Câu chuyện thành ngữ: Giang Lang tài tận

Sau khi tỉnh dậy, Giang Yêm cảm thấy vô cùng khó hiểu, đầu óc hoàn toàn trống rỗng.
Sau khi tỉnh dậy, Giang Yêm cảm thấy vô cùng khó hiểu, đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Hình ảnh minh họa, tranh vẽ thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Ví von năng lực sáng tác cạn kiệt, không còn khả năng sáng tác văn chương hoặc không nghĩ ra được sáng kiến mới.

Thành ngữ tương quan: Vô kế khả thi, Nay đâu bằng xưa.

Giang Yêm, còn gọi là Giang Văn Thông, là một văn nhân nổi tiếng thời Nam Bắc triều. Khi ông sáng tác thì ý văn tuôn trào, bút viết đến đâu ý văn đến đó, thanh thoát linh hoạt.

Một lần, ông nghỉ ngơi tại một nơi có tên là Dã Đình, bất giác ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong lúc mơ màng, ông thấy một người đàn ông từ xa đến, tiến gần và nói rằng: “Văn Thông huynh, tôi là Quách Phác. Tôi có một cây bút để ở chỗ của huynh cũng lâu rồi, nay đã đến lúc huynh phải trả lại cho tôi”.

Giang Yêm không nói lời nào, bèn từ trong ngực áo lấy ra một cây bút ngũ sắc giao trả cho Quách Phác. 

Sau khi tỉnh dậy, Giang Yêm cảm thấy vô cùng khó hiểu, đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Về đến nhà, ông cầm bút lên trầm tư suy nghĩ rất lâu mà vẫn không nghĩ ra được một chữ nào. Ông vắt óc suy nghĩ khó khăn lắm mới viết ra được hai, ba câu thơ, nhưng những câu thơ đó không lạc đề thì cũng rất phàm tục.

Từ đó về sau, Giang Yêm không còn sáng tác ra được những bài văn chương hay như trước được nữa. Từ đó, “Giang Lang tài tận” trở thành một câu thành ngữ miêu tả lực bất tòng tâm hoặc năng lực sáng tác bị cạn kiệt. Một số người khi biểu thị bản thân không có tài năng gì thì cũng nói một cách khiêm tốn rằng “Giang Lang tài tận”.

Câu chuyện liên tưởng: Giả Bảo Ngọc có tài vặt

Nhân vật chính của tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” là công tử khôi ngô tuấn tú của Giả phủ, lúc ra đời trong miệng ngậm một viên ngọc ngũ sắc, vì vậy mà được đặt tên là Bảo Ngọc.

Ngày nọ, phụ thân của Giả Bảo Ngọc là Giả Chính nghe nói thầy giáo ở trường tư thục khen con trai ông rằng mặc dù cậu không thích đọc sách nhưng lại có chút tài vặt, vì vậy ông bèn gọi con trai vào hoa viên để thử cậu. Hoa viên rộng lớn này chỉ mới được xây dựng xong gần đây, có rất nhiều đình đài lầu các vẫn chưa được đặt tên.

Nhiều khách khứa hay tin Giả Chính muốn thử tài hoa của Bảo Ngọc, vì vậy bèn tùy ý đặt vài cái tên tầm thường thô tục để Bảo Ngọc thể hiện tài nghệ của mình. Bảo Ngọc cũng không khách khí, cậu nhìn thấy trên ngọn đồi có một hòn đá màu trắng giống như một chiếc gương, bèn nói: “Đề tên là ‘Khúc kính thông u’, thật trang nhã biết mấy”. Mọi người nghe thấy đều khen ngợi: “Tuyệt quá! Tuyệt quá!”

Câu chuyện thành ngữ: Giang Lang tài tận
Bức họa về “Hồng lâu Mộng” do Tôn Ôn thời nhà Thanh vẽ. (Ảnh: Tài sản công)

Khi bước đến một cái đình nhỏ, Bảo Ngọc liền nói: “Nơi này nên gọi là ‘Bí phương đình’”. Mọi người đều gật gù khen hay. Sau đó đến một góc vườn, Bảo Ngọc lại nói: “Tốt nhất nên đặt là ‘Hữu phụng lai nghi’”. Quan khách tiếp tục vỗ tay tán thưởng. 

Đi tiếp, lại ngang qua mấy gian nhà lá mọc đầy hoa cỏ, Bảo Ngọc nói: “Trong thơ Đường có ‘sài môn lâm thủy đạo hoa hương’, vậy sao không dùng ‘Đạo hương thôn’?”. Mọi người nghe xong càng vỗ tay tán thưởng lớn hơn. Mọi người vừa nói vừa đi đến một cái cổng được xây bằng ngọc thạch, Giả Chính hỏi: “ Nơi này nên đề chữ gì đây?”. Mọi người nói: “Thật giống hệt ‘Bồng lai tiên cảnh’”. Giả Chính lắc đầu không nói gì, ông muốn xem Bảo Ngọc muốn đề chữ gì.

Nào ngờ đâu một người vốn xuất khẩu thành thơ như Bảo Ngọc vừa nhìn thấy nơi này thì lại ngây người ra, cứ cảm giác hình như đã từng gặp qua nơi này, nghĩ ngợi một hồi lâu vẫn không nhớ ra được. Mọi người không biết tâm sự của Bảo Ngọc, cho rằng cậu mệt mỏi cả nửa ngày trời, cho nên có lẽ đã “Giang Lang tài tận” rồi, vì vậy liền khuyên Giả Chính rằng: “Ngày mai tiếp tục vậy!”. Giả Chính cười đáp: “Con cũng có lúc bí cơ đấy! Ngày mai mà không đề được thì sẽ không bỏ qua cho con đâu đấy!”

Giả Bảo Ngọc có thật sự là “Giang Lang tài tận” không? Không phải như vậy, thì ra Bảo Ngọc từng có một giấc mộng, trong mộng cậu đi theo một vị tiên cô ngang qua một cái cổng, và nhìn thấy một quyển sổ ghi chép lại cuộc đời của tất cả nữ tử trong thiên hạ. Cái cổng xuất hiện trong giấc mơ rất giống với cái cổng trong hoa viên, Giả Bảo Ngọc vì vậy mà ngây người ra, nhưng lại bị mọi người hiểu lầm là cậu đã “Giang Lang tài tận” rồi.

Trích từ “Văn học vỡ lòng dành cho trẻ em” của nhà sách Hoa Nhất, Đài Loan.

Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x