Truyền kỳ về tướng Washington: Sứ mệnh lịch sử (P3)

Sứ mệnh lịch sử, Tướng Washington, lên đường tòng chinh

Tướng quân Washington có một sứ mệnh lịch sử đó là lên đường tòng chinh bắt đầu cuộc chiến giành độc lập kéo dài 8 năm. Ông trở thành Tổng tư lệnh Lục quân, Chủ tịch Quốc hội Lục địa là John Hancock đã trao cho ông thanh kiếm như một biểu tượng về quyền lực.

Phần 2: Truyền kỳ về tướng Washington: Thời niên thiếu trên lưng ngựa

Phần 4: Truyền kỳ về tướng Washington: Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ ra đời như thế nào?

Sứ mệnh lịch sử, Tướng Washington, lên đường tòng chinh
Tướng quân Washington có một sứ mệnh lịch sử đó là lên đường tòng chinh bắt đầu cuộc chiến giành độc lập kéo dài 8 năm. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sứ mệnh lịch sử của tướng Washington

Vào ngày 5/9/1774, có 56 đại diện từ 12 tiểu bang trong thuộc địa Bắc Mỹ đã tập hợp tại Philadelphia để thành lập Quốc hội Lục địa, là tiền thân của Quốc hội Hoa Kỳ ngày nay. Tựa như một vũ đài được dựng lên, tấm màn khai mạc mở ra, các nhân vật chính và phụ theo thứ tự lần lượt bước lên sàn diễn.

Lúc bấy giờ quan hệ giữa nhân dân thuộc địa và chủ quốc rất căng thẳng. Cuộc chiến tranh giữa Pháp và thổ dân da đỏ chống lại vương quốc Anh đã làm cạn kiệt tài chính của chính phủ Anh, phần nợ này sau đó lại được chuyển sang cho các thuộc địa Bắc Mỹ vốn giàu có và thường xuyên chịu tăng thuế.

Dưới con mắt của người dân thuộc địa, điều này vô cùng bất công: Chiến tranh là do các vị gây ra, còn chúng tôi điều nhân lực, vậy mà giờ đây chúng tôi lại phải trả nợ cho cuộc chiến đó? Dựa vào thứ gì đây?

Sau đó là nhiều vụ nổ súng thường xuyên xảy ra và sự cố phá hủy một lô hàng trà của các tàu buôn Anh ở Boston. Lý do họ đưa ra là: không có đại diện, không bị đánh thuế. Bởi vì người dân thuộc địa không có vị trí đại biểu trong Quốc hội Anh và cơ cấu chính quyền, không có bất kỳ chiếc ghế nào để duy hộ quyền lợi, vậy mà họ lại phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến do chủ quốc Anh phát động.

Thế còn hoàng gia Anh? Vua George III với thái độ cứng rắn đã không chịu hiểu rằng đó là nhóm người sống tự do trong một hoặc hai trăm năm trên vùng đất màu mỡ dưới ánh nắng mặt trời. Chủ quốc Anh nhất quyết áp dụng một cách mù quáng chính sách đàn áp, ban hành đạo luật đối với bờ bên kia xa xôi, tăng cường thu thuế cao đối với dân thuộc địa, và gửi thêm quân lính nếu họ không chịu phục tùng.

Vào tháng 4/1775, tiếng súng nổ ra tại Lexington như đổ dầu vào lửa, nhất là khi ấy hai miền đất cách nhau một đại dương đang đối đầu gay gắt. Tiếng súng vang lên, ngọn lửa bùng lên dữ dội, trận đánh đã gây ra thương vong khiến hai bên không còn đường quay đầu.

Các tổ chức dân binh tự phát đã chiến đấu du kích bằng đạn thật, quân Anh đi đến đâu là chuông nhà thờ đồng loạt vang lên đến đó. Súng bắn trong rừng và thung lũng, đâu đâu cũng có quân mai phục, tấn công tứ phía khiến quân Anh không thể chống đỡ, suốt đường đi thương vong quá nặng.

Năm 1988, Hollywood từng quay một bộ phim xúc động mang tên “April Morning” (Sáng tháng Tư), diễn tả lại cuộc chiến xảy ra ở Lexington. Quân Anh lặng lẽ đổ bộ trong đêm, những người nông dân chạy dưới đêm trăng mà thông báo tin tức rằng: “Quân đội Anh đã đến rồi, đã đến rồi!”. Họ hô to lên rồi chạy khắp các thôn trang và nông trại yên bình dưới ánh trăng, đánh thức tất cả mọi người đang say ngủ.

Những người nông dân biết rằng ngày ấy sớm muộn gì cũng đến, họ cầm súng săn, mở cửa bước ra và sát cánh bên nhau trong im lặng. Vào buổi sáng sớm, binh lính Anh trong quân phục màu đỏ với lưỡi lê trên vai tiến vào Lexington, họ nhìn thấy nhóm nông dân trong sương sớm cầm súng săn ở bên kia đường.

Trong cuộc đối đầu giữa hai bên, thôn dân biết rằng bản thân không phải là đối thủ nên đã rụt rè rút lui khỏi hàng ngũ. Tuy nhiên, khi phát súng đầu tiên khiến một nông dân gục ngã, nhóm người từng bỏ chạy liền quay trở lại, hai tay vụng về nạp thuốc súng rồi dũng cảm bắn vào binh lính Anh. Trong bộ phim, đứa trẻ từng bắn kẻ vừa khiến cha nó chết đã hỏi người đang dẫn dắt nó rằng: 

– Nhưng mà, chúng ta đều là người Anh!

– Đúng vậy, chúng ta đã từng là như vậy, nhưng chỉ đến hôm nay mà thôi.

Vào mùa xuân năm 1775 trong tình hình khẩn cấp, các đại diện nhận ra rằng Nghị viện cần phải được triệu tập lại lần nữa. Lần này, đại diện từ 13 bang thuộc địa của Anh đều đến Philadelphia nơi Đại hội Lục địa lần thứ II chính thức khai mạc

Đây là cuộc họp quyết định lục địa mới sẽ đi về đâu, có nên rời bỏ chủ quốc Anh hay không? Chúng ta đều là con cháu người Anglo-Saxon, cùng ngôn ngữ cùng chủng tộc, sao hôm nay lại thành thù địch? Nếu có chiến tranh, lấy đâu ra tiền bạc, lương thực và binh lính? Ai sẽ cung cấp?

Nếu cuộc chiến bất thành và chúng ta không thể thoát khỏi chế độ đế quốc, thì những ai ngồi đây đều mắc tội phản quốc, lẽ nào tất cả đều sẽ bị treo cổ? Vậy thì những ai vốn không muốn thoát ly khỏi quê hương chủ quốc, sẽ không muốn chịu chung số phận theo các người chịu chết! 

Và vẫn còn đó một vấn đề cấp thiết: Mọi người đều nhặt vũ khí lên và bắt đầu chiến đấu, vậy thì nô lệ da đen với cây súng trong tay sẽ giúp chủ đánh đuổi quân Anh hay nhắm vào chính chủ nhân của họ? Các đại biểu đã có rất nhiều ý kiến ​​và cố gắng thuyết phục nhau, nhưng tình hình vẫn đi vào bế tắc.

Súng nổ ở Boston khiến vô số người thiệt mạng và thương vong, trong khi ấy ở Philadelphia, Quốc hội Lục địa kéo dài nhiều ngày nhưng vẫn không đưa ra được nghị quyết nào. Hàng chục nghìn dân quân tự phát tập hợp bên ngoài Boston và cử đại diện đến, kêu gọi Quốc hội Philadelphia đưa họ vào làm quân đội chính thức và tống cổ quân Anh trở về bên kia đại dương.

Có lẽ, đây cũng là điều khiến vị luật sư trẻ John Adams (phó tổng thống Mỹ đầu tiên và là tổng thống thứ hai), một trong những đại diện của Boston, có lý do để phát biểu hùng hồn tại Quốc hội Lục địa.

Có một điều đáng nhắc đến là, John Adams có một người anh họ là Samuel Adams, cả hai anh em nhà Adams đều tốt nghiệp Đại học Harvard và đều là những người con trung thành với tự do. Samuel là một “chuyên gia nghịch ngợm”, không e ngại gây rắc rối, náo loạn.

Một người bạn tốt của Samuel và John Adams tên là John Hancock là người khởi xướng sự kiện tiệc trà ở Boston. Hancock là một doanh nhân giàu có và là chủ tịch của Quốc hội Lục địa thứ hai. Hãy nhìn xem, những “bậc thầy nổi loạn” đều đang tập hợp với nhau, ứng với thời điểm lịch sử tân lục địa ra đời, họ cùng nhau khuấy động phong vân để tạo nên nước Mỹ.

Ba người đàn ông Boston này đã trở thành tâm điểm của cơ quan lập pháp số 2. Quê hương của họ bắt đầu chiến đấu, sự việc đã biến lớn rồi, đại binh cũng gần tiếp cận rồi, trong khi đó bang Massachusetts không thể gánh được hết nên phải huy động cả 13 bang cùng tham chiến. Vậy thì chúng ta hãy cùng đứng lên thôi. Xây dựng quốc gia độc lập, thật hạnh phúc biết bao!

Với nhiệt tình đam mê, có tầm nhìn dài hạn và có khả năng truyền cảm hứng, Adams đã đấu tranh với những nhân vật khác trong quốc hội và phản đối mọi ý kiến. Ông bày tỏ rằng dù thế nào đi nữa cũng phải xây dựng đất nước trên lục địa này cho bản thân và con cháu đời sau, kiến lập nên quốc gia của chính mình. Cũng trong hoàn cảnh đó, John Adams đã đề cử một đại diện của bang Virginia, ngài George Washington, đảm nhận chức Tổng tư lệnh Quân đội Lục địa.

George Washington là một quý ông nhà quê nổi tiếng với phẩm cách cao quý, một anh hùng chiến trận và một người chủ nông trường đáng kính. Vào những năm 1750, George Washington, khi ấy mới ngoài hai mươi tuổi, đã gia nhập quân đội của chủ quốc Anh ở thuộc địa.

Sau chiến tranh giữa quân đội thuộc địa Anh và liên minh của Pháp cùng dân bản địa da đỏ Bắc Mỹ,, vua Anh tăng thuế nhắm vào các thuộc địa, chàng trai trẻ Washington, với tư cách là sĩ quan của quân đội Anh, do không hiểu tiếng Pháp nhưng lại ký tên vào lá thư đầu hàng bằng tiếng Pháp, đã trở thành mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến đó. Mối thù hằn giữa Anh và Pháp ban đầu chỉ là giằng co hỗn loạn.

Nhưng hôm nay tại thế giới tân lục địa họ đã tìm được lý do để bắt đầu cuộc chiến, và những người da đỏ bi thảm đứng nhầm đội vì không hiểu được Thiên ý (nước Pháp hỗ trợ cho các bộ lạc da đỏ ở Bắc Mỹ giao chiến với quân Anh), cũng khuấy động nó lên.

Là một sĩ quan của quân đội Anh, Washington từng một mình vào doanh trại quân Pháp và đệ trình tối hậu thư mà thống đốc Anh đưa ra cho đối phương. Ông đã bị bốn viên đạn găm vào áo khoác, hai con ngựa chết trong quá trình chuyển thư, các đồng nghiệp đồng hành trong cuộc rút lui cũng đều thiệt mạng, hơn nữa ông còn trải qua nhiều tình huống nguy hiểm khác.

Vậy mà Washington không hề bị thương, hơn nữa bản thân ông còn được trải nghiệm nhiều phép màu kỳ diệu. Người sĩ quan trẻ dũng cảm với chí khí rộng lớn, xử sự chính nghĩa, chí công vô tư, và dường như “miễn nhiễm với bom đạn” đã viết nên một câu chuyện truyền kỳ trong chiến tranh.

Đó cũng là đoạn lịch sử mà ông đích thân chứng kiến ​​sự khác biệt giữa quân Anh và binh lính thuộc địa trong cùng một đội ngũ: Những binh lính sinh ra ở thuộc địa luôn bị hạn chế và bị chèn ép, chủ quốc Anh đối xử phân biệt với hai bên và đãi ngộ cũng hoàn toàn khác nhau. Sự thực bất công ấy đã đặt nền tảng tư tưởng cho Washington để ông đứng lên lãnh đạo cuộc chiến và kiên định với lý tưởng thành lập một quốc gia độc lập.

Đề nghị của Adams đã được Nghị viện chấp thuận. Vào tháng 6/1775, Washington trở thành Tổng tư lệnh Quân đội Lục địa. Chủ tịch Quốc hội Lục địa là John Hancock đã trao cho ông một thanh kiếm tượng trưng cho quyền lực. Sau khi nắm quyền chỉ huy, tướng Washington đã rời Philadelphia và đến Boston nhậm chức, ông lãnh đạo đội quân bao gồm những người nông dân, thợ rèn và dân quân bắt đầu cuộc chiến giành độc lập kéo dài 8 năm.

Có một chi tiết rất tình cờ tựa như sự sắp đặt của Đấng Tạo Hoá: Vào thời điểm đó, vua George III đã gửi lời cảnh báo đến các thuộc địa của Mỹ và cử quân đội hạng nặng đến đàn áp, trong khi vị tướng lĩnh của dân quân thuộc địa cũng tên là George. Trong các quán rượu đường phố thời đó, người ta nói đùa rằng trận chiến này là ‘cuộc chiến giữa George và George’.

Tống Vi Vi
Lý Lạc biên tập
Cửu Ngọc biên dịch
từ EPOCH TIMES Tiếng việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x