Khảo sát: Vaccine COVID-19 của Trung Quốc có độ tín nhiệm quốc tế thấp nhất

vaccine minh chan tuong

Vaccine do Trung Quốc sản xuất có độ tín nhiệm quốc tế thấp. Có khảo sát cho thấy vaccine của Trung Quốc thậm chí còn không được tin tưởng bằng vaccine của Nga.

Trong số các loại vaccine được sản xuất tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, hiện tại, vaccine sản xuất tại Trung Quốc có mức độ đáng tin cậy thấp nhất trên thế giới.

Tỷ lệ hiệu quả của vaccine Pfizer trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn thứ ba là 95%, trong khi tỷ lệ hiệu quả của vaccine Moderna là 94%.

Một bài nghiên cứu được các chuyên gia cùng ngành thẩm định (peer review) được công bố trên tạp chí y khoa Anh “Lancet” vào tháng 2 năm nay đã xác nhận rằng, vaccine “Sputnik-V” loại hai liều do Nga phát triển có hiệu quả bảo vệ trong thử nghiệm lâm sàng là 91,6%.

Thông tin công khai cho thấy, về vaccine do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất, hiệu quả ở Thổ Nhĩ Kỳ cao tới 83,5%, tỷ lệ bảo vệ trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ở Indonesia là 65,3% và tỷ lệ bảo vệ trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ở Brazil đã giảm xuống 50,4%. Theo báo cáo, những dữ liệu không nhất quán này đã khiến một số nước phương Tây nghi ngờ.

Vào tháng 1 năm nay, một cuộc khảo sát do YouGov, một công ty nghiên cứu thị trường của Anh, thực hiện với khoảng 19.000 người ở 17 quốc gia và khu vực cho thấy hầu hết mọi người đều nghi ngờ vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Tờ Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) của Mỹ đưa tin, theo khảo sát của YouGov, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là quốc gia nước ngoài đầu tiên chấp nhận vaccine do Trung Quốc phát triển, nhưng người dân UAE tin tưởng vào vaccine do Nga hoặc Ấn Độ phát triển hơn. Ngay cả ở Mexico và Indonesia, những quốc gia đang hợp tác với Trung Quốc để phát triển vaccine, người dân vẫn thích vaccine do Nga sản xuất hơn là vaccine của Trung Quốc.

“Khảo sát phong vũ biểu Trung Á” (Central Asia Barometer Survey) được công bố vào đầu tháng 2 cho thấy, 52% người Kazakhstan, 58% người Uzbekistan và 76% người Kyrgyzstan tin rằng Nga sẽ là nước có khả năng nhất trong việc cung cấp vaccine cho nước họ. Chỉ có 20% người Kazakhstan, 14% người Uzbekistan và 8% người Kyrgyzstan cho rằng Trung Quốc là quốc gia có khả năng giúp họ nhất.

Thời báo Campuchia-Trung Quốc (The Cambodia China Times) của Campuchia đưa tin vào ngày 19/3 rằng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng “vaccine của Trung Quốc là an toàn nhất, cho đến nay, tất cả những người tiêm chủng đều không có phản ứng bất lợi nào”.

Vaccine COVID-19
Khảo sát cho thấy vaccine COVID-19 của Trung Quốc có độ tín nhiệm quốc tế thấp nhất. (Leonardo Fernandez Viloria/Getty Images)

Tuy nhiên, trước khi Hun Sen đưa ra nhận xét trên, ông và vợ đã được tiêm vaccine AstraZeneca vào ngày 4/3. Reuters đưa tin, liều vaccine AstraZeneca này là do Ấn Độ cung cấp.

Người phát ngôn của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc – ông Quách Vệ Dân (Guo Weimin) đã khoe khoang tại “Lưỡng Hội” năm nay rằng tính đến cuối tháng 2, Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ vaccine cho 69 quốc gia và 2 tổ chức quốc tế, đồng thời xuất khẩu vaccine sang 28 quốc gia.

Mặc dù vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được chấp thuận sử dụng ở hàng chục quốc gia trên thế giới, nhưng không có vaccine nào của nước này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn sử dụng.

Một số trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine do Trung Quốc sản xuất

Ngày 20/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan được xác nhận có kết quả xét nghiệm dương tính với Coronavirus mới và hiện đang tự cách ly tại nhà.

Chỉ hai ngày trước đó, vào ngày 18/3, kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin rằng ông Imran Khan đã tiêm liều vaccine đầu tiên ở Islamabad do Tập đoàn Sinopharm sản xuất.

Pakistan đã khởi động một kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn dân vào ngày 10/3. Tuy nhiên, Reuters đưa tin, các nhân viên y tế Pakistan đang lo lắng về vaccine của Trung Quốc.

Vào ngày 18/3, trước khi Thủ tướng Pakistan được chẩn đoán, bà Lưu, một kỹ thuật viên y tế tại Bệnh viện số 8 Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã được chẩn đoán nhiễm bệnh. Đồng nghiệp của bà Lưu cho biết bà đã tiêm hai liều vaccine Trung Quốc hơn một tháng trước đó.

Sau khi Trung Quốc xuất hiện trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh (bệnh nhân họ Lưu), các chuyên gia y tế Trung Quốc đã bắt đầu thảo luận về khả năng tiêm “mũi thứ ba”.


Theo Epoch Times Tiếng Trung

Đông Phương biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x