Trời cao trợ người hiếu đức

Trời cao trợ người hiếu đức
Trời cao trợ người hiếu đức. (Ảnh: Vua Thuấn “Hiếu đức thanh văn”/Phạm vi được sử dụng)

Cổ nhân có câu: “Tìm người tài nên tìm cửa hiếu môn” (Tìm người có hiếu). Có thể thấy cốt cách của bậc hiền tài có thể chăm lo cho thiên hạ đều phải là bậc hiếu đức…

Vì sao người xưa cho rằng “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm cái thiện, chữ hiếu đứng đầu). Kỳ thực một người mà anh em không thể tương hoà, cha mẹ không thể hiếu đền thì sao có thể chăm lo cho người khác? Hơn nữa người có hiếu ắt có tình, thiện lương cũng sẽ đủ đầy. Khi một người sống hiếu thuận với cha mẹ thì không chỉ nhận được sự kính trọng của người khác mà ngay cả Thần linh cũng sẽ kính phục mà tương trợ.

Nhắc đến vấn đề Thần linh tương trợ người hữu đạo quả thật cũng lắm chuyện ly kỳ.

Tương truyền vào thời Bắc Ngụy, ở thủ đô Lạc Dương có một người họ Dương, trong nhà cả thảy có sáu anh em, chủ yếu sống bằng nghề lao động bán sức khoẻ kiếm kế sinh nhai. Ngờ đâu một gia đình như vậy mà sau này lại sinh ra rất nhiều công khanh hiển hách, trở thành những bậc quý nhân nổi tiếng.

Trong số sáu huynh đệ họ Dương, thì Dương Ung từ nhỏ bản tính thiện lương, hiếu kính phụ mẫu, xa gần đều nức tiếng thơm. Sau khi phụ mẫu qua đời, Dương Ung làm lễ lo hậu sự cho phụ mẫu xong vẫn một lòng tưởng nhớ song thân đến buồn rầu rơi lệ. Vì quá buồn đau chẳng thể ở chốn cũ nơi xưa, bóng cha, dáng mẹ không thể nào quên, ân tình sinh dưỡng cũng ngày đêm tưởng nhớ nên Dương Ung đành phải bán nhà cửa của mình để chuyển đến một nơi rất xa phía Bắc để sinh sống.

Nơi mà Dương Ung chọn đến ở khiến cho người ta nghĩ mãi chẳng thông, đó là một nơi không có nước sinh hoạt, nhà lại ở bên cạnh một con đường dốc cao chót vót. Hàng ngày trời chưa kịp sáng Dương Ung đã dậy đẩy xe đi chở nước về phục vụ cho những người qua đường, ai khát nước thì uống. Không chỉ có vậy, những ai đi đường chẳng may bị hỏng giày cỏ, Dương Ung lại giúp họ sửa lại, hoàn toàn không lấy tiền. Mấy năm qua đi, Dương Ung vẫn kiên trì hành thiện như vậy, một chút cũng không lơ là, cũng không mảy may thay đổi.

cents are 4605201 1280 1
Hàng ngày trời chưa kịp sáng Dương Ung đã dậy đẩy xe đi chở nước về phục vụ cho những người qua đường. (Ảnh minh hoạ/Pixabay)

Một hôm, có một thư sinh dáng người tiên phong đạo cốt tìm đến, lúc đầu Dương Ung còn tưởng đó là một khách bộ hành cần xin nước uống. Tuy nhiên vị thư sinh lại nói: “Sao tiên sinh không trồng rau cho mình ăn?”

Dương Ung đáp: “Tôi không có hạt giống”.

Vị thư sinh nghe vậy nên đưa cho Dương Ung một ít hạt giống. Dương Ung vui mừng nhận lấy đem trồng trong vườn nhà mình.

Điều kỳ lạ xảy ra là số hạt giống đó sau khi đem trồng, nảy mầm thành cây lại mọc thành ngọc trắng cùng với hàng trăm vạn quan tiền.

Sau đó vị thư sinh lại tới, lúc này Dương Ung đoán nhất định thư sinh này không phải người thường. Vị thư sinh nói: “Sao tiên sinh không lấy vợ?”.

Dương Ung đáp: “Tuổi tôi đã cao, không có người ưng thuận”.

Vị thư sinh lại bảo: “Tiên sinh tìm đến nữ nhân danh môn cầu hôn nhất định thành”.

Dương Ung tin lời nên lo liệu công việc đi cầu hôn. Sau khi dò la tin tức, biết được nhà họ Từ ở quận Bắc Bình là một gia đình đại danh môn, trong nhà có cô con gái nổi tiếng khí chất hơn người trong vùng, người đến cầu hôn không ít nhưng đều bị cô ấy từ chối.

Dương Ung thấy vậy nên mời một bà mai đi đánh tiếng, lúc đầu tiểu thư họ Từ cũng chỉ cười cười nói nói cho qua chuyện, cho rằng Dương Ung quá tự cao. Tuy nhiên sau này biết được Dương Ung là người thiện lương trung hậu, hiếu thuận với song thân nên nói đùa với bà mai: “Nếu Dương Ung có thể tặng ta lễ vật một cặp ngọc trắng với một trăm vạn quan tiền ta sẽ gả cho tiên sinh ấy”.

Ai ngờ sang ngày thứ hai, Dương Ung liền có đủ một cặp ngọc trắng với một trăm vạn quan tiền làm lễ vật đưa người mai mối mang đến nhà họ Từ. Tiểu thư họ Từ thật không dám tin vào mắt mình, một nông dân bình thường nghèo khó sao lại có thể có được lễ vật này? Tuy nhiên lời đã nói ra làm sao có thể phản bội, chỉ đành đồng ý gả cho Dương Ung.

Sau hôn sự, tình cảm vợ chồng trước lạ sau quen, dần dần dung hợp, tổng cộng sinh được 10 người con trai, tất cả đều khôi ngô tuấn tú, tài đức vẹn toàn, quan cao chức trọng, có người còn làm tới chức tể tướng trong triều. Sau này phần đông người của quận Hữu Bắc Bình đều là người Dương gia, là hậu nhân của Dương Ung.

Sau này người ta mới biết, hóa ra vị thư sinh có tướng mạo tiên phong đạo cốt kia lại là một vị thần chuyên khảo sát người hành thiện – ác tại nhân gian. Biết được Dương Ung là người hiếu nghĩa lại thiện lương, vì người làm phúc không cần báo đáp cho nên đã ra tay tương trợ. Cổ nhân có câu: “Người đang làm, trời đang nhìn” quả là không sai.

Vũ Minh (biên dịch)

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x