Câu chuyện thành ngữ: Lời hứa không thể nói chơi, chữ Tín không thể đánh mất!

chữ Tín không thể đánh mất
Trát công tử ở Diên Lăng không quên lời hứa của mình, tháo bảo kiếm nghìn vàng dâng lên mộ phần cố nhân. Tranh “Diên Lăng quải kiếm đồ” của Trương Hoành thời nhà Minh. (Ảnh: Tài sản công)

Thành ngữ: “Quý Trát treo kiếm”

Đây là câu chuyện kể về một vị công tử nước Ngô, tên là Quý Trát, đã giữ lời hứa tặng kiếm cho vua nước Từ ngay cả khi ngài đã tạ thế. Ông được người đời ca tụng là tấm gương lý tưởng về trọng tình nghĩa, giữ chữ tín, đáng để người đời sau học tập. Lời hứa không thể nói chơi, chữ Tín không thể đánh mất!

“Thế là Quý Trát bỏ thanh kiếm xuống, đặt trước mộ phần của Từ quân rồi rời đi”. (Theo sử ký Ngô Thái Bá Thế Gia)

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có nước Ngô trứ danh là nơi luyện kiếm tốt và còn lưu truyền nhiều câu chuyện liên quan đến bảo kiếm.

Quý Trát, hay còn gọi là Công Tử Trát, Diên Lăng Quý Tử, là con trai út của Ngô Vương Thọ Mộng. Vì là người vừa giỏi giang lại hiền đức, nên Quý Trát rất được vua cha tín nhiệm, giao cho trọng trách viếng thăm nhiều nước như Lỗ, Tề, Trịnh, Vệ, Tấn, v.v. 

Trên đường đến Tấn quốc, Quý Trát đi ngang qua nước Từ, thấy cuộc sống an bình thịnh vượng của dân chúng ở đây bèn muốn ghé thăm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình. Vua nước Từ đã nghe danh Quý Trát từ lâu nên cũng rất niềm nở mở tiệc tiếp đón, hai người nói chuyện rất tâm đầu ý hợp. Lúc trò chuyện, vua Từ cứ thỉnh thoảng liếc nhìn thanh bảo kiếm của Quý Trát mang bên người. Tuy rất yêu thích nhưng vì biết đó là bảo vật nước Ngô nên cứ lừng khừng không hỏi.

chữ Tín không thể đánh mất
Trát công tử ở Diên Lăng không quên lời hứa của mình, tháo bảo kiếm nghìn vàng dâng lên mộ phần cố nhân. Tranh “Diên Lăng quải kiếm đồ” của Trương Hoành thời nhà Minh. (Ảnh: Tài sản công)

Thời đó, đeo kiếm là một trong những lễ tiết quan trọng, Quý Trát đi sứ lần này là vì bàn chuyện quốc sự nên ông không thể đem tặng bảo kiếm. Ông tự nhủ: “Khi đến nước Tấn xong, mình sẽ tặng Từ quân thanh bảo kiếm này”. Nhưng ông chỉ thầm hứa trong tâm chứ không hề nói ra miệng.

Nào ngờ, khi Quý Tát quay lại thì vua nước Từ đã qua đời. Tuy vậy, ông vẫn mang bảo kiếm cho người kế vị vua Từ. Cận thần của ông can ngăn, nói vua Từ đã qua đời rồi thì không cần tặng nữa, bởi thanh bảo kiếm này vô cùng quý báu, không nên tặng cho người khác.

Quý Trát trả lời: “Lần trước, khi gặp vua Từ, tuy ngài không nói ra nhưng ta biết ngài rất yêu thích thanh kiếm này. Nhưng ta phải đi sứ, nên không thể tặng ngài. Dù vậy nhưng ta đã hứa với lòng mình lúc quay về sẽ tặng ngài. Chẳng lẽ vì ngài qua đời mà không cần tặng kiếm nữa sao? Đó chính là lừa gạt lương tâm của mình, bởi vì yêu thích bảo kiếm mà làm trái lời hứa. Người chính trực trọng chữ tín sẽ không bao giờ làm như vậy”.

Thế rồi Quý Trát đem thanh bảo kiếm đến cho người nối dõi của vua Từ nhưng người này không nhận mà rằng: “Tiên quân không để lại di mệnh, nên ta không thể nhận bảo kiếm”. 

Quý Trát liền đem thanh bảo kiếm treo lên cây liễu trước mộ phần của vua Từ rồi rời đi. Từ Quốc quốc quân vì thế mà tấm tắc khen ngợi Quý Trát, ca rằng: “Trát công tử ở Diên Lăng không quên lời hứa của mình, tháo bảo kiếm nghìn vàng dâng lên mộ phần cố nhân” (Diên Lăng Quý tử hề bất vong cố, thoát thiên kim chi kiếm hề đái khâu mộ).

Gương sống đạo đức của Quý Trát được ghi lại trong sử ký Ngô Thái Bá Thế Gia và cuốn Tân Tự Tiết Sĩ Đệ Thất. Tuy nội dung có khác nhau đôi chút nhưng đều nhắc tới tình bằng hữu giữa hai nhân vật và ca ngợi Quý Trát giữ chữ tín ngay cả với người đã mất.

Câu chuyện này cho thấy, quân tử thời xưa dù chỉ hứa trong tâm nhưng vẫn cố gắng tuân thủ chữ Tín. Vậy mà ngày nay, dù lời hứa đã thốt ra miệng nhưng vẫn làm trái, nên chỉ còn cách viết hợp đồng, khế ước giấy trắng mực đen mới có thể ràng buộc lẫn nhau. Điều này chẳng phải khiến chúng ta nên nghĩ sâu xa hơn một chút về: Thế là nào trọng chữ Tín?

Tác giả: Từ Mục Nhân
Lý Mai biên tập theo Epoch Times Tiếng Việt
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x