Thiện ác hữu báo: Tích đức để phúc cho con cháu, hành ác con cháu phải hoàn trả

Thiện ác hữu báo: Tích đức để phúc cho con cháu, hành ác con cháu phải hoàn trả
Tổ tiên tích đức phù hộ con cháu, bản thân làm việc ác thì tới con cháu phải hoàn trả, thiện ác rất rõ ràng! (Ảnh: [Thanh] Một phần của “Tuế Triêu Đồ” của Kim Đình Tiêu, được sưu tập bởi Bảo tàng Cố Cung)

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới câu nói thế này: Nhà nào tích thiện thì ắt có phúc lành; nhà nào không tích thiện thì ắt có tai tương.

Điều này có nghĩa là bản thân cá nhân và gia đình nào tu thiện, tích đức thì gặp nhiều phúc lành, còn ai làm điều ác, thiếu đức thì gặp nhiều tai họa. Điều mà người xưa coi trọng nhất không phải là để lại bao nhiêu của cải cho con cháu mà là tích đức cho con cháu.

Cha làm việc ác, mang tai ương cho con

Tại ngõ Cang Bạng, thôn Đào Hoa, thành phố Tô Châu, có một người đàn ông tên là A Khánh, cậy bản thân thế mạnh mà hống hách. Mọi người trong làng đều tránh xa ông ta. Trong làng ông ta có mâu thuẫn với một người tên Giáp, ông ta bèn tập hợp đồng bọn của mình lại để đi đánh Giáp một trận. Khi Giáp hay tin này, đã rất sợ hãi, và vội vàng chạy tới nói với bố vợ của A Khánh. Bố vợ của A Khánh nói: “A Khánh này không nói lý được đâu, anh chỉ có thể thận trọng tránh mặt nó thôi”. Giáp không còn cách nào khác, đành phải đi ẩn náu.

Sau vài tháng, một lần Giáp tình cờ đi ra ngoài và đúng lúc đó lại gặp A Khánh. Kết quả Giáp đã không thoát khỏi một trận đánh đập tàn tệ. Giáp quá tức giận và xấu hổ, khi về đến nhà trong cơn phẫn uất đã nuốt nha phiến mà chết. Cả làng không ai dám nói một lời bảo vệ cho Giáp. Sau đó, A Khánh cũng chết. A Khánh có một người con trai tên là Nhị Hòa Thượng, tuổi cũng lớn, gia cảnh thuộc bậc trung trung.

thien ac huu bao tich duc de phuc cho con chau hanh ac con chau phai hoan tra minh chan tuong 1 1
Một lần Giáp tình cờ đi ra ngoài và đúng lúc đó lại gặp A Khánh. Kết quả Giáp không thoát khỏi trận đánh đập tàn tệ (Tranh của Trương Xung đời Minh)

Một hôm vào buổi tối, Nhị Hoà Thượng đang trên đường từ chợ đi về, trên đường gặp Giáp, người này hét lên: “Cha ngươi đã giết ta, hôm nay ta sẽ giết ngươi!”.

Nhị Hoà Thượng kinh hãi, bỏ chạy trên đường về nhà, và sau đó bị bệnh nặng. Anh ta kể với gia đình rằng anh ta đã nhìn thấy Giáp. Vậy là, gia đình anh ta đã làm một lễ hiến, dâng tế phẩm lên cho Giáp. Sau một thời gian dài, Nhị Hoà Thượng mới khỏi bệnh.

Nhưng sang năm sau, Nhị Hoà Thượng lại gặp Giáp trên đường, và sau khi trở về nhà lại bị bệnh nặng. Gia đình Nhị Hoà Thượng lại đốt rất nhiều tiền giấy. Rất lâu sau, bệnh tình của Nhị Hoà Thượng cuối cùng cũng khỏi. Nhưng vì mắc bệnh lâu ngày, anh ta không thể làm gì được, gia cảnh cũng sa sút.

Một hôm, Nhị Hoà Thượng gặp lại Giáp trên đường, lúc này anh ta cũng đã quen vì đã gặp nhiều lần rồi, không còn sợ nữa. Nhị Hoà Thượng nói với Giáp: “Tôi không còn là tôi trước đây nữa, gia cảnh rất khốn khổ, sống cũng không có ý nghĩa gì. Nhưng, làm sao có thể chết đây?”.

Được dịp Giáp bèn lên tiếng: “Tại sao ngươi không ăn nha phiến đi?”

Nhị Hoà Thượng bèn nói: “Đúng vậy”.

Vào buổi đêm, Nhị Hoà Thượng nói với gia đình: “Giáp đã dạy ta cách thoát khỏi nghèo đói. Ta đã làm theo lời khuyên đó và đã ăn nha phiến”.

Trong lúc người nhà đang thất kinh, thì Nhị Hoà Thượng đột nhiên vừa nhảy, vừa hét, một lúc sau lìa đời.

Ông nội tích phúc con cháu tránh hoạ

Ông Sinh là người ở huyện Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Ông là cháu nội của cố Thượng thư Ông Thế Tư. Một ngày nọ, Ông Sinh bị hôn mê, và chỉ cảm thấy bản thân đang bước vào một dinh thự lớn. Anh nhìn thấy ông nội Ông Thế Tư ở đó. Ông Thế Tư nhìn thấy cháu trai của mình, bèn hỏi: “Tại sao cháu lại đến đây?”.

Nói xong, ông chỉ vào những tội nhân bị xiềng xích ở xung quanh. Ông Sinh đều biết tất cả những người này.

Ông Thế Tư nói với cháu trai của mình: “Đây là những người đã làm điều ác trên đời, và bây giờ họ đang phải chịu báo ứng. Sau khi quay trở về, nhất định cháu phải nói với con cháu của mình không được làm bất kỳ điều ác nào!”.

Nói xong, ông bèn giục Ông Sinh quay về nhân gian và nói: “Nên dọn ra khỏi nhà cũ của ta ngay lập tức, đừng chần chừ”.

Sau khi Ông Sinh đi được vài bước, Ông Thế Tư lại lo lắng và nhắc nhở anh phải mau chóng chuyển nhà. Sau khi Ông Sinh tỉnh dậy, anh đã kể lại toàn bộ những gì mình đã trải qua cho gia đình. Vì vậy, mọi người nhanh chóng di chuyển. Ba ngày sau đó, một vụ hỏa hoạn lớn bùng phát ở Phủ Điền, và ngôi nhà cũ của Ông Sinh bị thiêu rụi thành tro.

thien ac huu bao tich duc de phuc cho con chau hanh ac con chau phai hoan tra minh chan tuong 2
Ba ngày sau khi chuyển đi, một trận hỏa hoạn bùng phát khắp thành phố Phủ Điền, ngôi nhà cũ của Ông Sinh cũng bị thiêu rụi thành tro. (Tranh minh hoạ: một phần bức hoạ thú dã sơn tuyết Nhật bản, thế kỷ 17)

Ông Thế Tư (1415-1483), tự Tư Phủ, hiệu Băng Nhai, làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư, sau được phong làm Thái tử Thiếu Bảo. Ông là người thanh liêm chính trực, luôn nghĩ đến dân chúng. Vào năm Thiên Thuận thứ tư (1460), Hoàng đế Minh Anh Tông đã ra lệnh cho quan tại một số tỉnh thành tăng cường dệt 7.000 xếp vải màu.

Ông Thế Tư cho rằng miền đông nam vừa trải qua lũ lụt, người dân đang rất khó khăn. Bản thân ông đã chủ động đứng ra nhận trách nhiệm cùng các quan chức khác ký tên khuyên nhủ, đề nghị giảm một nửa số lượng dệt. Vì vậy, ông bị giáng chức.

Vào những năm đầu của Hoàng đế Minh Hiến Tông, ông được thăng làm Tả bộ chính sứ Giang Tây. Đại quân chinh phục Quảng Đông và Quảng Tây, cần chuyển lương thực từ Giang Tây cho 100.000 binh lính, ông đã đề xuất trực tiếp chuyển lúa từ Lĩnh Nam, chứ không xâm phạm tới lương thực của dân chúng.

Khi làm Phó đô ngự sử, đi tuần Sơn Đông, gặp phải năm đói kém mất mùa, ông đã hạ lệnh mở kho, phân phát hơn 500.000 thạch lương thực (đơn vị trọng lượng thời xưa) để cứu đói cho dân chúng, giúp an ủi 1,62 triệu người dân bị lưu vong. Trong khi đó bản thân ông thì vẫn nghèo khó.

Tục ngữ có câu: Cha nợ con trả. Nếu tổ tiên không tích đức mà làm rất nhiều việc xấu, thì con cháu suy bại, thậm chí còn bị ác báo. Những ví dụ như thế có rất nhiều. Trường hợp nhân vật A Khánh kể trên, làm việc ác mà khiến con cháu bị tai họa, là một ví dụ điển hình. Còn Ông Sinh nhờ tổ tiên tích đức mà được phúc báo che chở. Nhưng ngày nay hỏi có bao người có thể lấy những điều đó làm gương để tự ước thúc bản thân?

Theo Huệ Minh – SOH
Minh An biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

1 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x