Thiên cổ kỳ oan tại Trung Quốc (Phần 1)

persecution of falungong e1564455763120

Đã 21 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hàng trăm triệu người theo tập môn này đã bị tước đi quyền được sống, quyền tự do, quyền được đối xử công bằng. Đây được coi là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất hiện nay mà thế giới cần chung tay lên án.

thiên cổ kỳ oan, bức hại Pháp Luân Công
Ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, làm ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người. (Ảnh: TH)

Những trường hợp bức hại tiêu biểu

Ngày 8/12/2017, tại huyện Hùng, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, cô Đỗ Hạ Tiên bị khóa trong một cái lồng và bị đẩy ra tòa xét xử. Trong phiên tòa, thân thể cô Đỗ Hạ Tiên suy nhược bất thường, bị nôn ra máu, sau đó rơi vào hôn mê bất tỉnh. (Theo báo cáo của Minghui.org – trang website của Pháp Luân Công – ngày 11/12/2017.)

Tại Trại Lao động Vạn Gia Hắc Long Giang, một người phụ nữ mang thai khoảng 6-7 tháng bị trói hai tay lên một chiếc dầm ngang và sau đó chiếc ghế nhỏ dưới chân cô ấy bị đá văng đi. Cả người cô ấy gần như bị treo lơ lửng trên không. Chiếc dầm ngang cách mặt đất khoảng 3m. Một sợi dây thừng được buộc một đầu vào ròng rọc trên thanh dầm, và đầu còn lại thì cảnh sát cầm và liên tục kéo lên kéo xuống.

Khi họ kéo sợi dây thừng, người phụ nữ này sẽ bị treo lên cao, và khi họ thả sợi dây ra, cô ấy sẽ bị rơi xuống nhanh chóng. Chịu đau đớn khôn tả, người phụ nữ ấy đã bị sảy thai. Độc ác hơn nữa là cảnh sát ép chồng cô phải đứng xem cảnh vợ mình bị tra tấn. (Theo lời kể trên trang Minghui.org của cô Vương Ngọc Chi, một người tập Pháp Luân Công từng bị tra tấn hơn 100 ngày tại Trại Lao động cưỡng bức Vạn Gia, ngày 15/11/2004.)

Tối 23/3/2002, hơn 10 xe cảnh sát đã bao vây một hộ gia đình tại làng Thâm Tỉnh Tử, huyện Tiền Quách, tỉnh Cát Lâm. Mục tiêu của họ là bắt giữ anh Lưu Thành Quân, một người đã chèn sóng truyền hình phát đi bản tin sự thật về môn tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát dùng côn để đánh đập anh, có người còn hét lên: “Bắn anh ta đi, bắn thẳng vào đầu, cứ bắn chết không phải nghĩ!”. 

Một viên cảnh sát tên là Lý Bá Vũ đã lấy súng ra, bắn 2 phát vào chân anh Lưu và còn hô lên đầy kích động: “Xem lần này thì chạy đi đằng nào!” Anh Lưu tập tức ngã khụy xuống và bị còng tay. Sau đó, cảnh sát cưỡng chế anh lên một chiếc xe rồi đưa về trại giam. Đến ngày 26/12/2003, anh Lưu đã bị bức hại đến chết.

Tháng 10/2000, nhà tù Mã Tam Gia diễn ra một sự kiện xâm hại tình dục gây chấn động thế giới: 18 người tập Pháp Luân Công là nữ giới bị lột hết quần áo và đẩy vào các buồng giam của nam tù nhân. Bà Doãn Lệ Bình là một trong những nạn nhân may mắn sống sót sau sự kiện này.

Ngày 14/4/2016, bà Doãn tham gia phiên điều trần về việc “Lạm dụng tra tấn ở Trung Quốc” tại Capital Hill, bà đã kể lại những phương thức tra tấn tàn khốc mà bà phải chịu đựng trong tù, thậm chí bà còn tận mắt chứng kiến những người tập Pháp Luân Công khác chết do bị tra tấn. Bà nói: “Chúng tôi đã hứa với nhau rằng, bất kỳ ai trong chúng tôi miễn là sống sót thì sẽ phơi bày cuộc bức hại này ra cho thế giới. Hôm nay, tôi xin lên tiếng cho họ, những nạn nhân mãi mãi không thể lên tiếng được nữa”.

Những trường hợp nêu trên chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Ngày 10/12 vừa qua là Ngày Nhân quyền Quốc tế, phía Đài Loan đã tuyên bố cấm những cảnh sát tham gia bức hại Pháp Luân Công, trong đó có cả thành viên Phòng 610 nhập cảnh quốc gia này. Điều này phần nào phản ánh sự tàn khốc của cuộc bức hại từ một góc độ khác.

thiên cổ kỳ oan, bức hại Pháp Luân Công
Bà Doãn Lệ Bình trình bày về bức ảnh người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến biến dạng khuôn mặt tới các Nghị sỹ Quốc hội (Ảnh: ET)

Năm 2017, tổ chức phi chính phủ Freedom House của Mỹ đã công bố bản báo cáo điều tra có tiêu đề “Cuộc chiến giành linh hồn Trung Hoa”, trong đó viết: “ĐCSTQ lo lắng người tập Pháp Luân Công sẽ ngày càng trung thành với những nguyên tắc tín ngưỡng Pháp Luân Công hơn là trung thành với người lãnh đạo ĐCSTQ”. Từ tháng 7/1999, ĐCSTQ đã bắt đầu “không từ thủ đoạn” nhằm trấn áp Pháp Luân Công.

Trong phiên điều trần với Quốc hội Mỹ, bà Doãn Lệ Bình đã nhắc lại lời nói của Tô Tĩnh, giám đốc trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong một phiên họp trung tuần tháng 9/2000: “Đây là một cuộc chiến tranh không có khói lửa, những khoản chi phí mà quốc gia dùng để đối phó Pháp Luân Công tương đương với chiến tranh quốc tế”.

Tháng 3/2002, sau sự kiện chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân của một số người tập Pháp Luân Công, người đứng đầu Phòng 610 Trung Quốc là Lưu Kinh trong một hội nghị về tình hình bức hại Pháp Luân Công, truyền miệng mật lệnh của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân: “nhổ tận gốc” hay “có thể nổ súng bắn chết”. Ông Giang còn từng tuyên bố rằng, đánh chết hay đánh bị thương người tập Pháp Luân Công không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào, “đánh chết thì đánh chết”, “đánh chết tính là tự sát.

Các kênh truyền thông gây kích động thù hận

Các kênh truyền thông ở Trung Quốc cũng chính là kênh phát ngôn của ĐCSTQ. Điều này chính miệng ông Giang Trạch Dân đã thừa nhận trong một chương trình đàm thoại trên kênh truyền hình CBS.

Trong khoảng năm 1999, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã dành 7 giờ phát sóng mỗi ngày để phát sóng hàng loạt các chương trình hay bài phát biểu với nội dung xuyên tạc và làm sai lệch những lời giảng nguyên gốc của ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Đáng chú ý nhất là từ lời giảng “không tồn tại cái gọi là vụ nổ Trái Đất” đã cắt mất chữ “không”, từ đó miệt thị Pháp Luân Công tuyên truyền “ngày tận thế của Trái Đất”.

Ngày 28/7/1999, phóng viên Tân Hoa xã Từ Gia Quân đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Ông Phan Ngọc Phương làm chứng chỉ ra ông Lý Hồng Chí ngụy tạo ngày sinh”, bịa đặt những lời dối trá nhằm phỉ báng nhân cách của ông Lý Hồng Chí.

Bài báo viết: “Ông Phan Ngọc Phương hiện đã 80 tuổi, ông còn nhớ và kể lại sự kiện mùa hè năm 1952, khi đó ông mới 33 tuổi và sống tại trị trấn Công Chủ Lĩnh, huyện Hoài Đức, tỉnh Cát Lâm, đã trực tiếp đỡ đẻ cho bà Lô Thục Trân. Bà Lô Thục Trân bị khó sinh, đau đớn không thể chịu được, cuối cùng để giúp sản phụ sinh được con, ông đã phải dùng đến oxytocin. Khi đó đứa trẻ sinh ra toàn thân tím tái, đứa trẻ này chính là Lý Hồng Chí”.

Tuy nhiên, theo Bách khoa toàn thư Columbia do Đại học Columbia xuất bản, thì các nhà khoa học đến năm 1953 mới phát hiện ra cấu trúc phân tử của oxytocin, cùng năm này họ mới tiến hành nghiên cứu sử dụng oxytocin để hỗ trợ quá trình sinh nở, và chuyện ứng dụng oxytocin trong lâm sàng là chuyện về sau này, nhất định không tồn tại vào năm 1952 như lời ông Phan Ngọc Phương nói.

Đồng thời, ĐCSTQ còn thống kê ra “1.400 trường hợp” lấy những cái gọi là tự tử, giết người, có bệnh không đi chữa trị mà tử vong… tiến hành tuyên truyền quy chụp phỉ báng và miệt thị Pháp Luân công. Chẳng hạn như:

Sở Tuyên truyền huyện Mông Âm tỉnh Sơn Đông biên tạo cái gọi là “chết vì tu luyện”, người nhà không đồng ý bị côn đồ đến đánh: Con gái của Thạch Tăng Sơn, một cư dân tại thị trấn Đào Khư, huyện Mông Âm bệnh tim bẩm sinh, chữa trị không khỏi mà qua đời. Tuy nhiên, Sở Tuyên truyền huyện Mông Âm lại vì để có tài liệu thu thập vu khống cho Pháp Luân Công nộp lên cấp trên, đã biết một văn bản, nói rằng cô con gái này luyện Pháp Luân Công, không chịu uống thuốc, không chịu tiêm và sau đó đã qua đời, yêu cầu người nhà ông Thạch phối hợp với bên đài truyền hình đọc văn bản này. Ban đầu, ông Thạch không muốn bán rẻ lương tâm và không phối hợp. Nhưng sau đó quan chức trong thị trấn đã thuê một nhóm côn đồ liên tục đến nhà ông 3 đêm và đấm đá người nhà ông một cách vô nhân đạo. Cuối cùng ông đã buộc phải thỏa hiệp với Đài truyền hình mà nói dối.

Trương Thanh giết người thân, Cục Công an nói rằng nếu ông ta nhận mình tu luyện Pháp Luân Công sẽ không bị kết án: Trương Thanh là một công nhân ở thành phố Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Ông vốn bị thiếu máu, suy nhược thần kinh cùng nhiều chứng bệnh mãn tính khác, từng điều trị Trung y 8 tháng liên tục. Sau đó, do không đủ tiền mua thuốc, nên ông đã tự kết hợp thuốc bác sĩ kê với hiểu biết của bản thân, thêm vào 2 loại thảo dược. Sau khi uống thuốc, ông đột nhiên bất tỉnh và không thể khống chế bản thân. Một ngày, sau khi uống thuốc ông có ý định tự sát, bị mẹ và em gái phát hiện, khuyên nhủ ông. Nhưng do tác dụng của thuốc, ông đã không kiểm soát được mà giết chết mẹ và em gái. Trương Thanh sau đó bị Cục Công an thành phố Mẫu Đan Giang thẩm tra, nhiều lần ép ông thừa nhận mình luyện Pháp Luân Công, thì sẽ không bị kết án.

ĐCSTQ kiểm soát toàn diện hơn 2.000 tờ báo, hơn 1.000 tạp chí và hàng trăm đài truyền hình, đài phát thanh địa phương, toàn bộ cỗ máy này đều bị lợi dụng dốc toàn lực tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công. Những tuyên truyền này, thông qua các cơ quan thông tấn như Tân Hoa xã, Thông tấn xã Trung Quốc hay nhiều kênh truyền thông hải ngoại đã đưa những tuyên truyền vu khống vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong khoảng nửa năm, các cơ quan truyền thông của ĐCSTQ đã xuất bản cả ở trong và ngoài nước hơn 300.000 bài báo đầu độc không biết bao nhiêu người vốn không hiểu rõ chân tướng sự việc.

Năm 2001, ĐCSTQ còn chế xuất ra cái gọi là “Tự thiêu Thiên An Môn”. Buổi chiều ngày 23/1/2001 (đúng ngày Giao thừa cuối năm), ở quảng trường Thiên An Môn đột ngột diễn ra vụ việc 5 người “tự thiêu”. Chỉ 2 giờ đồng hồ sau khi sự kiện phát sinh, toàn bộ các cơ quan ngôn luận của Trung Quốc như Tân Hoa xã hay CCTV đã đưa tin với tốc độ nhanh như tên lửa các bản tin bằng tiếng Anh, công bố rằng những người “tự thiêu” này đều là người tập Pháp Luân Công.

Theo website minghui.org, trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân (sách chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) có nói rằng: “Người luyện công không được sát sinh.” Trong một bài Giảng Pháp tại Sydney, ông Lý Hồng Chí cũng từng giảng: “Tự sát là có tội”.

Tháng 8/2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng, vụ tự thiêu tại Thiên An Môn thực chất là một vở kịch do chính phủ dàn dựng.

Vụ tự thiêu là hoàn toàn giả mạo

Nữ diễn viên chính bị diệt khẩu ngay tại hiện trường

Từ chương trình Phỏng vấn tiêu điểm của CCTV phát đoạn video quay lại hiện trường cho thấy, Lưu Xuân Linh là bị cảnh sát đánh mạnh bằng một vật nặng vào đầu rồi ngã xuống đất. Tổ chức điều tra quốc tế nhận định rằng, cô Lưu Xuân Linh có khả năng bị đánh chết tại hiện trường chứ không phải bị thiêu cháy mà chết. Người mặc quần áo cảnh sát tại hiện trường vì sao không cứu cô Lưu mà lại đánh mạnh vào đầu cô? Người này là ai? Tại sao anh ta lại muốn giết Lưu Xuân Linh?

Hai tuần sau vụ tự thiêu, phóng viên Philip Pan của tờ Washington Post đã xuất bản báo cáo điều tra có tiêu đề “Ngọn lửa tự thiêu soi tỏ tấm màn đen tối của Trung Quốc”, trong đó kể lại việc nhóm phóng viên điều tra đã đến khu nhà ở của cô Lưu Xuân Linh ở thành phố Khai Phong và hỏi thông tin từ những người hàng xóm. Họ nói với nhóm phóng viên rằng: Không có ai từng nhìn thấy cô Lưu luyện Pháp Luân Công.

Cảnh sát tại Thiên An Môn khi đi tuần luôn mang theo bình cứu hỏa?

thiên cổ kỳ oan, bức hại Pháp Luân Công
Ảnh chụp màn hình CCTV.

Ngày 16/10/2004, Tờ The Age của Úc xuất bản một bài báo, trong đó đặt ra nghi vấn đoạn video mà CCTV đăng tải: “Cảnh sát Trung Quốc không thể đoán sự việc nào sẽ diễn ra, ấy vậy mà chỉ trong khoảng 90s hàng loạt các thiết bị chữa cháy đồng loạt xuất hiện trên mành hình, bao gồm cả những bình cứu hỏa cỡ lớn”. Phải chăng cảnh sát luôn mang theo bình cứu hỏa các loại khi đi tuần tra?

Quần áo bị cháy, nhưng chai nhựa đựng xăng thì vẫn còn nguyên vẹn? 

Từ màn hình CCTV có thể thấy sau khi cảnh sát dùng chăn dập lửa, thì chỉ có quần áo của nạn nhân là bị cháy, còn lại đầu tóc vẫn nguyên vẹn. Điều đáng nói là chai nhựa đựng xăng màu xanh lá cây trong lòng người đàn ông cũng không hề bị ảnh hưởng.

Ai là nhiếp ảnh gia bên ngoài hiện trường?

Từ hình ảnh ghi lại cho thấy, những nhân viên cảnh sát tỏ ra hết sức bình tĩnh trước vụ việc. Cộng đồng quốc tế đã đặt ra nghi vấn: cảnh quay trên CCTV rõ ràng là ở cự ly gần, có nhiều góc máy quay cận cảnh, rõ nét từ nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí còn ghi lại được cả âm thanh thuyết minh. Các nhiếp ảnh gia trong tình huống khẩn cấp và hỗn loạn ở hiện trường liệu có thể làm “chuyên nghiệp” như vậy không?

Vương Tiến Đông có phải người tập Pháp Luân Công không?

thiên cổ kỳ oan, bức hại Pháp Luân Công
Vương Tiến Đông tự nhận mình là một người tập Pháp Luân Công kỳ cựu mà lại không thể ngồi song bàn. (Ảnh: Minghui.org)

Vương Tiến Đông tự nhận mình là một người tập Pháp Luân Công kỳ cựu mà lại không thể ngồi song bàn. Hơn nữa, sau “vụ tự thiêu” trên Tân Hoa xã còn xuất hiện đến 3 nhân vật Vương Tiến Đông với khuôn mặt khác nhau.

Hình ảnh tư thế hai bàn tay cũng không phải là động tác chính xác của Pháp Luân Công, hai ngón tay cái sẽ chỉ chạm vào nhau chứ không xếp chồng lên như vậy.

Phẫu thuật khí quản vẫn có thể hát được?

Các kênh truyền thông chính thức đưa tin: “Lưu Tư Ảnh, một bé gái 12 tuổi bị thương nặng do bỏng đã phải tiến hành phẫu thuật khí quản tại bệnh viện”. Vậy mà, Lưu Tư Ảnh với thân thể bị tổn thương nghiêm trọng như vậy lại vẫn có thể nói chuyện với phóng viên trong bản tin của Tân Hoa Xã. Một vị bác sỹ Tây y ở Mỹ xem xong báo cáo này, cười lên nói rằng: “Khí quản bị rạch sau khi phẫu thuật, thì người ta tuyệt đối không thể trong thời gian ngắn như vậy mà khôi phục được khả năng nói chuyện. Hoặc là Tân Hoa Xã nói dối, hoặc là có kỳ tích y học”.

Hãy trả lại sự thật

Có bao nhiêu người Trung Quốc thiện lương đã bị đầu độc bởi những lời dối trá này? Có bao nhiêu quan chức Trung Quốc dưới sự dẫn động của những lời dối trá mà tham gia bức hại Pháp Luân Công một cách có hệ thống?

Trong cuộc bức hại, có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công đã xuyên việt sinh tử, dám bước ra để nói rõ sự thật cho con người thế gian?

18 năm qua, bao nhiêu người tập Pháp Luân Công phải chịu cảnh bức ép đến vợ chồng ly tán, bị khai trừ công tác, bị đưa vào trại lao động, bị kết án, tra tấn, thậm chí là là mất tích, tàn tật hay đã qua đời?

Xem tiếp: phần 2: Thiên cổ kỳ oan tại Trung Quốc

Theo Trithucvn.org

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x