Bài thơ Đào Yêu trong Kinh Thi là một trong những bài thơ ca ngợi cô gái xuất giá. Bài thơ gồm 3 phần, 48 chữ đã bao gồm rất nhiều thứ như Tứ đức của phụ nữ (phụ ngôn, phụ đức, phụ dung, phụ công…)
Kinh Thi là một bộ tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, tên ban đầu là Thi, hoặc Thi Tam Bách (300 bài thơ), sau này trở thành một trong những kinh điển của Nho gia, được gọi là Kinh Thi. Nó thu thập hơn 300 bài thơ từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, phản ánh cuộc sống của mọi người từ 3.000 năm đến 2.500 năm trước đây. Nó bao gồm thiên văn địa lý, chính trị kinh tế, tế tự điển lễ, cầu nguyện chúc nguyện, kết bạn chọn bạn đời, hôn nhân cưới xin, thuận thời dưỡng sinh v.v.
Bài thơ Đào Yêu trong Kinh Thi là một trong những bài thơ ca ngợi cô gái xuất giá. Bài thơ gồm 3 phần, 48 chữ đã bao gồm rất nhiều thứ như Tứ đức của phụ nữ (phụ ngôn, phụ đức, phụ dung, phụ công…)
Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa. Chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia (1)
Đào chi yêu yêu, hữu phần kỳ thực. Chi tử vu quy, nghi kỳ gia thất.
Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn. Chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân.
Tạm dịch:
Đào tơ xinh tươi, rực rỡ đầy hoa. Nàng đi lấy chồng, cửa nhà hòa hợp.
Đào tơ xinh tươi, trái đào xum xuê. Nàng đi lấy chồng, gia đình hòa hợp.
Đào tơ xinh tươi, lá đào xanh um. Nàng đi lấy chồng, người nhà hòa hợp.
“Đào tơ xinh tươi, rực rỡ đầy hoa. Nàng đi lấy chồng, cửa nhà hòa hợp”. Thi nhân dùng hoa đào để ví cô gái dung mạo xinh tươi, cưới cô gái như thế này về, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào!
Ngươi xưa lựa chọn mùa xuân để cưới hỏi, là căn cứ vào ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, trong đó hành Mộc đối ứng với mùa xuân, can khí (khí gan) trong thân thể con người bắt đầu thăng lên, ứng với Nhân trong Ngũ đức. Mùa xuân vạn vật bắt đầu manh nha sinh trưởng, nông dân mùa xuân cày bừa gieo giống, nhân loại sinh sôi đời sau, hợp với trời đất vạn vật.
“Đào tơ xinh tươi, trái đào xum xuê. Nàng đi lấy chồng, gia đình hòa hợp”. Cây đào xanh tốt, quả xum xuê. Cưới cô gái có đạo đức cao thượng về nhà, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào! Nhà thơ dùng trái đào để ca ngợi phụ đức của cô gái.
Mùa hạ chia thành hạ và trường hạ, ngũ hành thuộc Hỏa và Thổ, dương khí của trời đất cường thịnh, thực vật nở hoa kết trái, vạn vật sinh trưởng tốt tươi, khí thế thịnh vượng. Mùa hạ, tâm khí trong cơ thể con người hưng thịnh, vô tư, ứng với Lễ trong Ngũ đức. Trường hạ, vị khí trong cơ thể con người cường thịnh, ứng với Tín trong Ngũ đức.
“Hậu Hán thư – Liệt nữ truyện – Tào thế thúc thê” có viết rằng: “Thanh nhàn trinh tĩnh, thủ tiết chỉnh tề, hành kỷ hữu sỉ, động tĩnh hữu pháp, thị vị phụ đức”, nghĩa là: “Trang nhã thanh khiết, trung trinh yên tĩnh, tiết tháo gọn gàng, hành vi có quy củ, biết liêm sỉ, hành động hay lặng yên đều có phép tắc, đó gọi là phụ đức”.
Cô gái này hành xử theo lễ, coi trọng tín nghĩa, có lòng nhân ái, hiếu kính với người già, giúp chồng giáo dục con, con cháu tương lai giống như những trái đào xum xuê.
“Đào tơ xinh tươi, lá đào xanh um. Nàng đi lấy chồng, người nhà hòa hợp”. Cây đào xanh tươi tốt đẹp nhường nào, cành lá um tùm. Cô gái như thế này xuất giá, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào!
Thi nhân dùng “lá đào xanh um” để hình dung đức của cô gái lớn đến mức có thể chở che cho người nhà của cô cho đến cả quốc gia.
Triều Chu 800 năm, vợ của Thái Vương là Thái Khương, vợ của Quý Lịch là Thái Nhâm, vợ của Văn Vương là Thái Tự, 3 thế hệ bà cháu dâu này đều dùng đức giáo hóa thiên hạ, đều được phụ nữ trong thiên hạ noi theo.
Thái Khương là phu nhân của Thái Vương – Thái Tổ triều Chu, là mẫu thân của Quý Lịch, là con gái của Đài thị đất Hữu. Thái Khương đoan trang xinh đẹp, tính tình trung trinh, yên tĩnh, nhu mì hòa thuận, dùng đức giáo hóa rộng khắp. Thái Vương mưu sự, di chuyển, ắt đều bàn bạc với bà. Thái Khương sinh ra 3 con trai là Thái Bá, Trọng Ung và Vương Quý. Thái Vương dự định truyền ngôi cho con trai của Vương Quý là Cơ Xương, tức Chu Văn Vương. Hai anh em Thái Bá và Trọng Ung cùng nhau bỏ trốn vào vùng đất người man di là Kinh Man, cắt tóc xăm mình, cả đời không trở về, để nhường ngôi vị cho Quý Lịch, Quý Lịch truyền ngôi cho Cơ Xương, tức Chu Văn Vương.
Thái Nhâm là con dâu của Thái Khương, là vợ của Quý Lịch, là con gái thứ 2 của Nhâm thị đất Chí, là mẫu thân của Chu Văn Vương. Thái Nhâm tính tình đoan trang nghiêm cẩn, trang trọng thành kính, hành sự tuân theo đạo đức. Khi mang thai, Thái Nhâm thực hiện thai giáo, mắt không nhìn thứ xấu, tai không nghe âm thanh thái quá, miệng không nói lời cao ngạo. Sau khi chào đời, Văn Vương thông tuệ thánh minh, dạy một biết trăm, và sau này đã kiến lập nên triều Chu.
“Hoàng Đế nội kinh” giảng rằng, can, tâm, tỳ, phế, thận trong thân thể con người đối ứng với Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy trong Ngũ hành. Ngũ hành đối ứng với Ngũ đức theo thứ tự là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Phụ nữ trong thời gian mang thai thường cảm nhận Ngũ đức, thế thì em bé tương lai sẽ trở thành người đại thiện đại trí.
Trong tình huống bình thường, phụ nữ có thai, không được nằm nghiêng, không được ngồi mép chiếu (ghế), không được đứng chắn lối đi, không ăn những thức ăn lạ. Thức ăn cắt thái không ngay ngắn không ăn, chiếu trải không ngay ngắn không ngồi, mắt không nhìn những vật tà, tai không nghe âm thái quá. Buổi tối, để các nhạc quan ngâm đọc thơ, kể chuyện ngay chính. Có đủ những phụ đức này, thì đứa trẻ phẩm mạo đoan trang, tài đức hơn người mới giáng sinh ở vị phụ nữ này.
Thái Tự là vợ của Văn Vương. Bài thơ Quan Thư trong Kinh Thi có câu rằng: “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu…”
Bản dịch của Tản Đà:
Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.
Bài thơ này kể chuyện xưa Văn Vương bên bờ sông Vị vô tình gặp Thái Tự, sinh lòng ái mộ, làm thuyền bắc cầu, đích thân nghênh đón Thái Tự. Thái Tự là họ Tân đất Hữu, hậu duệ của vua Đại Vũ. Thái Tự đôn hậu ôn nhu, ngưỡng mộ phụ đức của bà nội Thái Khương và mẹ chồng Thái Nhâm, dùng đức để giáo hóa thiên hạ, được mọi người tôn xưng là Văn Mẫu. Văn Vương quản lý bên ngoài (triều chính), Văn Mẫu quản lý bên trong (hậu cung, gia đình). 10 người con trai do Thái Tự sinh ra, dưới sự dạy bảo của Thái Tự, từ con út đến con trưởng, từ nhỏ đến lớn, chưa từng thấy có chuyện sai trái tà vạy.
Tương truyền, từ “Thái thái” (bà, quý bà, sau chỉ vợ) có nguồn gốc từ “Tam Thái” của triều Chu là Thái Khương, Thái Nhâm và Thái Tự. Người đời sau tôn xưng vợ mình là Thái thái, ý nghĩa ban đầu là hy vọng thê tử của mình có hiền đức của Tam Thái.
Lý Nhu Di – Minh Huệ
Chú giải:
(1). Thất gia, “Tập truyện” có ghi chép rằng: “Thất là nơi cư trú của vợ chồng, Gia là trong một cổng (một nhà)”.
Chính nghĩa: “Tả truyện – Hoàng 18 niên” có viết: “Nữ có Nhà, nam có Thất”. Thất gia là nói về vợ chồng vậy. Ở đây là chỉ nhà người mà cô gái được gả đến, có ý nghĩa gần nhưng có chút khác với những từ bên dưới là Gia Thất, Gia Nhân.
Tư liệu tham khảo:
- “Thi kinh – Chu nam – Đào yêu”
- “Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn – Tứ khí điều thần đại luận thiên đệ nhị”.
- “Liệt nữ truyện – Chu thất tam mẫu”.
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Người phụ nữ nào được Hoàng đế mời vào cung dạy Hoàng hậu, được Thái hậu mặc tang phục truy điệu?
- NỮ GIỚI
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!