Tam Tự Kinh: Đọc sách luận bút (25)

Tam Tự Kinh - tập 25: Chu triệt Đông, Vương cương trụy
Tam Tự Kinh – tập 25: Chu triệt Đông, Vương cương trụy

Bài 25

Nguyên văn

周(1)轍東(2),王綱(3)墜(4),
逞(5)干戈(6),尚(7)遊說(8)。
始(9)春秋(10),終(11)戰國(12),
五霸(13)強(14),七雄(15)出(16)。

Bính âm

周(zhōu)               辙(chè)                東(dōng),              王(wáng)               綱(gāng)               墜(zhuì),
逞(chěng)             干(gān)                戈(gē),                  尚(shàng)              游(yóu)                  說(shuì)。
始(shǐ)                   春(chūn)              秋(qiū),                 終(zhōng)              戰(zhàn)               國(guó),
五(wǔ)                   霸(bà)                  强(qiáng),            七(qī)                       雄(xióng)              出(chū)。

Chú âm

周(ㄓㄡ)               轍(ㄔㄜˋ)               東(ㄉㄨㄥ), 
王(ㄨㄤˊ)              綱(ㄍㄤ)                墜(ㄓㄨㄟˋ),
逞(ㄔㄥˇ)              干(ㄍㄢ)                戈(ㄍㄜ), 
尚(ㄕㄤˋ)              游(一ㄡˊ)               說(ㄕㄨㄟˋ)。
始(ㄕˇ)                  春(ㄔㄨㄣ)             秋(ㄑ一ㄡ), 
終(ㄓㄨㄥ)           戰(ㄓㄢˋ)                國(ㄍㄨㄛˊ),
五(ㄨˇ)                  霸(ㄅㄚˋ)                強(ㄑ一ㄤˊ), 
七(ㄑ一)               雄(ㄒㄩㄥ)              出(ㄔㄨ)。

Âm Hán Việt

Chu triệt Đông, Vương cương trụy,
Sính can qua, Thượng du thuyết.
Thủy Xuân Thu, Chung Chiến Quốc,
Ngũ bá cường, Thất hùng xuất.

Tạm dịch

Nhà Chu qua Đông, kỷ cương suy yếu,
Lạm dụng chiến tranh, tôn sùng du thuyết.
Bắt đầu Xuân Thu, cuối cùng Chiến Quốc,
Ngũ Bá cường thịnh, Thất Hùng xuất hiện.

Từ vựng

(1) Chu (周): triều Chu, nhà Chu.
(2) triệt đông (轍東): Chu Bình Vương dời đô về phía đông Lạc Dương, sử gọi là nhà Đông Chu.
(3) vương cương (王綱): Chế độ của vương triều thống trị. Cương (綱): kỷ cương.
(4) trụy (墜): rơi, rơi xuống, suy yếu.
(5) sính (逞): Tùy ý ngông nghênh, kiêu ngạo, ngang tàng, ở đây chỉ “lạm dụng vũ lực”.
(6) can qua (干戈): là hai loại binh khí thời cổ đại, đây ý chỉ chiến tranh.
(7) thượng (尚): Tôn sùng, tôn trọng, tôn kính.
(8) du thuyết (遊說): Chỉ mưu sĩ chu du các quốc, nhằm phân tích hình thế chính trị và quan hệ lợi hại cho các chư hầu, cũng đề xuất ra chủ trương cá nhân, để cầu lấy sự tín nhiệm và trọng dụng của chư hầu.
(9) thủy (始): bắt đầu, mới.
(10) Xuân Thu (春秋): thời kỳ Xuân Thu.
(11) chung (終): cuối cùng, hết, kết thúc.
(12) Chiến Quốc (戰國): thời đại Chiến Quốc.
(13) Ngũ Bá (五霸): Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương.
(14) cường (強): cường thịnh, mạnh, mạnh mẽ.
(15) Thất Hùng (七雄): tức 7 nước Tần, Tề, Sở, Yến, Hàn, Triệu, Ngụy.
(16) xuất (出): ra, xuất hiện.

Dịch nghĩa tham khảo

Sau khi vua Chu Bình Vương dời đô về phía đông Lạc Dương, kỷ cương vương tộc và chế độ chính trị dần dần suy sụp, các chư hầu lạm dụng vũ lực, thường phát động chiến sự. Mà mưu sĩ lại đi khắp các nước, lấy tài ăn nói để thuyết phục, hiến kế sách để cầu lấy công danh, lúc bấy giờ là một trào lưu.

Nhà Đông Chu bắt đầu vào thời Xuân Thu và kết thúc vào thời Chiến Quốc. Trong thời Xuân Thu, có Tề Hoàng Công, Tống Tương Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công và Sở Trang Vương là Ngũ Bá, 5 nước chư hầu thống trị, và thời kỳ Chiến Quốc thì xuất hiện Thất Hùng là Tần, Tề, Chu, Diêm, Triệu, Hàn, và Ngụy.

Đọc sách luận bút

Bài học trên đề cập đến việc ba triều đại Hạ, Thương, Chu thay thế lẫn nhau, đã diễn ra quy luật hưng vong của quốc gia: nếu vua của một nước hoang dâm tàn bạo, tất yếu sẽ suy bại và diệt vong. Điều này cũng đúng đối với cá nhân, làm nhiều việc bất nghĩa sẽ tự giết mình. Vì vậy, lịch sử là một tấm gương, lấy sử làm gương, chúng ta có thể thu hoạch được chính lý (lẽ phải) để trị quốc và cách xử thế làm người.

Trọng điểm bên trong, có thể lấy nhà Chu làm ví dụ, để làm rõ bài học cuộc sống lớn nhất này. Bởi vì nhà Chu là triều đại lâu dài nhất, tổng cộng 800 năm, lại bị phân ra thành hai phần Tây Chu và Đông Chu, hình thành đối lập mạnh mẽ, quy luật và bài học kinh nghiệm của việc trị quốc hưng suy diễn ra rất sinh động, bày trước mặt chúng ta. Nói trước cho hậu thế, diễn thử ra một lần và lưu lại một tấm gương.

Vào thời Tây Chu, quân thần có đức, thiên hạ thái bình, còn ở thời Đông Chu thì suy bại, căn nguyên là do ý chí và đức hạnh của quân thần dần dần đã lệch khỏi chính niệm vì công chúng, quân vương thì mưu cầu hưởng lạc nhàn nhạ, không quan tâm việc chính sự, bề tôi mưu cầu công danh lợi lộc, đều vì riêng tư cá nhân. Vì người làm vua đã hoàn toàn lệch khỏi chí hướng của Văn Vương, vị tổ tiên ban đầu mong muốn vì bách tính thiên hạ mà chăm lo quản lý, tìm kiếm hiền tài cho quốc gia để có được an ninh, đương nhiên cuối cùng của một triều đình cũng sẽ xuất hiện hậu quả của những kẻ gian thần lộng quyền, vì giữa quân thần cũng đã tạo điều kiện cho nhau.

Thời Đông Chu được chia thành hai thời kỳ: Xuân Thu và Chiến Quốc, Xuân Thu là một quá trình từ thống nhất đến chia rẽ, còn thời Chiến Quốc là quá trình sau khi chia cắt lại sát nhập một lần nữa, muốn đi tới thống nhất, chiến đấu bằng vũ lực, quá trình này ai cũng muốn trở thành chủ nhân thiên hạ. Toàn bộ quá trình Đông Chu này chính là quốc gia ngã bệnh, các loại thứ tự và cơ chế bị phá vỡ, cân bằng lâm vào hỗn loạn, mang đến chinh chiến và thống khổ vô hạn, về sau nhân tâm lại tự nhiên mong cầu thái bình, muốn khôi phục cân bằng, dùng phương thức chiến tranh để sát nhập thống nhất, lại một lần nữa hình thành bộ khung có trật tự mới.

Quá trình này chinh chiến không ngừng, mất đi thái bình lại khôi phục thái bình, lịch sử mấy trăm năm này đều phải trả giá đánh đổi nặng nề, trong lúc nhân tâm biến dị, đạo đức trược dốc, con người thế gian vì lợi dụng các nước chư hầu để bảo vệ bình an và tranh bá mà hiến kế bày mưu, cầu được công danh. Chỉ vì cái lợi trước mắt, hoành hành bá đạo, vứt bỏ vương đạo, tôn sùng vũ lực, trở thành hiện thực tàn khốc tạm thời xuất hiện trong quá trình này. Nếu không thể nhìn vấn đề từ góc độ quy luật và quan điểm tổng thể của sự thay đổi triều đại, bị sa lầy vào một giai đoạn lịch sử xưng hùng xưng bá mấy trăm năm, sẽ thu được bài học tiêu cực. Sẽ lấy vũ lực để giải quyết hết thảy mọi vấn đề. Kỳ thực không phải vậy.

Chỉ dựa vào vũ lực để thần phục, cũng không phải là chân tâm, ắt bị vũ lực lớn mạnh hơn chinh phục và thay thế, tranh chấp vốn như vậy, không ngừng không nghỉ, liên tiếp không thôi. Điều tai hại là ngay cả sau khi nhà Tần thống nhất sáu nước, lòng người vẫn chưa yên, ân oán cừu hận do chiến tranh mang lại, di hại quá sâu, ảnh hưởng vô cùng sâu xa, thẳng đến khi kiến lập nhà Hán, xác lập vị trí của Nho gia dạy người ta trọng đức, lấy hiếu đạo trị quốc, minh bạch khôi phục truyền thống của vị thánh vương thời thượng cổ Thuấn Đế lưu lại, lúc này mới đạt được an định và thống nhất chân chính. Vì vậy, khi nhìn lịch sử cần phải nhìn tổng thể, rút ​​ra những bài học kinh nghiệm tích cực, nhìn nhận vấn đề từ gốc rễ. Tu chính đạo đức, chăm lo việc nước, cảm hóa nhân tâm, mới là đạo lý cho thái bình lâu dài. Ngay cả khi cần đến vũ lực, cũng chủ yếu chỉ là khởi phát nhất thời để trị loạn và phòng ngự trong tình huống quá mức mà thôi, không thể đảo ngược cái gốc thành ngọn.

Cho nên sau này từ thời Xuân Thu, Khổng Tử bắt đầu cực kỳ coi trọng nghiên cứu lịch sử, xác định rõ ràng đọc sách là vì phải đạt được phẩm đức của bậc quân tử, chính diện nhìn lịch sử, lấy sự quan tâm hưng vong quốc gia và đau khổ của bách tính làm chí hướng và giá trị cuộc sống của mình, gánh vác trách nhiệm, không thể trốn tránh. Đây là mục đích của đọc sách và giáo dục.

Tuy nhiên, thời đại thay đổi, giá trị quan của con người cũng thay đổi theo. Người đọc sách thời hiện đại chỉ vì cái lợi trước mắt, chỉ mưu cầu riêng tư cá nhân, lòng dạ nhỏ mọn, khó mà thành tựu. Chỉ sống vì bản thân, cả đời ích kỷ mà sầu não uất ức, đánh mất chính mình. Biết bao người bởi vậy mà mất phương hướng trong cuộc sống cảm thấy công việc vô vị, nội tâm trống rỗng, có bao nhiêu tiền bạc cũng không thể có được niềm vui và hạnh phúc chân chính. Quan niệm giáo dục, giá trị quan của cổ nhân đáng để cho chúng ta suy ngẫm sâu xa.

Câu chuyện “Một tiếng kinh người”

Năm 613 trước công nguyên, Sở Trang Vương lên ngôi vua. Nước Tấn thừa cơ hội này lôi kéo một số nước trước đây quy thuận nước Sở. Các quan đại thần nước Sở rất ấm ức, đều hướng về Sở Trang Vương đề xuất ông xuất binh đi tranh bá.

Không biết sao Sở Trang Vương không nghe theo, trong thời gian ba năm yên vị, ban ngày đi săn, ban đêm uống rượu, nghe nhạc, đại sự quốc gia cái gì cũng không để tâm, cả ngày trầm mê với ăn chơi rượu chè, phớt lờ quốc sự. Khiến cho quan lại tham ô thất trách, ức hiếp bách tính. Sở Vương biết đám quan đại thần rất không hài lòng đối với việc làm của ông, song còn truyền xuống mệnh lệnh: Nếu ai dám khuyên can, liền phán ngay tội chết.

Lúc này, có một quan đại thần gọi là Ngũ Cử, thực sự nhịn không được, quyết tâm đi gặp Sở Trang Vương. Ông ta nói với Sở Trang Vương rằng: “Có người bảo hạ thần đoán một bí mật, hạ thần đoán không ra. Đại Vương là người thông minh, xin Ngài đoán thử xem!” Sở Trang Vương nói: “Ngươi nói ra cho ta nghe thử!”

Ngũ Cử nói: “Trên núi nước Sở, có một con chim lớn, thân hình ngũ sắc, bộ dáng rất oai phong. Thế nhưng mà đã ba năm, không bay cũng không kêu, đây là con chim gì?” Sở Vương nghe xong, trong lòng minh bạch Ngũ Cử nói tới ai. Ông ta nói: “Đây không phải là một con chim bình thường. Loại chim này, không bay thì thôi, khi bay sẽ lên cao ngút trời; không kêu thì thôi, khi kêu một tiếng sẽ kinh người.”

Từ đó, Sở Trang Vương bắt đầu chỉnh đốn quốc gia, ban thưởng cho quan viên tận trung tận trách, trừng phạt tham quan ô lại. Khiến cho quốc gia tràn đầy tinh thần phấn chấn. Cùng lúc đó, chỉnh đốn quân sự, tăng cường vũ lực. Kiến lập uy vọng khá cao, các nước chư hầu chẳng những không còn dám xâm phạm, còn đem đất đai xâm chiếm trả lại cho nước Sở. Cho nên một phen hành động này của Sở Trang Vương, thật có thể nói là “Một tiếng kinh người” !

Đây là thời đại các nước chư hầu chinh chiến phát sinh ra một chuyện trước sau đối lập ở một nước chư hầu, vua nước Sở hồ đồ học theo xã hội rối loạn, để tham ô hoành hành, bách tính bị ức hiếp, lòng dân tất nhiên bất ổn, tiền đồ quốc gia dễ hiểu sẽ thế nào, thế nhưng sau đó, quân vương được đánh thức, cải chính sai lầm, chăm lo quản lý, quốc gia liền tràn ngập tinh thần phấn chấn, nhân tài được thiện dùng, việc ác được trừng trị, hết thảy đều trở nên thứ tự ngay ngắn, đương nhiên sẽ được bách tính ủng hộ, quốc gia tất nhiên cũng được hưng thịnh. Một người phải chăng có nhân đức, đối với quốc gia cũng tốt, đối với gia đình cũng tốt, đó là điểm cần nhất. Đạo hưng suy ngay ở chỗ này.

Tác giả: Lưu Như

Nguồn ChanhKien.Org

Xem Tam Tự Kinh – Tập 26: Hồng Môn Yến

Video tham khảo: Bá Dương Phụ luận về sự diệt vong của nhà Chu

Tam Tự Kinh - tập 26 - Bá Dương Phụ luận về sự diệt vong của nhà Chu
Video Tam Tự Kinh – Bá Dương Phụ luận về sự diệt vong của nhà Chu (Nguồn Chánh Kiến)

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x