Khác biệt lớn nhất giữa tích đức và tổn đức là gì?

ha ngach luan va bon nguoi con ming chan tuong 1

Văn hóa truyền thống giảng tích đức, hành thiện, làm việc tốt sẽ đắc được phúc báo, làm việc xấu sẽ phải chịu ác báo. Trong lịch sử có rất nhiều người vì gìn giữ phẩm hạnh mà có được công danh, lại có người vì phóng túng buông thả mà tổn đức, hủy hoại cả sự nghiệp, tiền đồ.

Tài cao, mệnh chú định làm đến Thừa tướng, nhưng bị hủy vì chuyện này

Vào đời Minh có một Nho sinh tên là Lý Đăng. Lý Đăng thường ngày chăm chỉ đèn sách, học vấn uyên bác, đến năm 18 tuổi đã đỗ đầu kỳ thi Hương. Nhưng sau đó không rõ vì nguyên nhân gì, con đường công danh của Lý Đăng không còn thuận lợi như lúc đầu, đến năm 50 tuổi vẫn không thể đỗ tiến sĩ. Lý Đăng vô cùng bối rối, bèn đến thỉnh cầu Diệp Tĩnh pháp sư.

Diệp Tĩnh pháp sư bèn cầu xin Tử Đồng Đế Quân khai thị. Trong lúc đả tọa nhập định, ông mơ hồ thấy một vị Thần đến trước mặt và nói: “Lý Đăng là người có phúc phận, khi vừa sinh ra đã được Thiên Đế ban cho ngọc ấn, ấn chứng rằng 18 tuổi sẽ đỗ giải Nguyên, 19 tuổi làm Trạng nguyên, 53 tuổi làm đến Hữu Thừa tướng. Nhưng sau khi đỗ giải Nguyên, anh ta lại vụng trộm với tiểu thư nhà hàng xóm là Trương Yến nương, sau đó lại khiến cha cô ấy lâm vào vòng lao lý đến mức phải ngồi tù.

Vì tội này, công danh đã bị trì hoãn 10 năm, giáng xuống Nhị Giáp trên Giáp bảng. Sau này, vì chiếm đoạt nhà của anh trai là Lý Phong mà công danh bị lùi thêm 10 năm nữa, giáng xuống Tam Giáp. Khi đến Trường An, anh ta không chỉ gian dâm với Trịnh thị mà còn hãm hại khiến chồng cô ấy là Bạch Nguyên bị phán tội, công danh do đó mà bị tước đi 10 năm nữa, giáng xuống Tứ Giáp.

Nhưng không dừng lại ở đó, anh ta vẫn ngựa quen đường cũ, sau này tư thông với tiểu thư nhà hàng xóm là Vương Khánh nương. Vì anh ta cứ mãi làm việc xấu nên toàn bộ công danh đã bị xóa bỏ rồi!”.

Sau khi Diệp Tĩnh pháp sư kể lại, Lý Đăng vô cùng ân hận, cuối cùng vì quá hổ thẹn mà qua đời.

tích đức
Vì anh ta cứ mãi làm việc xấu nên toàn bộ công danh đã bị xóa bỏ rồi!. (Ảnh: NTD Việt Nam)

Trong cuốn sách “Đức dục cổ giám”, tác giả Sử Khiết Trình đã bình luận: Lý Đăng vốn có phúc phận nhưng tiếc rằng lại không biết trân quý. Đáng lẽ nên tu thân dưỡng đức, sống thuận theo Thiên lý, anh ta lại không ngừng làm việc xấu, tổn đức tạo nghiệp, khiến toàn bộ công danh vốn có trong mệnh đều bị xóa bỏ, cuối cùng ôm hận mà lìa đời.

Tức giận sinh một niệm, mất Trạng nguyên, thành tâm hối cải lại đỗ đầu

Lại có câu chuyện kể rằng, vào thời nhà Thanh có một Nho sinh nọ, từng đính ước với tiểu thư con nhà trâm anh thế phiệt. Sau khi cha qua đời, chàng Nho sinh rơi vào cảnh túng quẫn, anh buộc phải vay mượn để tổ chức hôn lễ cho mình.

Ngay trước ngày hôn lễ diễn ra, chàng trai mơ thấy các cô nương đang may một chiếc choàng lộng lẫy, tên anh cũng được thêu trên đó. Anh hiếu kỳ bèn hỏi chiếc áo này dùng để làm gì, họ nói đây là chiếc áo dành cho tân Trạng nguyên.

Gia đình nhà gái chê chàng trai nghèo khó, nhưng vì không thể thay đổi hôn ước nên họ đã đánh tráo cô dâu bằng người hầu gái. Sau khi biết được sự thật, anh cảm thấy vô cùng nhục nhã và tức giận. Anh nghĩ: Chờ đến khi đỗ Trạng nguyên và làm quan, ta nhất định sẽ tìm người vợ khác xứng đáng với địa vị của mình.

Trong giấc mơ đêm ấy, chàng Nho sinh lại gặp lại những cô nương may áo lần trước. Nhưng lần này họ lại tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt, không còn niềm nở như trước, dòng chữ trên áo cũng mờ nhạt hơn. Anh hỏi tại sao? Các cô nương đáp rằng, Thiên thượng đã sắp xếp để thí sinh khác làm Trạng nguyên, vì người ban đầu đã có ý định bỏ vợ.

Chàng trai hốt hoảng tỉnh giấc, anh vô cùng hối hận vì ý định bất thiện của bản thân lúc trước. Anh tự hứa với lòng rằng sẽ sống thủy chung và trân trọng vợ mình trong suốt phần đời còn lại. Cuối cùng, anh đã đỗ đầu kỳ thi năm ấy.

Tích đức,
Cuối cùng, anh đã đỗ đầu kỳ thi năm ấy. (Secret China)

Cảm ngộ

Chàng Nho sinh kể trên cùng với Lý Đăng trong mệnh vốn đã có phúc phận. Nhưng một người vì tham đắm sắc dục, làm bại hoại gia phong mà tiền đồ tiêu tán, còn một người sớm biết hối lỗi, quy chính bản thân mà con đường công danh thênh thang rộng mở. “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, phúc họa không phải tự dưng giáng xuống, mà đều do chúng ta tự chiêu mời.

Những câu chuyện về đạo đức kể trên là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống. Mỗi tấm gương đức hạnh và bài học cảnh tỉnh ấy khi bén rễ trong tâm, ai ai cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng của hành thiện, tích đức, ai cũng không muốn làm việc xấu, không muốn làm tổn hao phúc đức của bản thân mình.

Chúng ta vẫn thường nghe ông bà giảng về tích đức, tổn đức. Ông bà thông qua các câu chuyện kể đã dạy cho chúng ta biết phân biệt đúng sai, thiện ác, biết tránh xa cái xấu, trân trọng điều ngay chính, nhận thức được mối quan hệ giữa nhân và quả, v.v. Ví dụ như, có chàng trai nhà nghèo vượt khó, nỗ lực học hành, sớm có ngày vinh quy bái tổ.

Người ta nói thấy vậy liền nói: Quả đúng là “cá chép vượt Long Môn”! Hẳn nhà này đã tích đức, làm điều thiện, vậy nên con cháu mới được hưởng phúc báo. Nhà ai gặp vận hạn, rất có thể là do đã làm những việc tổn đức dẫn đến ác báo. Nhìn nhận vấn đề như vậy sẽ đặt định cho thế hệ sau này nhận thức rằng: Làm người tốt thì mới có tiền đồ, còn làm việc xấu thì sớm muộn cũng sẽ chịu báo ứng.

Mấy chục năm ngắn ngủi trôi qua, người hiện nay đã không giảng những lời này nữa, hậu thế hễ nghe đều cười nhạo là “mê tín phong kiến”, là “không khoa học”. Do đó người ngày nay không e dè kiêng nể, phóng túng đạo đức, buông thả dục vọng, loạn kỷ loạn cương, chỉ vì tiền mà điều gì cũng dám làm.

Họ nghĩ: Tôi chỉ muốn sung sướng thoải mái, sống những ngày an ổn, không có tiền liệu có được chăng? Họ cũng không tin “trên đầu ba thước có Thần linh”. Những việc thương Thiên hại lý, chỉ cần người không biết quỷ chẳng hay thì có gì phải sợ? Cái gì mà họa cho con cháu đời sau? Đều là “mê tín phong kiến”!

Hy vọng mỗi chúng ta đều có thể giữ vững lương tri và thiện niệm, thuận theo Thiên lý, hành thiện, tích đức làm một người tốt. Như vậy mới có thể đắc được phúc báo, như vậy sinh mệnh mới có ý nghĩa, trong thế giới hỗn loạn này, mới có thể thực sự được cứu rỗi.


Tham khảo thêm: https://vn.minghui.org/news/52884-chim-dam-ta-dam-mat-di-phuc-phan-cu-tuyet-ta-dam-duoc-phuc-bao.html

Theo Tâm Không – Vision Times

Minh Hạnh

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x