Bạn đang tin vào thuyết vô Thần hay hữu Thần, và vì sao cần xem lại niềm tin ấy

Thiên tai nhân họa
Thiên tai nhân họa

Hiện nay, nhiều người tin vào thuyết vô Thần, tin vào thuyết duy vật. Một số người chỉ tin vào khoa học và phủ nhận thuyết hữu Thần, nhưng các nhà khoa học nổi danh đến cuối đời lại chọn tin vào Thần Phật. 

Cội nguồn văn minh Á Đông

Tinh hoa văn hoá truyền thống Á Đông đề cao những phẩm chất tốt đẹp, phong thái đạo đức làm người, cùng những giá trị nhân văn hướng thiện. Vậy văn hóa truyền thống bắt nguồn như thế nào và có mối liên hệ gì với Thuyết hữu Thần?

Nền văn minh cổ rực rỡ, lâu đời nhất của nhân loại mà vẫn còn tồn tại chính là văn minh Á Đông có trung tâm là văn minh Trung Hoa 5000 năm. Hiện nay rất nhiều học giả Á Đông, gốc Á Đông đang đề xướng phục hưng nền văn minh huy hoàng này. Nhưng khi đề cập đến vấn đề này, dù hữu ý hay vô tình, họ quên rằng giữa văn hóa truyền thống Á Đông và Thuyết hữu Thần có tồn tại mối quan hệ không thể tách rời.

lao tu dao duc kinh minh chan tuong 1
Chủ thể của văn hoá truyền thống Á Đông có thể phân làm hai bộ phận, đó là văn hóa trước và sau thời Lão Tử. Lấy thời gian ra đời cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử làm ranh giới, chia thành thời kỳ trước và sau năm 500 TCN. (Ảnh: 51yuansu.com)

Chủ thể của văn hoá truyền thống Á Đông có thể phân làm hai bộ phận, đó là văn hóa trước và sau thời Lão Tử. Lấy thời gian ra đời cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử làm ranh giới, chia thành thời kỳ trước và sau năm 500 TCN. Thời kỳ trước chúng ta có thể tạm gọi là Văn hoá Tiền Lão, hoặc Văn hóa Hoàng Đế. Thời kỳ sau có thể gọi là Văn hóa Phật – Đạo – Nho.

Thuyết Âm dương, thuyết Ngũ hành trong văn hoá truyền thống, học thuyết kinh lạc, Hà đồ, Lạc thư, Bát quái và một số hiện nay chúng ta vẫn biết đến như Kinh Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, Sơn Hải Kinh… đều là thuộc về văn hóa trước thời Lão Tử. Có rất nhiều điều đã thất truyền, những thứ lưu lại chỉ còn rất ít, vậy nên để nghiên cứu thì rất khó có thể hiểu rõ ràng.

Đạo Đức Kinh của Lão tử là quy chuẩn trong học thuyết của Đạo gia. Khổng Tử vấn Đạo Lão Tử, ông đem lý luận của Lão Tử thế tục hoá, để thế nhân dễ dàng tiếp thụ. Sau thời Hán, từ Ấn Độ truyền xuất ra văn hoá Phật giáo, dần dần thấm đẫm và trở thành một bộ phận trong văn hoá truyền thống Á Đông. Phật – Đạo – Nho là ba trụ cột của văn hoá truyền thống sau thời nhà Hán.

Nếu như nói văn hoá truyền thống Á Đông có lịch sử 5000 năm, thì 2500 trước là văn hoá Tiền Lão, 2500 năm sau, chính là văn hoá Phật – Đạo – Nho. Hai thời kỳ văn minh này đã thẩm thấu vào mọi phương diện trong cuộc sống của người dân của các dân tộc, các quốc gia Á Đông.

Văn hoá Tiền Lão cũng như văn hoá Phật – Đạo – Nho (Hậu Lão) cũng đều là văn hoá hữu Thần. Tượng trưng của Phật – Đạo – Nho mà người đời vẫn thường biết đến đó là Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử. Đạo của Đạo gia, Pháp của Phật gia, Thiên mệnh của Nho gia, và văn hoá về Thần của Cơ Đốc giáo, trên cơ bản đều là đồng nghĩa, đều chính là làm chủ hết thảy, đều thể hiện được sự thành kính, tôn sùng, và kính nể đối với Pháp, với Trời và với Thần.

Hiện nay chúng ta có thể thấy được những di sản văn hoá như hang Mạc Cao, hang đá Long Môn, hang đá Vân Cương, núi Nga Mi, núi Thanh Thành, núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa, Thiên Đàn tại Bắc Kinh, cung điện Potala ở Tây Tạng… đó đều là những di sản lưu lại của văn hoá hữu Thần. Xưa kia mảnh đất Trung Hoa còn được gọi là mảnh đất Thần Châu, còn văn hoá là văn hoá nửa Thần. Không chỉ Trung Quốc, Á Đông mà toàn bộ văn hoá truyền thống của nhân loại cũng chính là văn hóa Thần truyền. 

Con Rồng cháu Tiên

“Ba sông hợp lại, núi sáng linh thiêng

Mười tám đời truyền, vạn năm hương hoả

Lạc Long Quân – Cha Rồng quốc tổ

Mẹ Tiên Tổ – mẫu Âu Cơ”.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.

Thuyết vô thần, Thuyết hữu thần, Con rồng cháu tiên
Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”.  (Ảnh:storytrung.wordpress.com)

Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. 

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai.

Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.”

Có một đặc điểm là cả người Trung Quốc và người Việt đều coi Thần Nông là tổ tiên. Điều này cũng dễ lý giải, trong các bộ tộc Bách Việt thì Lạc Việt tuy bị người Hán xâm chiếm nhưng không bị đồng hóa, trở thành nước Việt độc lập. Còn các bộ tộc khác của Bách Việt qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau bị Hán hóa, và nền văn minh đó cũng được người Hán nhận là của họ.

Người phương Tây tin rằng, con người là do Chúa tạo ra, sau khi qua đời có thể quay lại thế giới thiên quốc cùng với Chúa. 

Vậy mới nói, thuyết hữu Thần là nền tảng của văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống cũng chính là văn hóa Thần truyền. Con người tin Thần Phật tồn tại, làm điều tốt sẽ được Thần Phật bảo hộ. Tư tưởng “thiện ác hữu báo” nhờ việc kính Thần mà sinh ra, từ đó không ngừng duy trì đạo đức của nhân loại, để con người không sa vào làm điều ác quá mức mà đi đến bờ huỷ diệt. 

Thuyết vô Thần khiến con người không tin vào Thần Phật

Hiện nay, nhiều người tin vào thuyết vô Thần, tin vào thuyết duy vật. Một số người chỉ tin vào khoa học và phủ nhận thuyết hữu Thần, nhưng các nhà khoa học nổi danh đến cuối đời lại chọn tin vào Thần Phật. 

Thiên tài khoa học Einstein từng cảm khái: “Sau này nếu như có điều gì có thể thay thế được khoa học, thì đó chính là chỉ có Phật Pháp”.

Cha đẻ của khoa học hiện đại – Newton tin chắc rằng trong Thánh Kinh có mật mã, thậm chí ông còn cho rằng “Mật mã Thánh Kinh” còn quan trọng hơn “Định luật vạn vật hấp dẫn” – thành quả mà ông đã tự công bố. Cuối cùng ông nói: “Người suy nghĩ nửa vời sẽ không tin vào Chúa, nhưng người suy nghĩ thấu đáo sẽ phải tin vào Chúa”.

Thuyết vô Thần khiến con người không tin vào Thần Phật, làm việc xấu cũng không sợ báo ứng, từ đó buông thả phóng túng đạo đức. Xã hội ngày nay, hàng giả hàng xấu thịnh hành trên thị trường, con người đổi trắng thay đen, pháp luật không dựa trên nền tảng đạo đức hay vì chăm lo cho dân, mà tồn tại để duy trì cho bộ máy đương quyền.

Sau hàng chục năm phá bỏ, bài xích văn hoá truyền thống, người hiện đại cũng không biết đến thế nào là văn hóa chính thống, trở thành những người mất gốc, đứt mối liên kết với tổ tiên, với cội nguồn văn hóa của chính mình, thành người với văn hóa lai căng, biến dị, vô đạo đức. Vậy nên, quay trở về văn hoá truyền thống chính là quay về với đời sống đạo đức, văn minh, cao thượng, là nhịp cầu bước tới tương lai.


Tác giả: Diệc Hoa

Theo zhengjian.org

Hiểu Văn biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Vmt
Vmt
1 year ago

Rât đáng suy ngẫm.Xin cám ơn

Hieu
Hieu
9 months ago

Thuyết hữu thần luôn đúng

2
0
Bình luậnx
()
x