở về Thiên giới. Nhiều kiệt tác văn học truyền thống Trung Quốc đều truyền tải ý chỉ này, chẳng hạn như “Hồng lâu mộng”, “Phong thần bảng”, “Tam quốc diễn nghĩa” , “Tây du ký” v.v.

Tất cả đều khải thị để con người “ngộ đạo”. Trong “Tam quốc diễn nghĩa” có câu: “Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi, vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi” (Đừng cho việc ác nhỏ mà làm, đừng cho là việc thiện nhỏ mà không làm). Những việc ác nhỏ tích lũy nhiều rồi sẽ gây tai họa, việc thiện nhỏ như giọt nước tiếp tục không ngừng sẽ đầy ắp vật chứa.

Trong “Tây du ký” có nói: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Chính Pháp nan ngộ: Toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên” (Thân người khó được, Trung thổ là vùng đất khó được sinh ra, Chính Pháp khó gặp. Người có được cả ba điều này, thì còn gì may mắn hơn.” Câu nói này đã thức tỉnh người dân Trung Quốc ở vùng đất Thần Châu, và chỉ ra cơ hội thoát khỏi “vạn kiếp bất phục” (vạn kiếp khó lại được thân người).

Những sinh mệnh có thể được sinh ra ở Trung thổ đại lục Thần Châu, gặp được chí đức diệu đạo và có thể đắc được Chính Pháp, chính là những người may mắn nhất trên thế giới. “Tây du ký” còn nói: “Nhân thân nan đắc quả nhiên nan, bất ngộ chân truyền mạc luyện đan” (Có được thân người quả thật là khó, không gặp được chân truyền thì cũng chớ luyện đan dược.”

Câu này cảnh tỉnh con người phải nhận rõ “Chính Pháp”, không nên vì không minh bạch, phân biệt không rõ ràng mà nhầm sang tà đạo, dẫn tới làm tổn hại bản thân.

Vì sao câu “Vạn kiếp bất phục” lại cảnh báo con người hãy trân trọng cơ duyên “nhân thân nan đắc”? Bởi vì chỉ có làm người mới có thể tu hành, mới có thể đắc được “Đại Pháp”, mới có thể thoát khỏi vòng tuần hoàn sinh, lão, bệnh, tử ở thế gian này. Hiểu được ý nghĩa thực sự của nền văn hóa Thần truyền và sùng thiện tu hành, thì có thể tránh xa khỏi nguy cơ “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục” (Một khi mất đi thân người, vạn kiếp khó quay trở lại).

Chú thích:

[1] Câu này trích từ “Phạm võng kinh Bồ Tát giới tự”.
Nguồn của [2], [3] và [4] giống như [1].
[5] Câu này trích từ “Thái Thượng cảm ứng thiên”.

Sương Sương biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x