Top 10 sự kiện nóng được tìm kiếm tại Trung Quốc năm 2020

thiếu giường bệnh virus vũ hán

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp thế giới, quan hệ đối ngoại trong và ngoài Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Dưới đây là 10 sự kiện được tìm kiếm nóng nhất Trung Quốc trong năm 2020.

1. Dịch viêm phổi Vũ Hán

sự kiện
Vào đầu năm nay, khi bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát, thi thể người đầy rẫy khắp nơi trong các bệnh viện ở Vũ Hán. (Ảnh từ Internet).

Sau khi bùng phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, virus viêm phổi Vũ Hán đã nhanh chóng lan ra khắp Trung Quốc và toàn cầu. Nhiều nguồn tin khác nhau đã xác nhận rằng, việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh đã gây ra trận đại dịch thế kỷ.

Ban đầu dịch bùng phát ở Vũ Hán, bác sĩ Lý Văn Lượng và nhiều bác sĩ khác đã lan truyền những thông tin liên quan trên mạng xã hội, nhưng đổi lại là những lời cảnh cáo và trừng phạt của giới chức, và cuối cùng anh đã chết vì dịch bệnh. Virus lây từ người sang người là một sự thật đã được chứng minh, nhưng các nhà chức trách lại tiếp tục che giấu cho đến khi dịch bệnh hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát. Ngoài ra, ĐCSTQ còn cấu kết với Tổ chức Y tế Thế giới che giấu dịch bệnh khiến virus hoành hành khắp thế giới.

2. Xung đột Trung-Ấn

Xung đột Trung-Ấn
Sau sự kiện xung đột bạo lực tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn, một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh vào thứ Tư, ngày 17/6/2020. (Ảnh từ Internet).

Kể từ ngày 5/5, đã có nhiều cuộc đối đầu và xung đột tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trong số đó, cuộc xung đột bùng phát tại thung lũng Galwan vào tối ngày 15/6 đã khiến hàng chục binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Đây là cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn tồi tệ nhất suốt 45 năm qua.

Báo cáo thường niên do Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ – Trung Quốc công bố cho biết, có bằng chứng cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho “Sự kiện Thung lũng Galwan”. Hơn nữa họ đã tính đến khả năng xuất hiện thương vong.

3. Lũ lụt ở Miền Nam Trung Quốc

Lũ lụt ở Miền Nam Trung Quốc
Đến ngày 26/6, 26 tỉnh thành tại Trung Quốc đang hứng chịu thảm họa lũ lụt, sự kiện này khiến 13,74 triệu lượt người bị ảnh hưởng. (Ảnh cắt từ video).
ngap lut minh chan tuong
Đến 15 giờ chiều ngày 13/7, Trung Quốc có tổng cộng 70 trạm thủy văn ở trạng thái vượt cảnh báo, trạm thủy văn ở khu vực hồ Động Đình, hồ Bà Dương vượt mức cảnh báo nghiêm trọng. (Ảnh từ internet).

Đến ngày 26/6, 26 tỉnh thành tại Trung Quốc đang hứng chịu thảm họa lũ lụt, 13,74 triệu lượt người bị ảnh hưởng. (Ảnh cắt từ video).

Đến 15 giờ chiều ngày 13/7, Trung Quốc có tổng cộng 70 trạm thủy văn ở trạng thái vượt cảnh báo, trạm thủy văn ở khu vực hồ Động Đình, hồ Bà Dương vượt mức cảnh báo nghiêm trọng. (Ảnh từ internet).
Trong 3 quý đầu năm 2020, 8 thiên tai gồm thiên tai địa chất, bão, mưa đá, hạn hán, động đất, nhiệt độ thấp đóng băng, thảm họa tuyết, cháy rừng và đồng cỏ đã xảy ra ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến tổng cộng 130 triệu người. So với cùng kỳ năm ngoái, số người bị ảnh hưởng đã tăng lên 12,8%.

Đặc biệt là vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng nhất đã xảy ra. Các con sông lớn như sông Trường Giang và sông Hoàng Hà đã trải qua 21 trận lũ lớn được đánh số chính thức. Dòng xả lũ của đập Tam Hiệp có dòng chảy lớn nhất kể từ khi xây dựng hồ chứa, đạt 75.000m3 mỗi giây.

Thảm họa liên tiếp xảy ra, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại to lớn cho người dân ở nhiều khu vực, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch lương thực, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc.

4. Nội Mông Cổ bị Hán hóa

Nội Mông Cổ bị Hán hóa
Học sinh Nội Mông Cổ cầm khẩu hiệu “Ngoại ngữ là công cụ, tiếng mẹ đẻ là linh hồn” để phản đối kế hoạch thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Hán. (Ảnh: Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ)

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu ép buộc dạy tiếng Trung ở Nội Mông trong học kỳ mùa thu, khiến hàng chục nghìn người Nội Mông biểu tình phản đối. Đây là cuộc biểu tình thành phố lớn nhất ở Nội Mông trong những thập kỷ gần đây.

Người dân Nội Mông lo ngại rằng, chương trình giảng dạy tiếng Trung mới do ĐCSTQ ép buộc sẽ xóa sổ nền văn hóa của các dân tộc thiểu số. Các cuộc biểu tình của người dân Nội Mông đã bị chính quyền đàn áp. Ít nhất hàng trăm phụ huynh, giáo viên và đại diện nhân quyền bị bắt hoặc quản thúc tại gia.

5. Thoát nghèo giả

Thoát nghèo giả
Ngày 16/9 Tập Cận Bình đã đi thực tế tại tỉnh Hồ Nam (Nguồn: Chụp màn hình video).

Ngày 16/9 Tập Cận Bình đã đi thực tế tại tỉnh Hồ Nam (Nguồn: Chụp màn hình video).
Năm 2015, ĐCSTQ đề xuất “đạt mục tiêu toàn dân thoát nghèo vào năm 2020”. Cuối tháng 11/2020, ĐCSTQ đã chính thức tuyên bố rằng, tất cả 823 huyện nghèo cấp nhà nước của Trung Quốc đã “thoát nghèo”. Điều này đã gây tranh cãi. Sau đó, Văn phòng Xoá đói giảm nghèo của Quốc vụ viện đã “dập lửa” dư luận khi nói rằng, có thoát nghèo hay không chính quyền trung ương mới là người quyết định.

Mặc dù sự kiện “thoát nghèo toàn diện” đang bị đặt dấu hỏi, ông Tập Cận Bình vẫn chính thức tuyên bố tại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ ngày 3/12 rằng, “Nhiệm vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ mới” đã được hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, vào cuối tháng 5 năm nay, ông Lý Khắc Cường đã tuyên bố trong cuộc họp báo của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng, có 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3.5 triệu VNĐ).

6. Tổng tuyển cử Hoa Kỳ

Tổng tuyển cử Hoa Kỳ
(Ảnh từ Internet)

Trong vụ gian lận bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầy rẫy những bàn tay đen và bóng ma của ĐCSTQ.

Gây tranh cãi nhất là máy bỏ phiếu của Dominion được thiết kế bởi các nước cộng sản như Trung Quốc, Venezuela và Cuba, và sử dụng một số linh kiện do Trung Quốc sản xuất. Một tháng trước cuộc bầu cử, công ty mẹ của Dominion có thể đã nhận được 400 triệu đô la Mỹ hỗ trợ tài chính từ ĐCSTQ thông qua Công ty UBS Securities.

Ngoài máy bỏ phiếu, anh Vinness A. Ollervides, thế hệ đỏ thứ 3 của ĐCSTQ, cũng xác nhận rằng, ĐCSTQ đã in phiếu bầu giả tại 3 bang Mississippi, Florida và Bắc Carolina, với sản lượng hàng tháng là 500.000 phiếu.

Một đoạn video “Âm mưu đánh cắp nước Mỹ” được Tổng thống Mỹ Trump giới thiệu nhiều lần, chỉ ra rằng cuộc bầu cử Mỹ lần này minh chứng một cách đầy đủ rằng, chủ nghĩa cộng sản đã thực hiện mục tiêu lật đổ nước Mỹ. ĐCSTQ đóng một vai trò quan trọng phía sau.

The Plot to Steal America

7. Quan hệ Trung-Mỹ

Sáng sớm ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liên tiếp công bố các dòng tweet, nhấn mạnh rằng ĐCSTQ là mối đe dọa thực sự đối với Hoa Kỳ về chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, tự do học thuật, các vấn đề quốc tế và thị trường tài chính.

Để chống lại ĐCSTQ, Hoa Kỳ đã áp dụng một số biện pháp chế tài hoặc hạn chế.

Điều thú vị nhất là, Hoa Kỳ đã giảm thị thực không di dân (B1 / B2) cho các đảng viên ĐCSTQ và các thành viên gia đình trực hệ của họ, từ 10 năm xuống còn 1 tháng, và chỉ được nhập cảnh một lần. Sở Di trú Hoa Kỳ cũng đã ban hành một hướng dẫn, nhấn mạnh rằng các đảng viên Đảng Cộng sản không được phép nhập cư.

Hoa Kỳ còn lần lượt chế tài 14 phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ, 11 quan chức cấp cao của ĐCSTQ và Hồng Kông, cùng 17 quan chức nước ngoài và thành viên gia đình trực hệ hủ bại hoặc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Ngoài ra, TT. Trump đã ký một lệnh hành pháp, cấm công ty và cá nhân Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty Trung Quốc được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liên tiếp bổ sung hàng chục thực thể Trung Quốc như Công ty SMIC và Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc vào danh sách các đơn vị bị kiểm soát xuất khẩu, nhằm ngăn chặn ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và đánh cắp bí mật của Hoa Kỳ.

Tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ cũng đơn phương yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại Houston trong một khoảng thời gian hạn định.

8. Jack Ma bị điều tra

Jack Ma bị điều tra
Ảnh từ Internet

Sau khi Jack Ma, người sáng lập Alibaba tấn công các cơ quan giám sát, quản lý của ĐCSTQ tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Thượng Hải, ông liên tiếp bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp. Đầu tháng 11, việc niêm yết của Tập đoàn Ant Group bất ngờ bị đình chỉ. Jack Ma và các giám đốc điều hành khác của Ant Group đã bị chính quyền “hẹn gặp”.

Ngày 10/12, dự án quy hoạch chi nhánh Côn Minh thuộc “Đại học ven hồ”, một tập đoàn kinh doanh giàu có do Jack Ma thành lập cùng 9 doanh nhân và học giả, bất ngờ bị đình chỉ trong quá trình xây dựng. Ngày 24/12, chính quyền ĐCSTQ đã đệ đơn điều tra đối với Alibaba với danh nghĩa chống độc quyền. Sau đó, lại “hẹn gặp” Ant Group lần thứ hai về việc giám sát tài chính. Các nguồn tin của “Vision Times” tiết lộ rằng Jack Ma đã bị kiểm soát biên giới tạm thời vào cuối tháng 10.

Nhật báo Phố Wall” đưa tin, ông Tập Cận Bình ngày càng không thể dung nhẫn đối với các công ty tư nhân lớn có vốn và sức ảnh hưởng ngày càng lớn. Các công ty tư nhân này được coi là mối đe dọa đối với sự thống trị của ông Tập Cận Bình. Việc niêm yết của Tập đoàn Ant Group đã bị đình chỉ là do mối quan hệ căng thẳng suốt nhiều năm giữa Jack Ma và chính quyền ĐCSTQ đã bùng phát.

9. Hạn chế điện và than

Hạn chế điện và than
Bắc Kinh ngày 16/1/2020 (Ảnh minh họa: WhiteLife / Shutterstock)

Quan hệ Trung Quốc – Australia đang căng thẳng. Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp tẩy chay nhập khẩu than của Australia, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia và sinh kế của người dân nước này, khiến nhiều ngành sản xuất tại Trung Quốc bị ảnh hưởng. Từ giữa đến cuối tháng 12, Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây và những nơi khác liên tiếp đưa ra thông báo về việc mất điện hoặc cắt điện.

Các thành phố của tỉnh Quảng Đông, gồm Quảng Châu, Đông Quản, Thâm Quyến, Trung Sơn, Phật Sơn, Huệ Châu và Chu Hải, đã mất điện trên diện rộng không báo trước. Trước sức ép của dư luận, thái độ của giới chức ĐCSTQ thay đổi mạnh mẽ. Giới chức tuyên bố muốn trở thành đối tác với Australia và hy vọng quan hệ giữa hai nước sẽ trở lại trạng thái bình thường.

10. Bắc Kinh cưỡng chế tháo dỡ nhà

Cuối năm 2020, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ một phần Làng văn hóa Hương Đường, thị trấn Thôi Thôn, huyện Xương Bình, gây ảnh hưởng đến gần 3.800 hộ gia đình và hàng chục nghìn người trong thôn.

Bà Thái Hà, cựu giáo sư Trường Đảng trực thuộc Trung ương ĐCSTQ tại Mỹ, tiết lộ trên Twitter rằng, lý do thực sự của việc tháo dỡ là: “Một ‘cao nhân’ đã xem phong thủy cho Hoàng đế Tập để quy hoạch định đô.Thầy phong thủy nói rằng, các ngôi nhà ở Hương Đường đã đè lên miệng long mạch nên chúng đã bị dỡ bỏ. Các cư dân liều mình chống lại. Công an, cảnh sát đặc nhiệm đe dọa và uy hiếp người dân. Hai bên đã xảy ra một cuộc đối đầu gay gắt.”

Trương Lan từ Trí thức VN

Theo Vision Time Tiếng Trung

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x