[Giải nghĩa]
Trong tiếng Trung, thành ngữ “liễu ám hoa minh” là chỉ mắt nhìn thấy tình huống không còn đường tiến nữa, thì đột nhiên xuất hiện chuyển biến và hy vọng.
[Ví dụ]
Sau khi anh ấy trải qua hết lận đận trong cuộc sống, giờ đây đúng là đã ‘liễu ám hoa minh’ rồi (trong hoàn cảnh khốn khó, mà tìm được lối thoát).
[Gần nghĩa, trái nghĩa]
‘Hoa hồng liễu lục, hoa kiều liễu mị’ (hoa đỏ liễu xanh, hoa đẹp liễu tươi—chỉ cảnh sắc tươi đẹp); ‘sơn cùng thủy tận’ (núi cùng nước tận—lâm vào cảnh tuyệt vọng).
Câu chuyện đúc kết thành ngữ: “Liễu ám hoa minh”
Thành ngữ này lấy từ bài thơ Đường «Ma Ha Trì tống Lý thị ngự chi phong tường» của Võ Nguyên Hành. Thi nhân yêu nước Lục Du nổi tiếng thời Nam Tống kiên quyết chủ trương kháng Kim, bị tước mất chức quan. Lục Du trở về cố hương Sơn Âm (nay là Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang), chỉ ngồi đọc sách qua ngày.
Một ngày, Lục Du đi chơi xa, vượt qua con đường có non có nước, đi được hơn một canh giờ, nhà cửa ngày càng thưa thớt. Khi ông leo lên một sườn dốc phóng mắt nhìn, chỉ thấy trước mặt núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tựa như không còn đường đi nữa. Nhưng Lục Du ham chơi nên không muốn quay đầu. Ông men theo sườn núi đi về phía trước, được mấy chục bước, rẽ qua góc núi, thì đột nhiên phát hiện ở trong một thung lũng gần đó có một thôn trang nhỏ. Nơi ấy hoa đỏ liễu xanh, cảnh sắc xinh tươi, hệt như cõi bồng lai trong truyền thuyết.
Trở về nhà, Lục Du có ấn tượng sâu sắc với chuyến tản bộ xa này, mới sáng tác bài thơ luật thất ngôn «Du Sơn Tây thôn», trong đó có hai câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (tạm dịch: Núi cùng nước tận ngờ hết lối, Bóng liễu hoa tươi một thôn làng). Ý tứ là: giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Đây là hai câu thơ tả cảnh trữ tình, hàm chứa triết lý phong phú, được mọi người yêu thích và truyền tụng hàng trăm ngàn năm qua.
Tác giả: Đường Liên chỉnh lý
Nguồn: Chánh Kiến
- Xem thêm:
- Câu chuyện thành ngữ: ‘Kết thảo hàm hoàn’, sống chết không quên ân
- Câu chuyện thành ngữ: Ngu Công dời núi
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!
Rất ý Nghĩa và chân thật