Cảm ngộ Tây Du Ký (P.6): Khốn khổ 500 năm! Bài học giáo huấn từ Ngộ Không

Tôn Ngộ Không trong Tây Duy Ký Minh Chân Tướng
Tranh minh họa Tây Du Ký. (Ảnh: Tài sản công)

Ngộ Không thủa xưa không giữ bổn phận, chê bai chức quan Bật Mã Ôn quá nhỏ, bèn phản đối Thiên Cung. Để thu phục tà tâm của Tôn Ngộ Không, khiến cho hắn không sinh tâm cuồng vọng, Ngọc Đế đã nghe theo đề nghị của Thái Bạch Kim Tinh phong cho Ngộ Không làm “Tề Thiên Đại Thánh”. 

Vương Mẫu Nương Nương tổ chức tiệc bàn đào, cho mời tất cả Thần Tiên ở tam đảo thập châu tới tham gia yến hội. Ngộ Không không được Vương Mẫu Nương Nương mời tham dự, trong cơn giận dữ đã đại náo Thiên Cung. Ngộ Không ngang ngược ra oai ở Thiên Cung, nhất định đòi Ngọc Hoàng Thượng Đế chuyển ra khỏi Linh Tiêu Bảo Điện, đem Thiên Cung nhường lại cho hắn làm chủ.

Ngộ Không ngông cuồng làm trái ý trời, nói năng lỗ mãng, Phật Tổ bèn đem hắn đè dưới chân núi Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm. Cứ như vậy, Ngộ Không đã trải qua 500 lần đông qua hè đến, mãi đến khi gần như tiêu trừ hết cuồng vọng trong lòng, mới gặp được cơ hội thoát thân.

Đằng sau sự cuồng vọng là hám danh, bất kính với Thần Phật

Sự cuồng vọng của Ngộ Không là do điều gì dẫn đến? Trong “Tây Du Ký” nói, sau khi Ngộ Không được phong làm Tề Thiên Đại Thánh, bởi vì Ngộ Không chỉ là hầu yêu, không hiểu được quan hàm phẩm cấp, cũng không so đo bổng lộc cao thấp, chỉ là rất chú trọng đến danh hiệu “Tề Thiên Đại Thánh” mà thôi. Cho đến khi Ngộ Không biết Vương Mẫu Nương Nương mời tất cả các Thần Tiên dự hội bàn đào, nhưng lại không mời mình, thì cái tâm hám danh của Ngô Không lại bị làm cho đau đớn, dẫn đến nhanh chóng đi đến thái độ cực đoan khác.

Ngọc Đế kinh ngạc trước sự cuồng vọng của Ngộ Không, bèn phái thiên binh hàng yêu trừ ma. Thái Bạch Kim Tinh khuyên can nói: “Ngộ Không không giữ mồm giữ miệng, không biết chừng mực, há miệng liền đến. Nếu như cùng hắn liều mạng, thì không chỉ không hàng phục được hắn, ngược lại sẽ hao binh tổn tướng.”

Thượng Thiên vì muốn bỏ đi ma tính của Ngộ Không, nên đem hắn trấn áp dưới Ngũ Hành Sơn, một mạch đè ép 500 năm. Vì triệt để trấn áp tâm cuồng vọng của Ngộ Không, Thần thổ địa phụng Thiên mệnh, chỉ cho hắn ăn viên sắt và uống nước đồng.

Tranh các vị Phật trong Tây Du Ký Minh Chân Tướng

Thật tình ăn năn, xin nguyện tu hành

Trải qua lần ma nạn này, Ngộ Không mới thật sự hiểu được rằng thái độ cuồng vọng bất kính với Thần Phật, thì hậu quả sẽ nghiêm trọng như thế nào. Khi Ngộ Không dưới chân núi Ngũ Hành nhìn thấy Bồ Tát, đã cầu khẩn nói: “Con đã biết hối hận, chỉ mong Bồ Tát đại từ bi chỉ cho một con đường, con xin tình nguyện tu hành.” Ngộ Không lúc này là thật tình ăn năn, cũng biết là chỉ có tu hành mới có thể khiến mình thực sự được giải thoát.

Khi Ngộ Không nói “xin nguyện tu hành”, Ngô Thừa Ân đã lấy bài thơ này để biểu đạt sự tán thưởng đối với Ngộ Không:

Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri.
Thiện ác nhược vô báo, Càn Khôn tất hữu tư.

Ngộ Không rơi vào hoàn cảnh khổ cực như vậy, trong hoàn cảnh lẻ loi hiu quạnh vô cùng, đã không còn vô pháp vô thiên, nổi điên phát cuồng giống như xưa kia, hắn thật tâm hối hận. Mặc dù trong 500 năm không hề có một người thân quen nào tới thăm hỏi, Ngộ Không vẫn cam chịu tịch mịch, suốt mấy trăm năm đông qua hạ đến không một lời oán trời trách đất.

Bồ Tát vừa nghe Ngộ Không nói “xin nguyện tu hành”, thì rất vui mừng đáp lại: “Xuất ra lời nói thiện, ở ngoài ngàn dặm cũng đáp ứng cho“. Miệng phát ra lời thiện nguyện, cho dù ở ở ngoài ngàn dặm, Thiên Địa Thần Minh đều sẽ cảm ứng được.

Chế giễu người khác phải chịu 500 năm khổ báo ác khẩu

Có một câu chuyện thời Ấn Độ cổ đại, kể rằng một tăng nhân trẻ tuổi nọ vì chế giễu người khác mà phải chịu khổ báo 500 năm.

Người tăng nhân trẻ tuổi này rất biết ca hát, tiếng ca trong trẻo du dương. Anh ta bèn dựa vào chút tài năng này, luôn luôn xem thường người khác, hơn nữa còn hiển thị mình hơn hẳn mọi người. Năm đó tăng nhân trẻ tuổi này gặp một lão tăng không quen ca hát, bèn thường xuyên chế giễu ông, nói rằng thanh âm của ông khàn khàn làm cho mọi người khó mà chịu đựng, cũng khiến cho người ta chán ghét.

Nhưng vị lão tăng này sớm đã đạt tới quả vị La Hán, đã vượt ra khỏi hết thảy vinh nhục và khổ não ở thế gian, từ lâu đã thoát khỏi sự trói buộc của sinh tử. Tăng nhân trẻ tuổi không hiểu rõ tình huống chân thật, lại đi chế giễu lão tăng và cũng lấy lời độc ác làm nhục ông, kết quả là hắn không tu khẩu, cuối cùng phải chịu quả báo ác khẩu suốt 500 năm.

Hai câu chuyện về Ngộ Không và tăng nhân Ấn Độ, mỗi người sẽ có những lý giải khác nhau. Tuy nhiên, những tình tiết trong các truyền thuyết thần thoại, vô luận ở thời gian và không gian khác biệt bao xa, đều mang theo sự cảnh báo cho thế nhân, đồng thời đem đến cho chúng ta sự gợi mở vô hạn. 

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x