Phẩm đức của tính tiết kiệm

tính tiết kiệm
Tiết kiệm không nhất thiết gắn liền với nghèo túng và keo kiệt. Người có tính tiết kiệm không phải vì thiếu tiền hay keo kiệt mà vì họ hiểu rằng “tiết kiệm là một mỹ đức” (Ảnh: nguồn công cộng)

Ngày nay, các kênh truyền thông hiện đại thường chạy theo những tin như: người nổi tiếng lái chiếc xe thể thao của hãng nổi tiếng nào, dinh thự của họ sang trọng, lộng lẫy như thế nào, đám cưới của họ xa hoa thế nào. Thế nhưng, ngược lại, trong lịch sử Á Đông, hầu hết các triều đại đều đề xướng tiết kiệm, giản dị. Phải chăng vì thời xưa so với thời hiện đại thiếu thốn về vật chất, nên phải đề cao tính tiết kiệm?

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan điểm của người xưa về tính tiết kiệm và xa hoa, cũng như hậu quả của việc tiết kiệm và xa hoa.

Người có phẩm đức đến từ sự thanh đạm, tiết kiệm

Trong “Tả Truyện” viết: “Kiệm, đức chi cộng dã; xỉ, ác chi đại dã” (Tiết kiệm và đức hạnh luôn song hành cùng nhau, còn hoang phí là tội ác lớn nhất).

Tư Mã Quang, một học giả vĩ đại thời Bắc Tống, giải thích rằng, người đức hạnh đến từ sự tiết kiệm, bởi vì họ ít có dục vọng, ham muốn. Người quân tử có ít ham muốn hơn, sẽ không bị điều khiển bởi những thứ bên ngoài, và có thể giữ vững sự chính trực và đạo đức làm người, làm việc. Người bình thường có ít ham muốn, có thể tiết kiệm chi tiêu, làm cho gia đình trở nên sung túc, hành động thận trọng và tránh xa khỏi tội ác. Vì vậy mới nói tính tiết kiệm là nền tảng chung của đạo đức.

Ngược lại, xa hoa có nghĩa là có nhiều ham muốn, dục vọng. Kẻ quân tử có nhiều ham muốn thì tham lam phú quý, sẽ dẫn đến vi phạm đạo đức và gây ra tai họa. Người bình thường có nhiều ham muốn thì sẽ có lòng tham và hoang phí, dẫn đến khuynh gia bại sản, và bỏ mạng. Kẻ xa xỉ nếu làm quan trong triều chắc chắn sẽ nhận hối lộ, nếu mưu sinh ở bên ngoài chắc chắn sẽ trở thành đạo tặc. Vì vậy người ta nói rằng xa hoa là tội ác lớn nhất.

Những gia tộc xa hoa chắc chắn sẽ lụn bại

Trong “Quốc ngữ” ghi chép lại rằng, vào năm Chu Định Vương thứ tám, nhà vua phái Lưu Khang Công đi sứ đến nước Lỗ để tặng lễ vật cho các đại phu nước Lỗ. Lưu Khang Công quan sát thấy rằng Quý Văn Tử và Mạnh Hiến Tử là những người tiết kiệm, trong khi các chú của họ là Tôn Tuyên Tử và Đông Môn Tử lại rất xa hoa.

Sau khi Lưu Khang Công trở về nước, Chu Định Vương hỏi ông, ở nước Lỗ đại phu nào hiền đức?

Lưu Khang Công trả lời: “Quý Văn Tử và Mạnh Hiến Tử có thể duy trì địa vị của họ ở nước Lỗ trong một thời gian dài; còn Tôn Tuyên Tử và Đông Môn Tử có thể bị bại vong. Cho dù gia tộc không bị đánh bại, nhưng bản thân họ cũng sẽ không tránh khỏi tai họa”.

Định vương lại hỏi: “Tại sao?”

Lưu Khang Công trả lời: “Quý Văn Tử và Mạnh Hiến Tử là những người tiết kiệm nên gia tộc họ sẽ được bảo vệ. Tôn Tuyên Tử và Đông Môn Tử là những người xa hoa. Họ sẽ không thể biết thương xót, lượng thứ cho người nghèo. Người nghèo không nhận được sự cảm thông, quan tâm, thì tội phạm sẽ gia tăng, hoạ hoạn sẽ khó tránh khỏi. Nếu nó đến thì sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân. Hơn nữa, nếu các quần thần xa hoa, phung phí thì đất nước sẽ không đủ khả năng chi trả, do đó dẫn tới thất bại và diệt vong”.

Định Vương tiếp tục hỏi: “Vậy thì gia đình Tôn Tuyên Tử và Đông Môn Tử có thể tồn tại được bao lâu?”

Lưu Khang Công đáp: “Địa vị của Đông Môn Tử không bằng Tôn Tuyên Tử, nhưng lại xa hoa hơn Tôn Tuyên Tử, cho nên không thể được hưởng bổng lộc liên tiếp hai triều. Địa vị của Tôn Tuyên Tử không bằng Quý Văn Tử và Mạnh Hiến Tử, nhưng lại xa hoa hơn họ nên không thể hưởng bổng lộc liên tiếp ba triều được”.

Vào năm Chu Định Vương thứ 16, Lỗ Tuyên Công qua đời, Đông Môn Tử mất đi chỗ dựa, kẻ thù chính trị của ông đã trục xuất gia tộc Đông Môn Tử. Họ không còn cách nào khác là phải chạy trốn sang nước Tề. Vào năm thứ mười một đời Chu Định Vương, hai năm trước khi Lỗ Thành Công, người kế vị của Lỗ Tuyên Công qua đời, vì Tôn Tuyên Tử đã làm nhiều điều xấu, các đại phu nước Lỗ đã thành lập liên minh để lưu đày ông. Vì vậy Tôn Tuyên Tử chạy trốn sang nước Tề.

tính tiết kiệm
Tiết kiệm không nhất thiết gắn liền với nghèo túng và keo kiệt. Người có tính tiết kiệm không phải vì thiếu tiền hay keo kiệt mà vì họ hiểu rằng “tiết kiệm là một mỹ đức” (Ảnh: nguồn công cộng)



Lời tiên đoán của Lưu Khang Công quả thực đã thành hiện thực, tức là gia tộc xa hoa nhất định sẽ sụp đổ, Đông Môn Tử chỉ được hưởng bổng lộc một triều, còn Tôn Tuyên Tử chỉ được hưởng hai triều bổng lộc.

Dùng tiết kiệm trị quốc thì tôn ti trật tự, cốt nhục yêu thương, tranh chấp sẽ dừng

Sách “Sử ký” ghi rằng, dưới thời Hán Bình Đế, Thái hoàng Thái hậu đã ban chiếu chỉ rằng:

“Cách trị nước trước hết là làm cho dân giàu; điểm mấu chốt làm cho dân giàu là ở sự tiết kiệm. Khi quốc gia hưng thịnh, đối với một vị quân vương không có đức tính nào quan trọng hơn tính tiết kiệm.

Dùng mỹ đức tiết kiệm để giáo hoá bách tính, thì tôn ti trật tự sẽ được hình thành, tình nghĩa giữa người thân sẽ sâu sắc hơn, những căn nguyên của tranh chấp, kiện tụng sẽ biến mất. Đây là cơ sở để người dân được thịnh vượng, có thể cai trị đất nước tốt mà không cần dùng tới hình phạt, vậy thì sao không nỗ lực để thực hiện!

Trong các đại thần, có thể bản thân thực hành tiết kiệm, coi nhẹ tiền tài, coi trọng nhân nghĩa, chính là Bình Tân Hầu Tôn Công Hoằng là người làm tốt nhất. Địa vị là tể tướng, nhưng ông chỉ đắp chăn vải bố, và mỗi bữa chỉ ăn một món ăn mặn và cơm thô, dùng hết tiền lương của mình để tiếp đãi người tài đức và khách. Bản thân ông không có dư thừa tiền. Đây là biểu hiện của nội tâm tự kiềm chế, lời nói và việc làm tuân theo pháp chế”.

Đó là dùng tiết kiệm trị quốc, dù người dân hay quan lại đều có thể tự khắc chế, tiết kiệm chi tiêu ăn mặc, có đủ tiền tiêu, không tham nhũng, không nhận hối lộ, hơn nữa nếu có thừa còn có thể giúp đỡ người khác. Vì vậy quan hệ giữa người với người hòa hợp, quan tâm lẫn nhau, tranh chấp giảm bớt, xã hội ổn định.

Tiết kiệm không nhất thiết gắn liền với nghèo túng và keo kiệt. Người có tính tiết kiệm không phải vì thiếu tiền hay keo kiệt, mà vì họ hiểu rằng “tiết kiệm là một mỹ đức”. Nhiều người có thói quen tiết kiệm biết tận hưởng cuộc sống, quý trọng thiên nhiên, quý trọng đồ ăn, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Bởi vì bất kỳ mỹ đức nào cũng bao hàm nội hàm thuận theo tự nhiên, vị tha vì người khác, không vị tư.

Người thanh đạm, tiết kiệm không bị vướng mắc vào sự phóng túng, hưởng thụ, không cầu mà được, họ có thể kiên trì con đường chính đạo, tu thân dưỡng đức. Những người xa hoa bị ám ảnh bởi ham muốn vật chất, dễ sinh tâm tham lam và thậm chí sử dụng những thủ đoạn không chính đáng để kiếm tiền, cuối cùng dẫn đến họa hoạn.

Trong xã hội Trung Quốc sau năm 1989, dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy hoàn toàn đạo đức truyền thống của người dân Trung Quốc. Nó dạy người dân sống xa hoa, tham nhũng, dâm loạn, cười nhạo người nghèo chứ không cười nhạo phường kỹ nữ. Nó đã dẫn đến tình trạng nhiều người chỉ chạy theo danh lợi, chỉ quan tâm đến hưởng thụ vật chất, nhưng lại bị mắc kẹt trong ham muốn vật chất, lòng tham và dẫn tới nguy cơ gây tai họa. Vì vậy, đức tính tốt đẹp không chỉ cần thiết cho việc tu dưỡng cá nhân mà còn là nền tảng của xã hội và quốc gia.

Theo Khởi Tuệ – Minh Huệ

Minh An biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x