Cổ nhân dạy “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức” nghĩa là gì?

Đàn ông có tài

Người xưa có câu “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức”. Câu nói “Đàn ông có đức chính là tài” thì nhiều người hiểu được nhưng câu “phụ nữ vô tài chính là đức” lại khiến nhiều người hiểu sai rằng phụ nữ không có tài thì là có đức. Thực ra không phải như vậy. Câu nói đó có nghĩa người phụ nữ giỏi là người có tài mà không khoe khoang tài, thì đó là đức.

Đàn ông có đức chính là tài

Lời giảng “Đàn ông có đức chính là tài” có ý rằng một người đàn ông có triển vọng, cần phải lấy đức làm gốc, tài sẽ đi theo. Tự cổ chí kim, bậc quân vương có được thiên hạ là nhờ đức. Người thường cũng vậy, những người có đạo đức, nhân nghĩa sẽ có được thiện quả và phúc báo. 

Lịch sử ghi chép lại rằng: vào thời Xuân Thu, Tần Mục Công, vị quân vương thứ 14 của nhà Tần có một khu chăn thả gia súc ở Kỳ Sơn. Nơi đó nuôi rất nhiều ngựa quý. Một hôm có mấy con ngựa chạy đi mất. Người quản lý khu chăn thả vô cùng sợ hãi vì nếu để mất ngựa thì ông sẽ bị xử trảm. Ông đôn đáo chạy đi tìm khắp nơi. Đến một thôn trang thì thấy có xương ngựa.

Ông cho rằng dân làng đã ăn thịt ngựa của nhà vua. Ông nổi giận định đem tất cả 300 người nông dân của làng đó đi xử tử. Nhưng ông nghĩ nếu tự ý quyết định thì sợ Tần Mục Công nổi giận. Ông dẫn người dân làng đến chỗ Tần Mục Công để bẩm báo vì họ đã ăn thịt mấy con ngựa quý ở khu chăn thả.

Ông đề xuất án tử hình. Tần Mục Công nghe xong không những không nổi giận mà còn dịu giọng nói rằng, mấy con ngựa này là thịt nạc tinh, coi như nhà vua ban thưởng để họ uống rượu. Kết quả là toàn bộ 300 nông phu đều được xá tội tử hình, vui mừng trở về nhà.

Phụ nữ vô tài, chính là đức

Đàn ông có đức
Phụ nữ vô tài, chính là đức . (Ảnh: Pixabay)

Nói “Phụ nữ vô tài” không phải thực sự không có tài. Câu này có hàm ý rằng “mặc dù rất có tài nhưng tuyệt đối không khoe khoang cái tài đó”, tự cho mình là “không tài cán” gì. Phụ nữ thời xưa ‘cửa chính không ra, cửa sau không bước’ (ngụ ý rằng thường xuyên ở nhà và không tiếp xúc với người lạ bên ngoài) mà lại có tài, hơn nữa còn có thể tự cho mình là ‘không tài’, đây chẳng phải đức hạnh vô cùng cao.

Cũng lại có ý nói rằng là một người phụ nữ, dẫu có tài mà không biết khiêm cung, thích thể hiện, vượt mặt cả cánh đàn ông, nếu người này nếu làm vợ thì sớm muộn gì cũng lấn lướt chồng, gia đình vì thế mà luôn bất hòa. Còn nếu là thân gái còn son cũng rất khó kiếm được mối kết tóc se tơ.

Vậy cũng nói, người phụ nữ cần có đức là gốc, nhờ đó coi mình như không có tài. Họ sẽ là người biết vun vén cho chồng, luôn coi chồng là trụ cột gia đình, một mực tôn kính, gia đình vì thế luôn thuận hòa.

Văn hoá truyền thống đặc biệt có ý nghĩa với người nam và nữ

Văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa là Kính thiên địa, coi trọng “thiên nhân hợp nhất”. Nòng cốt của văn hóa truyền thống là tín ngưỡng đối với Nho (Khổng Tử), Thích (Phật gia), Đạo (Lão Tử). Ba gia phái này đều vô cùng coi trọng đức.

Không chỉ các bậc đế vương yêu cầu dùng đức trị thiên hạ, dùng đức giáo hóa thiên hạ. Các quan đại thần, bách tính dân chúng cũng cần tu tâm dưỡng tính. Họ cần sống sinh hoạt tuân theo nguyên tắc đạo đức nhất định. Người nam không chỉ cần có đức, còn cần có khí phách của người quân tử. Còn nữ giới cũng cần tuân theo “Tứ đức” tức là: phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công.

Cũng là nói, yêu cầu hàng đầu đối với người phụ nữ là có phẩm đức. Như vậy mới có thể xây dựng nên tư cách của bản thân mình. Thứ hai hình dáng cần đoan trang, chững chạc, giữ lễ, không tùy tùy tiện tiện. Thứ ba ngôn từ phải xác đáng, đúng mực, có lễ có tiết. Hơn nữa, lại cần hiểu đạo trị gia. Đạo trị gia bao gồm cách làm thế nào giúp chồng dạy con, kính già yêu trẻ, cần kiệm chăm lo cho gia đình, biết thêu thùa may vá…

Nói tóm lại, đức hạnh người phụ nữ là điều cổ nhân coi trọng nhất. Thứ nhì mới tới tài nghệ. Tức là “Đức trọng hơn tài”. Bất luận là người nam hay người nữ đều như vậy

Làm thế nào để khiến người phụ nữ vừa có tài lại vừa có đức?

Đàn ông có đức
Người nữ cũng phải tuân theo Tứ Đức, tức: Phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công. (Ảnh: Pixabay)

Giáo hóa chính là cách tốt nhất. Thời cổ đại nam nữ là có sự khác biệt. Nếu là nam giới dù ở bất cứ giai tầng nào, đều cần học Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học làm sao để tu thân, con đường học hành có thể thông qua sự dạy dỗ của thầy giáo ở trường. Học “Tứ thư ngũ kinh”. Hoặc từ lời nói việc làm mẫu mực của các bậc trưởng bối trong gia tộc. Nữ giới lại chủ yếu thông qua việc giáo dục trong cung đình, gia đình, trường học để biết đọc và hiểu đạo lý.

Ngay từ thời Tiên Tần, trong cung đã có truyền thống giáo dục Nữ tử trong hoàng tộc. Nội dung giáo dục bao gồm đức hạnh và lễ nghi. Đến thời Hán, nữ tử trong cung ở tầng cao được giáo dục về đức hạnh người phụ nữ. Ngoài ra, còn học âm nhạc, vũ đạo… để tu thân dưỡng tính.

Việc giáo dục nữ giới được chú trọng từ xưa

Ngoài nữ tử ở tầng lớp thượng lưu, con gái của các gia đình quý tộc bình thường và các sĩ phu cũng có thể thông qua sự dạy dỗ chỉ bảo của cha mẹ, anh em, thầy giáo…

Vào thời Minh, những gia đình dòng dõi trâm anh, thư hương, nữ tử đọc sách đã trở thành nếp sống. Cuối thời Minh còn xuất hiện trường tư thục cho nữ giới. Trong hôn nhân, nữ giới có tài hoa có thể trở thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy được mối nhân duyên tốt.

Từ xưa, việc giáo dục đức hạnh cho cả nam và nữ đã phổ biến trong xã hội. Đây là nguyên nhân giúp duy trì đạo đức ở mức độ cao trong ở xã hội cổ đại. Từ đó nhìn lại hàm nghĩa của câu nói “nam tử có tài chính là đức, nữ tử vô tài chính là đức”.

Vào cuối thời Minh, ý nghĩa thực sự của câu trước là: Nam giới cần lấy đức hạnh là chính, lấy tài cán là phụ trợ. Câu sau là nữ tử cũng cần chú trọng đức hạnh là chính. Phụ nữ không nên vì có tài hoa mà xem nhẹ đức hạnh. Có học giả nhận định, chữ “Vô” này là động từ, ý nghĩa là “Vốn có mà như vô chi”. Cũng chính là nói “Vốn bản thân có tài năng, nhưng trong lòng lại coi như không có”.

Theo Chu Hiểu Quân

NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

2.5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
chubatuan56@gmail.com
2 years ago

… tôi yêu thích, ngưỡng mộ kênh…

1
0
Bình luậnx
()
x