Chu Văn Vương vị vua theo đuổi phương cách trị quốc bằng lòng nhân đức

7 31 king wen of zhou 1
Vua Cơ Xương (1152–1056 TCN), hay còn gọi là Chu Văn Vương có công sáng lập ra nhà Chu. (Ảnh: Miền công cộng)

Chu Văn Vương là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Văn Vương cai quản Tây Chu, theo đuổi phương cách trị quốc bằng lòng nhân đức: “Lấy Đức để thuận hợp với Trời, kính trọng Đức bảo vệ nhân dân, cẩn thận nếu dùng hình phạt”.

Ông đối xử với dân khoan hậu, giảm bớt tô thuế, còn luôn mặc quần áo của người bình thường ra đồng ruộng đốc thúc nông phu khai khẩn đất đai, quan tâm đến bệnh tật, nỗi khốn khổ của trăm họ lớp dưới và những người cô quả già yếu. Những chính sách ấy tạo nên sự đối nghịch rõ rệt với sự thống trị tàn bạo của nhà Thương, khiến nước láng giềng có không ít người bồng bế con cái chạy sang nước Chu nương nhờ.

Ông coi trọng giáo dục, cho rằng: “Làm vua cần phải dựa vào dân mà làm việc, làm quan cần phải cẩn thận, làm con cái cần phải hiếu thuận, làm cha mẹ cần phải biết yêu thương, người trong nước giao du với nhau cần phải có thành tín”. Chu Văn Vương giáo dục mọi người cần phải có lòng dạ đoan chính, kính Trời, trọng Đức.

Hai nước Ngu, Nhuế đều là chư hầu ở phía Tây nhà Thương. Hai vua vì biên giới ở Điền Dã mà nảy sinh tranh chấp, thế nhưng họ không muốn tìm Trụ Vương để nhờ vả, mà đều ái mộ uy danh của Văn Vương, tới xin Văn Vương thẩm định giúp. Trong “Thi kinh – Đại Nhã – Miên” có ghi chép: Hai vị vua thấy nước Chu “Vào miền đất này, thì nông dân tránh lối, người đi đường cũng nhường đường”, “vào ấp này, nam nữ đi trên 2 con đường khác nhau, người có tuổi không phải mang vác nặng vì luôn được người trẻ tự nguyện giúp đỡ”, “vào triều đình, quan sĩ nhường quan đại phu, quan đại phu nhường quan khanh”. Tất cả mọi người ở nước Chu đều có tác phong cao thượng của người quân tử.

Hai vị vua thấy thế thì tự so sánh với nước mình, trong lòng cảm thấy rất xấu hổ, nói với nhau: “Tiểu nhân như chúng ta, mặt mũi nào dám lên điện diện kiến bậc quân tử để mà nhờ phân xử được đây?”. Thế là còn chưa gặp Văn Vương, bọn họ đã đều chủ động nhường vùng đất vốn đang tranh giành nhau ấy cho đối phương. Kết quả là hai bên đều nhường nhau không chịu giữ, vùng đất đó bị để không, người đời sau gọi đó là “Nhàn điền” hay là “Nhàn nguyên”. Chư hầu xung quanh nghe được chuyện này, đều lấy Văn Vương làm gương mẫu. Họ ùn ùn kéo tới xin quy thuận, hình thành cục diện “chia 3 thiên hạ, nhà Chu giữ 2 phần”.

Khổng Tử giảng: “Dùng chính lệnh quản lý, dẫn dắt, dùng hình phạt để chỉnh đốn, người dân không phạm tội nhưng vô sỉ. Dùng đức để quản lý, dẫn dắt, dùng lễ để chỉnh đốn, người dân có liêm sỉ lại có nhân cách.” (Luận ngữ – Vi chính)

Khổng Tử chủ trương dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để chỉnh sửa. Khổng Tử cho rằng chính lệnh và hình pháp khiến con người có thể tạm thời không phạm tội, nhưng dùng đức và lễ thì có thể cải biến, thiện hóa con người một cách không hay biết.

Chu Văn Vương chính là một tấm gương trị quốc như thế.

Chu Văn Vương vào những năm cuối đời đã giành được 2/3 đất đai trong thiên hạ, phía Tây kéo đến Thiểm Tây, Cam Túc; phía Đông Bắc kéo đến (Sơn Tây) Lê Thành, phía Đông kéo đến Tâm Dương (Hà Nam). Lúc chuẩn bị chín mùi diệt nhà Thương, Cơ Xương lại bị bệnh nặng, ông ta biết mình không qua khỏi, sai gọi con trai là Cơ Phát đến dặn đúng 3 câu:

Câu thứ nhất là: “Nhìn thấy việc tốt, không được sao nhãng, phải tích cực làm ngay”. Câu thứ hai là: “Thời cơ đến, không được do dự, phải tóm bắt lấy ngay”.Câu thứ ba là: “Nhìn thấy việc xấu, phải tránh xa”.

Khổng Tử nói: Đạo Đức của Văn Vương vĩ đại phi thường. Không cố ý làm bất kể việc gì mà khiến thế gian phát sinh biến hóa. Không cố ý làm bất cứ việc gì mà lại vươn tới thành công, đó là bởi vì Văn Vương luôn luôn nghiêm khắc trong việc tu dưỡng bản thân và đối xử khoan dung hòa nhã với người khác”.

Khổng Tử nói: “Dùng đức để làm chính trị, giống như sao Bắc Đẩu ở vị trí của nó mà muôn vì sao khác đều hướng đến nó.”

Nguyên văn: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi. (Luận ngữ – Vi chính)

Nền chính trị nhân đức theo Nho gia lấy đức là phương pháp chủ yếu quản lý trị sửa quốc gia, đắc được lòng dân, sức dân. Chỉ có đức mới có thể cảm hóa, hiệu triệu người dân, mới có thể thực thi chính sách. Dùng đức để làm chính trị, giống như sao Bắc Đẩu trên trời, ở yên vị trí của nó mà muôn vàn vì sao khác đều hướng tới, vây quanh nó. Tuân theo Đạo Trời mà cứu giúp muôn dân trong thiên hạ, giáo hóa dân chúng làm nhiều việc thiện, lấy đạo đức để giáo hóa nhân dân, làm cho quốc thái dân an.

Hạnh Thi


Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x