Tâm lưu giữ công đạo, không làm oan cho người khác, người làm quan tự sẽ có phúc báo

Tâm Giữ Công Đạo Minh Chân Tướng
Đối xử với bách tính với lòng đầy nhân ái, không làm oan người vô tội, không giết người vô cớ, trừng trị cái ác và đề cao cái thiện là những điều kiện tiên quyết để trở thành một vị quan tốt. (Ảnh: Fotolia)

Khổng Tử đã từng nói: “Chính giả, chính dã” (nghĩa là chữ “chính” trong chính trị cũng là chữ “chính” trong ngay chính, ngay thẳng vậy ). Ở Trung Quốc cổ đại, vương có vương đạo, ai làm quan cũng có cái đạo làm quan. Triều đại thống nhất Trung Quốc đầu tiên là nhà Tần đã để lại một kiệt tác nổi tiếng “Vi sử chi đạo” (tức là Đạo làm quan) dạy người ta cách làm quan. Mở đầu đề cập: “cái đạo làm quan phải trong sáng, ngay thẳng”, công chính thanh liêm là trên hết. Điều kiện trở thành viên chức. Và “trừ hại hưng lợi, từ ái vạn tính, vô tội vô tội, vô tội khả xá”, nghĩa là phải đối xử bằng tình nhân ái với dân, không làm oan người vô tội, không giết người một cách vô ích, trừng trị cái ác và hồng dương cái thiện, hơn nữa đó là điều kiện tiên quyết để trở thành một quan chức tốt.

Không làm cho tù nhân bị hàm oan, Hướng Trọng Kham được kéo dài thêm 6 năm tuổi thọ

Hướng Trọng Kham, tự Nguyên Trọng, là người gốc Lạc Bình, Giang Tây. Năm Thiệu Hưng thứ 11 thời Nam Tống (tức năm 1141), ông được bổ nhiệm làm chức quan Thông Phán ở Hồng Châu (nay là Nam Xương, Giang Tây).

Khi đó, Kiền Châu (nay là Cống Châu) biết quan trấn thủ là Lương Dương Tổ, quản lý các sự vụ tại địa phương rất nghiêm ngặt, ra lệnh trừng trị nghiêm khắc đối với kẻ phạm tội. Một ngày nọ, anh ta yêu cầu Hướng Trọng Kham đi thẩm tra một kẻ giết người. Vị quan hiệp trợ cho ông ấy đã cầm các văn kiện vào nhà tù, và hỏi tên tội phạm bị nhốt ở đâu. Quản ngục trả lời: “Anh ta đã nhận tội trước pháp luật rồi . Để tránh cho phạm nhân tùy ý nhận tội, kẻ giết người như vậy trong tình huống thông thường là không được thẩm tra lại nữa. Bây giờ anh đã ở đây, chỉ cần chép lại tội ác của anh ta tại đây là được rồi.” Nghe xong, Hướng Trọng Kham nói một cách thẳng thắn rằng: “Đây là vấn đề lớn “nhân mệnh quan thiên” (mạng người liên quan đến ông trời). Không thẩm tra thì làm sao tra xét rõ được tình tiết vụ án?”

Sau lời thuyết phục của Hướng Trọng Kham, Lương Dương Tổ đã ra lệnh đưa tù nhân ra để thẩm vấn kỹ lưỡng. Hóa ra người đàn ông này quả thực vô tội, vì vậy anh ta đã được thả ngay lập tức.

Sau đó, Hướng Trọng Kham được chuyển đến Trì Châu, An Huy nhận chức. Trên đường đi, khi đang ở quán trọ, anh đột ngột đổ bệnh nặng, tưởng chừng như sắp chết. Ông bàng hoàng mơ thấy mình đến một hội trường lớn và nghe một người giống như vua nói: “Hướng Trọng Kham đã làm rất tốt việc xử lý vụ án, để vụ án oan được minh oan. Ông ấy có âm đức, và anh ta có thể kéo dài sự sống của mình thêm sáu năm nữa.”

Chẳng bao lâu sau, anh ta tỉnh dậy và cơ thể từ từ hồi phục lại sức khỏe. Ngay sau đó, Hướng Trọng Kham được chuyển đến Xứ Châu, Chiết Giang, và cuối cùng ông chết vẫn còn trong lúc đương chức, đúng sáu năm sau giấc mơ của ông.

Thanh minh thượng hà đồ Minh Chân Tướng
Trên đường đi, khi đang ở quán trọ, anh đột ngột đổ bệnh nặng, tưởng chừng như sắp chết. Lược đồ, hình vẽ một phần Bức tranh Thanh minh thượng hà đồ thời nhà Thanh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Từ chối làm giả vụ án, Trương Thành Hiến được thăng quan và lại sinh được quý tử

Vào thời nhà Tống, có một viên quan ở Trần Châu, Hà Nam, trông coi lương thảo, tên là Trương Thành Hiến, tự là Duy Vĩnh. Bởi vì huyện úy của huyện Uyển Khâu xin nghỉ phép vì việc gì đó, nên anh ấy tạm thời quản lý công việc của hạt. Chẳng mấy chốc, anh đã bắt được hai băng cướp, tổng cộng mười lăm người. Vụ việc đã được kết luận, nhưng nó vẫn chưa được báo cáo lên trên. Khi huyện úy biết chuyện, ông đã báo cáo sự việc với quận thú, vị huyện úy đề nghị gộp hai trường hợp lại thành một, để tiện cho số lượng phạm nhân đạt được một con số nhất định và anh ta có thể được chuyển về kinh thành để làm quan .

Quận thú và huyện úy có mối quan hệ bạn bè lâu năm, vì vậy anh ta sẵn sàng đồng ý và nói với Trương Thành Hiến. Trương Thành Hiến không đồng ý, nói: “huyện úy đã được khen thưởng và thăng quan vì sự việc này. Tôi không có ý kiến gì. Nhưng nếu tôi bất chấp sự thật và giả mạo hồ sơ, tôi đem hai trường hợp là một, và sau đó trình lên bộ phận tư pháp để họ cũng làm không thành có như vậy, thêu dệt tội ác. Xin thứ lỗi cho tôi vì tôi không thể làm.”

Mười hai năm sau, khi Trương Thành Hiến là một viên quan của Cục Vận chuyển Giang Hoài, ông đã từng nhờ một đạo sĩ làm một việc gì đó. Khi ở lại qua đêm tại đạo quán Ngọc Chấn, anh ấy mơ thấy người chú của mình sẽ đến và nói với anh ấy rằng: “Việc của Trần Châu có thể giữ cho anh được an toàn, nhưng chức vụ của anh có thể không được thăng chức đúng vị trí vốn nên được.” Sau đó, anh lại đến một tòa Đại Điện, trong điện đang ngồi là Diêm Vương, ông hỏi Trương Thành Hiến , “ngươi có còn nhớ những việc về Trần Châu không?” Trương Thành Hiến nói: “Cho đến nay nó vẫn còn như đang triển hiện trước mắt và không thể quên được. Thật tiếc là tôi không có hồ sơ để chứng minh điều đó.” Diêm vương nói với anh ta: “Đây, các tài liệu được ghi lại rất rõ ràng và ngươi không cần cung cấp thêm bất kỳ giấy tờ nào.”

Khi ông bước ra khỏi đại điện, hai vị quan âm phủ mỗi người đưa cho ông một chiếc áo gấm, rồi nói với ông: “Ông đáng được như vậy.” Trương Thành Hiến mãi vẫn chưa có con, nhưng trong năm đó ông đã sinh được một trai một gái. Bảy năm sau, ông trở thành quan Đại phu và được thăng quan lên chức quan coi giữ tàng thư của triều đình trước khi qua đời.

Địa ngục thập vương đồ Minh Chân Tướng
Một trong “Địa ngục thập vương đồ” vào thời nhà Minh, được sưu tầm bởi Bảo tàng Sackler của Đại học Harvard. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Giữ gìn đạo làm quan có thể ban cho vị quan đó những phúc lành xứng đáng, nhưng nếu họ đi chệch khỏi đạo làm quan, bỏ qua sự thật, làm oan cho người tốt và giết người vô tội một cách bừa bãi, thì vị quan đó cuối cùng sẽ bị ác báo.

Ỷ thế giết người vô tội, Tần Đệ giết người vô cớ một cách tàn nhẫn

Khi em trai của Tần Cối là Tần Đệ được bổ nhiệm làm tổng trấn Tuyên Châu, nhân thấy người trong thôn đang nấu rượu riêng, liền sai người đi tuần kiểm tra rồi bắt người. Nửa đêm, đoàn tuần kiểm đưa hàng chục người đến bao vây căn nhà. Gia đình này là một gia đình giàu có trong làng, nửa đêm thấy có người trang bị vũ khí, áo giáp tưởng là thổ phỉ cường hào đến cướp bóc, họ liền đánh trống tập trung mọi người vào thôn, rồi cùng những người trong gia đình cầm dao, dùng gậy đánh trả lại.

Ban đầu đoàn tuần kiểm cũng không lường trước được nhiều việc như vậy, vì thế không chuẩn bị gì hết, kết quả hắn cùng binh lính của hắn bị dân làng bắt giữ. Ngày hôm sau, dân làng báo cáo sự việc lên huyện, quan tri huyện sau khi đã biết chuyện, không biết phải làm sao mới vẹn đôi đường, bèn sai huyện úy đến điều tra, xử lý. Huyện úy trong lòng biết nếu cùng dân làng tranh lý với họ để cho bọn họ thả người đi, căn bản không thể nào. Vì vậy, ông một mình một ngựa đến làng và nói với dân làng: “Tôi nghe nói rằng mọi người đã bắt được một nhóm đạo tặc. Bây giờ mọi người có thể đi với tôi để nhận phần thưởng!”

Gia đình bắt được bọn cướp không nghi ngờ gì nên vui vẻ giao lại cho huyện úy. Chủ nhân của gia đình này cũng đã đưa con trai và cháu trai của mình đến Châu phủ nha môn. Khi vừa đến Nha môn, Tần Đệ bèn thả tuần kiểm và binh lính của ông ta ra, sau đó lập tức bắt lấy ba ông cháu nhà đó lại, sau đó dùng dây thừng trói chặt từ vai đến chân. Cả ba bị tra tấn mỗi người một trăm trượng, đợi khi dây trói của họ được cởi ra, thì tất cả đều đã chết.

Tất cả mọi người trong nha môn đều biết anh trai Tần Cối của Tần Đệ là tể tướng. Ông ta quyền cao chức trọng đến mức không ai dám hé răng nửa lời. Thông phán Lý Qúy bởi vì sợ hãi mà xin từ quan. Nhưng chỉ vỏn vẹn một năm sau, Tần Đệ đột ngột qua đời ở Tri châu phủ.

Một năm sau, Tuyên Châu Tri Châu đổi người khác đến làm quan tại đây, ông ấy tên là Dương Nguyên Trọng. Một buổi sáng nọ khi ông đang làm việc tại nha môn, ông nhìn thấy một số người dẫn một tù nhân bị xiềng xích và cùm chân đi đến nha môn. Một trong số họ nói với ông ta: “Chúng tôi muốn có hồ sơ vụ án của Hà thôn.” Dương Nguyên Trọng vừa nhậm chức và không biết “vụ án Hà thôn” là gì. Khi ông muốn hỏi rõ hơn, thì những người đó đã biến mất đâu không thấy nữa.

Vì vậy, ông bèn sai vị quan coi trong sổ sách của nha phủ đến hỏi thì được ông ta nói với ông: “Đây là vụ án của một gia đình giàu có nấu rượu xảy ra thời Tần Đệ còn sống.” Ông ta mang hồ sơ đến đưa Dương Nguyên Trọng xem xét. Dương Nguyên Trọng đã bị sốc sau khi đọc nó, vì vậy ông ấy đã yêu cầu người quan coi sổ sách của nha môn kia chép lại một bản sao bằng chữ chính khải. Chép xong, anh ta đi mua một vạn tiền âm phủ, cùng tập tài liệu vụ án và đốt đi .

Có vẻ như những vụ án oan do con người tạo ra còn sót lại trên thế gian sẽ phải trải qua một lần xử nữa khi đến âm phủ. Mà cái chết đột ngột của Tần Đệ có thể liên quan đến chuyện này .

Tài liệu tham khảo: “Di kiên chí ” Chi cảnh quyển 10, Ất chí quyển 17, Ất chí quyển 16

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x